Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Cùng với sự phát triển của văn hoá, xã hội, nhận thức của con người về trang phục cũng có những biến đổi. Trang phục không chỉ đơn giản là vật dụng dùng để che chắn, bảo vệ, giữ ấm cơ thể mà còn là phương tiện phản ánh cá tính và thẩm mỹ của người mặc, là tấm gương phản chiếu nét văn hoá truyền thống của một dân tộc, một đế chế hay một quốc gia. Có thể nói rằng vẻ đẹp và sự tự tin của một người được quyết định phần lớn là do trang phục, đồng thời giữa trang phục và văn hoá cũng có những mối liên hệ gắn kết chặt chẽ, ảnh hưởng qua lại với nhau.
Trước tiên nói đến trang phục, đây không chỉ đơn giản là quần áo, mà còn là bao gồm toàn bộ các vật dụng được con người đem, diện, đeo trên cơ thể nhằm phục vụ cho nhu cầu bảo vệ sức khỏe, gia tăng sự tiện lợi và nhu cầu thẩm mỹ. Tất thảy chúng có thể kể đến như những loại quần, áo, nón, giày, dép, vớ, nhiều loại túi xách, phụ kiện khác,.... tuỳ thuộc theo sở thích và gu thẩm mỹ mà từng người có cách lựa chọn và phối đồ khác nhau, người muốn giản dị, tiện tay, người thì thích cầu kỳ, sang trọng. Trong cuộc sống hiện đại, chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện nhu cầu ăn mặc ngày càng được coi trọng, những mặt hàng trang phục ngày càng trở nên đa dạng và ngành công nghiệp dệt may cũng đóng góp một phần lớn vào sự phát triển của đất nước. Nói về thuật ngữ văn hoá, theo UNESCO "Văn hoá là tổng thể của những trải nghiệm và cảm xúc trong quá khứ và trong hiện tại. Qua nhiều thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các thói quen và sở thích - những nhân tố quyết định bản sắc văn hoá của mỗi quốc gia ".Một cách dễ hiểu thì văn hoá là những gì mà con người sáng tạo nên trong quá khứ, được tiếp thu có chọn lọc xuyên suốt chiều dài lịch sử trên cả hai khía cạnh là văn hoá vật thể và phi vật thể. Mà ở đây trang phục được xếp vào loại văn hoá tinh thần, có sự liên hệ, gắn kết chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau với đời sống văn hoá của con người. Sở dĩ nói văn hoá và trang phục có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau là bởi lẽ trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, chính những thói quen, xu hướng thẩm mỹ của con người theo từng giai đoạn đã phản ánh vào việc ăn mặc sáng tạo nên nhiều kiểu trang phục khác nhau. Thời tiền sử người ta chỉ cần loại trang phục từ vỏ hạt và lá cây để che kín những bộ phận nhạy cảm, kiểu dáng đơn giản, gọn nhẹ thuận tiện cho việc săn bắn hái lượm. Xa hơn một chút con người bước vào cuộc cách mạng lương thực, lúc này đây dân số tăng nhanh, thức ăn ngày một cạn kiệt buộc con người phải tiến hành trồng trọt tự cung tự cấp, nguồn thức ăn không đa dạng, phong phú, do vậy sức đề kháng trở nên kém đi, nhu cầu giữ ấm và bảo vệ cơ thể ngày càng nâng cao. Từ đó trang phục cũng trở nên đa dạng, phức tạp hơn làm bằng nhiều loại da động vật, lông thú,..... Cho đến gần 2000 trở lại đây sự ra đời của Đại Tần đế quốc với hệ thống trang phục phong phú, có tính đa dạng, quần áo của nam và nữ giới cũng khác biệt với những loại hoa văn được thêu vẽ tinh xảo, đặc trưng là cách ăn mặc có nhiều lớp áo lót trong ngoài. Kiểu trang phục này cũng gây ảnh hưởng sang một số những quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản và cả Việt Nam. Càng về sau này sự phân hoá giữa các quốc gia càng rõ rệt, trang phục của riêng mỗi dân tộc lại càng trở nên đa dạng và độc đáo thể hiện rõ nền văn hoá, cũng như là nét đặc trưng trong truyền thống của từng quốc gia, trở thành một biểu tượng của dân tộc. Ví dụ như Việt Nam có áo dài với nón lá, Hàn Quốc có Hanbok, Nhật có Kimono, Trung Quốc có sườn xám,..... ngay ở Việt Nam với 54 dân tộc anh em cũng có nhiều sự đa dạng trong trang phục truyền thống như người M’nông với những chiếc áo váy thổ cẩm, người Tày với quần áo vải bông nhuộm chàm, người Mông với các loại váy áo sặc sỡ màu sắc phối phụ kiện,..... Trang phục là một trong nhiều yếu tố thể hiện rõ sự đa dạng, đặc sắc về văn hoá của các nước, dân tộc. Trang phục cũng là tấm gương phản chiếu sự đa dạng của văn hoá. Nói đến chiếc áo dài Việt Nam ngày nay, khởi nguồn từ chiếc áo ngũ thân, sau vài lần cải tiến, nó đã trở thành kiểu áo hai thân, phần eo được bó chặt, tà áo có các độ dài ngắn khác nhau và cổ áo cũng thay đổi. Tất cả đều thể hiện sự tiến bộ về tư duy thẩm mỹ, cũng như sự văn minh, hiện đại của con người trong trang phục, thoát ly hoàn toàn khỏi những ràng buộc của xã hội phong kiến cổ hủ và lạc hậu. Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng nhất của văn hoá, phản ánh rất nhiều khía cạnh của cuộc sống cũng như thể hiện rõ nét tính cách của mỗi cá nhân. Từ việc nhìn qua cách ăn mặc người ta có thể đưa ra nhiều lời nhận định về tính cách, thói quen, sở thích và thậm chí là cả năng lực của một con người. Khi đối diện với một cô gái ăn vận, gọn gàng, lịch sự, áo váy chỉn chu, có thể nhìn thấy đây là một con người các tính cách cẩn trọng, kín đáo. Lại thấy cô ta đeo một chiếc túi hàng hiệu đắt tiền, với thiết kế tinh tế, khéo léo có thể phỏng đoán đây là người kín đáo, không phô trương và coi trọng vật chất hơn vẻ bề ngoài. Người như thế cũng dễ dàng gây được cảm tình với những người chung quanh, bởi phong thái thanh lịch, vừa phải khiêm nhường, lại kín đáo và không khoe khoang. Trái lại với những người hay ăn mặc xuề xoà, không chú ý đến bề ngoài thì đó là kiểu người luộm thuộm và không biết trân trọng mình cũng như những người xung quanh, người như vậy sẽ khó có thể tạo được ấn tượng ban đầu tốt đẹp với nhiều người. Tuy nhiên chúng ta cũng cần hiểu thêm rằng trang phục tốt và cách ăn mặc đẹp không phải chỉ có người nghèo mới có thể làm được ngay mà với những loại trang phục giá rẻ nếu con người biết cách lựa chọn, kết hợp sao cho hài hoà thì vẫn là sang trọng và thanh lịch. Ngoài ra trang phục cũng là một trong nhiều cách chúng ta thể hiện trình độ văn hoá và gu thẩm mỹ, cũng như khẳng định vị trí của một con người trong xã hội. Trong dân gian, quần áo thêu hình rồng chỉ có bậc tam tỷ mới được mặc, con cháu tôn thất lại chỉ được mặc hình thêu này, cũng như trâm cài hình phụng chỉ có bậc mẫu nghi mới được dùng, màu đỏ cũng chỉ là của riêng người trong gia đình, thiếp thất không có quyền mặc màu ấy. Rồi trang phục cũng phản ánh sự giàu nghèo phân chia ngành nghề trong xã hội, ví dụ người lao động tay chân thì hay mặc đồ thô, nhẹ, dễ giặt giũ và không có vết dơ. Người làm việc trong môi trường văn phòng thường chuộng áo sơ mi, chân váy ngắn và giày hở gót lịch sự. Giới văn nghệ sĩ lại thích những kiểu trang phục hợp mốt, có chút độc đáo và phá cách, nhân viên công sở thì vẫn trung thành với màu áo blouse trắng như một biểu tượng ngành. Rồi trong mỗi một môi trường công ty, xí nghiệp đều có một kiểu trang phục đặc thù dành riêng cho văn hoá của mình. Có thể nói rằng trang phục là một trong những hình thức biểu đạt văn hóa tinh tế, đa dạng, độc đáo và rất phong phú, phản ánh được các đặc điểm riêng không chỉ của con người mà còn là của một tập thể, của cả một xã hội, quốc gia. Đứng trước mối quan hệ chặt chẽ giữa trang phục và văn hoá thì chúng ta phải có nhận thức rõ ràng, tự định hướng cho mình cách lựa chọn trang phục như thế nào là hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh, đồng thời cũng thể hiện được những nét cá tính của bản thân, để vừa đẹp mắt lại vừa sang trọng, tạo được ấn tượng tốt với người khác. Ví như là học sinh, sinh viên thì nên có những bộ trang phục khỏe khoắn, năng động, khi đã tốt nghiệp đi làm rồi lại phải có những bộ trang phục trẻ trung phù hợp môi trường công sở, bên cạnh đó cũng có những bộ trang phục dành riêng cho các sự kiện quan trọng hoặc cho các buổi tụ họp bạn bè. Việc lựa chọn trang phục lại cũng phải đảm bảo đủ các tiêu chí về giá thành phù hợp với điều kiện tài chính và phù hợp với mục đích sử dụng. Không thể mặc váy đi chơi, cũng như không được mặc váy khi leo núi một mình. Việc có khiếu thẩm mỹ, đặc biệt là biết cách lựa chọn trang phục là một trong những nét đẹp văn hóa đáng trân trọng, thể hiện sự thông minh và khả năng suy nghĩ, tư duy sáng tạo cao. Việc lựa chọn được trang phục tốt và phù hợp không chỉ khiến con người trở nên đẹp hơn mà còn thể hiện rất nhiều nét cá tính, quan điểm, cách nhìn nhận cuộc sống của riêng bản thân, trong tầm nhìn của những người xung quanh về mỗi chúng ta.
Trang phục và văn hoá là hai phạm trù có mối quan hệ mật thiết và gắn bó, bổ sung cho nhau, trang phục thể hiện sự phát triển của văn hoá nhân loại, đồng thời một nét văn hoá trong đời sống của chúng ta cũng làm nên các kiểu trang phục khác nhau, với nhiều mục đích và ý nghĩa khác nhau. Như vậy, trang phục và văn hóa cũng là một trong số những vấn đề thể hiện cái “tôi” cá nhân, bản sắc văn hóa cộng đồng. Vấn đề trang phục và văn hóa đã mở ra một cái nhìn xa hơn, rộng hơn về trang phục, có ý nghĩa trong việc lựa chọn ăn mặc phù hợp và tôn vinh những nét đẹp văn hóa của cá nhân, của cộng đồng. Là học sinh, chúng ta cần ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh, lựa chọn những trang phục kín đáo, đơn giản phù hợp với lứa tuổi học sinh. Sự phát triển của trang phục luôn đi liền với sự hưng triển của văn hoá dân tộc và sự phát triển của nhân loại, việc ăn mặc của con người cũng chính thể hiện một phần nền văn hoá mà chúng ta đang sở hữu, cũng đồng thời là nét văn hoá mà bản thân mỗi cá thể đang ngày đêm tạo dựng và vun đắp.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |