Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích ngắn gọn hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí

phân tích ngắn gọn hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí
2 trả lời
Hỏi chi tiết
74
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Nguyễn Huệ trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí được miêu tả là một người anh hùng vĩ đại và tài ba. Ông được coi là một vị vua tài giỏi, tinh thông chiến thuật và có khả năng lãnh đạo xuất sắc. Nguyễn Huệ đã thể hiện sự can đảm và quyết tâm trong việc đánh bại quân xâm lược Trung Quốc và đánh đổ chế độ Thanh. Ông được mô tả là một người lãnh đạo tài ba, biết cách tận dụng lợi thế của địa hình và sử dụng chiến thuật phù hợp để đánh bại đối thủ. Bên cạnh đó, Nguyễn Huệ cũng được miêu tả là một người vị tha, quan tâm đến cuộc sống của nhân dân và có lòng yêu nước sâu sắc. Từ những đặc điểm này, Nguyễn Huệ trở thành một hình tượng anh hùng vĩ đại trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
2
0
vdungg
13/10/2023 22:50:32
+5đ tặng
Trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, Nguyễn Huệ được miêu tả là một người anh hùng vĩ đại và tài ba. Ông được coi là một vị tướng lĩnh xuất sắc, có khả năng lãnh đạo và chiến đấu xuất chúng.

Nguyễn Huệ được tác giả tôn vinh với những phẩm chất vượt trội như sự can đảm, quyết tâm và sự thông minh. Ông không chỉ có khả năng chiến đấu mạnh mẽ, mà còn có khả năng chiến lược và tư duy tốt. Nhờ những phẩm chất này, Nguyễn Huệ đã dẫn dắt quân đội của mình chiến thắng nhiều trận đánh quan trọng trong cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược Trung Quốc.

Hình tượng Nguyễn Huệ còn được tác giả xây dựng với sự kiên nhẫn và sự sáng tạo. Ông không ngại đối mặt với khó khăn và luôn tìm cách tạo ra những chiến thuật mới để đối phó với đối thủ. Sự sáng tạo và sự linh hoạt của Nguyễn Huệ đã giúp ông đạt được những chiến thắng quan trọng trong cuộc chiến.

Tóm lại, hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí được phác họa với những phẩm chất vượt trội như can đảm, quyết tâm, thông minh, kiên nhẫn và sáng tạo. Ông là một vị tướng lĩnh xuất sắc và đã góp phần quan trọng trong việc thống nhất và bảo vệ đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Bùi Thư
13/10/2023 23:00:59
+4đ tặng

"Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước, xiết bao công trình"

Ấy là những lời thơ mà Ngọc Hân Công chúa viết để ca ngợi người anh hùng Nguyễn Huệ. Hình ảnh vua Quang Trung oai phong, lẫm liệt đã được các tác giả Ngô gia văn phái cũng đã tái hiện chân thực qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh trong hồi thứ mười bốn của “Hoàng Lê nhất thống chí”.

Quang Trung hiện lên là một con người hành động mạnh mẽ quyết đoán. Ngay từ đầu tác phẩm, ông đã hành động một cách xông xáo, nhanh gọn có chủ đích và rất quả quyết. Khi hay tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long, mất cả một vùng rộng lớn, ông không hề nao núng định thân chinh cầm quân đi ngay. Nguyễn Huệ còn làm được biết bao việc lớn như tế cáo trời đất, lên ngôi vua, hành quân đánh giặc… trong vòng một tháng trời. Chỉ vừa mới khởi binh mà ông đã hẹn ngày mừng chiến thắng.

Không chỉ vậy, Quang Trung còn hiện lên với vẻ đẹp trí tuệ. Ông vừa sáng suốt, vừa nhạy bén. Khi quân Thanh hùng hổ xâm chiếm đất nước, tạo nên tình huống khẩn cấp và vận mệnh đất nước bị đặt trên tình thế nguy cấp, ông đã quyết định lên ngôi hoàng đế và đặt niên hiệu là Quang Trung. Việc lên ngôi đã được ông lên kế hoạch kỹ lưỡng với mục đích hội tụ các phái nội bộ, tập hợp những hiền tài và quan trọng hơn là “để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người”, được dân ủng hộ.

Qua lời dụ tướng sĩ trước lúc lên đường ở Nghệ An, Quang Trung đã chỉ rõ “Đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”. Nhờ sự sáng suốt nhận định tình hình địch và ta, Quang Trung đã khích lệ các tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm từ ngàn xưa như Trưng Nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành,... Chính lời dụ của Quang Trung đã thuyết phục được biết bao người tài. Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người thay lòng đổi dạ nên ông đã có lời với quân lính chí tình đầy nghiêm khắc: “Các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”.

Những chuyện xảy ra ở triều đình cũng đều không nằm ngoài sự dự liệu sáng suốt của Quang Trung. Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, ông rất hiểu việc rút quân của hai vị tướng Sở và Lân. Do quân ta còn ít không địch nổi đội quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng Long rút về Tam Điệp để tập hợp lực lượng. Nhờ vây, Sở và Lân không bị trừng phạt mà còn được ngợi khen. Ông còn đánh giá rất cao Ngô Thì Nhậm và sử dụng Nhậm như một vị quân sĩ đa mưu túc trí. Ông cài Ngô thì Nhậm làm việc với Sở và Lân.

Quang Trung còn là người có tầm nhìn xa trông rộng. Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà vua Quang Trung vẫn chắc nịch như đinh đóng cột. Ông không chỉ tính sẵn phương lược tiến đánh mà còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao. Ông được xem trọng như một vị tướng có tài thao lược hơn người. Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy khiến chúng ta không khỏi kinh ngạc khi vừa hành quân, vừa đánh giặc, thậm chí thực tế còn vượt mức hai ngày. Dù hành quân xa xôi, liên tục như vậy, nhưng nhờ tính kỷ luật, quy định chặt chẽ đối với nghĩa quân, đội quân vẫn chỉnh tề, hành quân triền miên không ngừng.

Vua Quang Trung còn hiện lên với những hành động quyết liệt, mạnh mẽ trong chiến trận. Ông thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa mà với vị trí của một tổng chỉ huy chiến dịch thực sự. Dưới sự lãnh đạo tài tình ông, nghĩa quân Tây Sơn đã có những trận đánh thật đẹp, áp đảo kẻ thù dưới sức mạnh quyết liệt ấy. Trong cảnh khói tỏa mù trời, hình ảnh nhà vua cưỡi voi đi đốc thúc với tấm áo bào đã sạm đen khói súng hiện lên sáng ngời giữa trận mạc. Tất cả những nét đẹp như hội tụ và tỏa sáng giữa chiến trường mù mịt khói súng.

Đoạn trích khắc họa sinh động, ấn tượng hình tượng vua Quang Trung qua ngôn ngữ, hành động, cử chỉ dứt khoát và mạnh mẽ. Bối cảnh chiến trường hùng tráng đã trở thành phông nền hoàn hảo để người anh hùng xuất hiện. Tác giả sử dụng ngôi kể thứ ba làm tăng tính chân thực, khách quan cho câu chuyện.

Các tác giả Ngô gia văn phái với ngòi bút thần của mình đã làm nổi bật hình ảnh vua Quang Trung - một niềm tự hào lớn của cả dân tộc, tiêu biểu cho sức mạnh quật cường của dân tộc ta. Người anh hùng Nguyễn Huệ đã trở thành niềm tự hào của nhân dân muôn đời, biểu tượng cho truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của con người Việt Nam.

Bùi Thư
chấm điểm t nha c :))

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo