Về thể loại, bài thơ Chiều hôm nhớ nhà Bà Huyện Thanh Quan giống bài thơ nào sau đây?
CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn. Gác mái, ngư ông về viễn phố, Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn. Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?. Chọn 1 đáp án đúng nhất để trả lời cho các câu hỏi sau: Câu 1. Về thể loại, bài thơ Chiều hôm nhớ nhà Bà Huyện Thanh Quan giống bài thơ nào sau đây? A. Tự tình 2 Hồ Xuân Hương B. Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương C. Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão D. Rằm tháng giêng Hồ Chí Minh Câu 2. Dòng nào nêu đúng đặc điểm về vần trong bài thơ trên: A. Bài thơ gieo vần trắc ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 B. Bài thơ gieo vần bằng trắc bằng hoặc trắc bằng trắc ở các tiếng 2, 4, 6 trong mỗi câu C. Từng cặp câu: Câu 2 câu 3, câu 4 câu 5, câu 6 câu 7, câu 1 câu 8 vần với nhau. D. Bài thơ gieo vần bằng, độc vận, vần gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. Câu 3. Bài thơ nào sau đây có nét tương đồng về thời gian nghệ thuật với bài Chiều hôm nhớ nhà: A. Câu cá mùa thu Nguyễn Khuyến B. Cảm xúc mùa thu Đỗ Phủ C. Tự tình bài 2 Hồ Xuân Hương D. Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão Câu 4. Hình ảnh miêu tả trong hai câu thơ Gác mái, ngư ông về viễn phố Gõ sừng, mục tử lại cô thôn biểu đạt được điều gì? A. Hình ảnh ông ngư gác mài chèo về bến xa, chú mục đồng gõ sừng (trâu) về thôn xóm đã gợi lên cuộc sống thảnh thơi, an nhàn của những người dân quê. B. Hình ảnh ông ngư gác mài chèo về bến xa, chú mục đồng gõ sừng (trâu) về thôn xóm đã gợi lên nhịp sống đều đều buồn tẻ của những người dân quê. C. Những hình ảnh bình dị của người dân lao động nơi thôn quê đã khơi dậy nỗi nhớ nhà, nhớ quê trong lòng người khách tha phương. D. Những hình ảnh bình dị của người dân lao động nơi thôn quê đã khơi dậy nỗi xót xa cho hoàn cảnh li tán của chính mình trong lòng người lữ khách. Câu 5. Cùng viết về sự tác động của ngoại cảnh đến tâm trạng, cảm xúc chủ thể trữ tình, hai câu Gác mái, ngư ông về viễn phố Gõ sừng, mục tử lại cô thôn có nét tương đồng với những câu thơ nào sau đây: A. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn; B. Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước Thành Bạch chày vang bóng ác tà; C. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo; D. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Câu 6. Dòng nào nêu cách hiểu chưa đúng về nội dung hai câu thơ: Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn : A. Hai câu thơ gợi lên hình ảnh ngàn mai xào xạc trong gió cuốn, cánh chim mỏi mệt bay về rừng tìm tổ. Sương sa mù mịt dặm liễu, trên con đường sương gió lạnh lẽo ấy chỉ có người lữ khách, một mình một bóng đang bước đi vội vã. B. Hai hình ảnh chim bay mỏi và khách bước dồn là hai nét vẽ đăng đối, đặc tả sự mỏi mệt, cô đơn của con người phải tha phương nơi đất khách. C. Hai câu thơ được viết nên từ tâm trạng bơ vơ, lạc lõng, từ những trải nghiệm của một con người đã sống những khoảnh khắc hoàng hôn nơi đất khách. D. Hình ảnh trong hai câu thơ mang đậm tính tượng trưng, ước lệ của thơ cổ điển. Câu 7. Nét đặc sắc về nghệ thuật trong hai câu cuối: Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn là: A. Phép tiểu đối trong câu trên và sử dụng câu hỏi tu từ trong câu dưới nhấn mạnh hoàn cảnh li biệt và nỗi cô đơn trong lòng người lữ khách. B. Sử dụng điển cố Chương Đài giúp lời thơ thêm hàm súc. C. Sử dụng từ Hán Việt trang trọng, cổ điển. D. Cả A, B, C Câu 8. Em hãy nhận xét về điểm khác biệt trong ngôn ngữ thơ của Bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ này với ngôn ngữ thơ của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình 2. Câu 9. Em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thực và hai câu luận.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1: A. Tự tình 2 Hồ Xuân Hương Câu 2: D. Bài thơ gieo vần bằng, độc vận, vần gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8. Câu 3: A. Câu cá mùa thu Nguyễn Khuyến Câu 4: A. Hình ảnh ông ngư gác mài chèo về bến xa, chú mục đồng gõ sừng (trâu) về thôn xóm đã gợi lên cuộc sống thảnh thơi, an nhàn của những người dân quê. Câu 5: C. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo; Câu 6: D. Hình ảnh trong hai câu thơ mang đậm tính tượng trưng, ước lệ của thơ cổ điển. Câu 7: A. Phép tiểu đối trong câu trên và sử dụng câu hỏi tu từ trong câu dưới nhấn mạnh hoàn cảnh li biệt và nỗi cô đơn trong lòng người lữ khách. Câu 8: Ngôn ngữ thơ của Bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ này có sự trang trọng, cổ điển hơn so với ngôn ngữ thơ của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình 2. Bà Huyện Thanh Quan sử dụng nhiều từ ngữ Hán Việt và cấu trúc câu phức hơn. Câu 9: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thực và hai câu luận là phép so sánh. Phép so sánh giúp tạo ra hình ảnh sinh động và mạnh mẽ, giúp tăng cường hiệu quả truyền đạt của bài thơ.
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời
(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ