Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hiện trạng khai thác và sử dụng khoáng sản ở Việt Nam?

Hiện trạng khai thác và sử dụng khoáng sản ở Việt Nam?
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
184
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Hiện trạng khai thác và sử dụng khoáng sản ở Việt Nam có những đặc điểm sau:

1. Khai thác chưa hiệu quả: Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như than, quặng sắt, bauxite, đá granit, đá vôi, đá phiến, nhưng khai thác chưa đạt hiệu quả cao. Các công ty khai thác thường sử dụng công nghệ lạc hậu, gây lãng phí tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.

2. Sự phụ thuộc vào nhập khẩu: Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt, quặng đồng, quặng nhôm để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Sự phụ thuộc này gây áp lực lớn lên ngân sách và thương mại của đất nước.

3. Quản lý khai thác chưa tốt: Quản lý khai thác và sử dụng khoáng sản ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Các vụ việc vi phạm pháp luật trong khai thác, vận chuyển và xuất khẩu khoáng sản vẫn xảy ra thường xuyên. Điều này gây thiệt hại lớn cho ngân sách nhà nước và môi trường.

4. Sử dụng không bền vững: Sử dụng khoáng sản ở Việt Nam chưa đảm bảo bền vững. Các ngành công nghiệp sử dụng khoáng sản như công nghiệp xi măng, thép, chế biến gỗ thường không áp dụng công nghệ tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Điều này gây lãng phí tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường.

5. Tiềm năng phát triển: Mặc dù có những hạn chế, Việt Nam vẫn có tiềm năng phát triển ngành khai thác và sử dụng khoáng sản. Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác hết, đồng thời, có nhiều cơ hội để phát triển công nghệ khai thác và sử dụng khoáng sản hiện đại, bền vững.

Tổng quan, hiện trạng khai thác và sử dụng khoáng sản ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, nhưng cũng có tiềm năng phát triển. Để khai thác và sử dụng khoáng sản một cách hiệu quả và bền vững, cần cải thiện quản lý, áp dụng công nghệ tiên tiến và đảm bảo bảo vệ môi trường.
0
1
ble
16/10/2023 15:37:36
+5đ tặng

Về thực trạng khai thác khoáng sản ở Việt nam thì tại nhiều địa phương, công tác điều tra cơ bản đã phát hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng lớn. Kết quả của công tác khảo sát, thăm dò, điều tra địa chất cho thấy Việt Nam có tiềm năng khoáng sản đa dạng, phong phú. Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatít,… chủng loại khoáng sản đa dạng. 

Tuy nhiên thực trạng khai thác khoáng sản ở Việt Nam hiện vẫn diễn ra tràn lan với quy mô lớn. Công tác quản lý tại nhiều địa phương chưa đủ mạnh. Thậm chí nhiều địa phương còn buông lỏng quản lý khiến tình trạng này dây dưa kéo dài. Vấn đề phối hợp trong quản lý khai thác, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác giữa một số địa phương còn hạn chế. Chưa xử lý triệt để hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Chưa kiên quyết xử lý người đứng đầu chính quyền địa phương hoặc xử lý chưa kiên quyết,...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
ngô quỳnh
16/10/2023 16:08:44
+4đ tặng
So với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam có những lợi thế quan trọng về tài nguyên khoáng sản. Hiện cả nước có hơn 1.000 mỏ lớn nhỏ đang được khai thác, có thể kể đến như: Than, sắt, titan, đá vôi xi măng, đá xây dựng… Tuy vậy, khi đánh giá về tiềm năng, các nhà khoa học đều cho rằng nước ta có nhiều loại tài nguyên khoáng sản nhưng trữ lượng hầu hết không nhiều đều nằm trong danh mục hữu hạn, một phần còn lại rất nhỏ có thể tái tạo.

Trong khi đó, công tác quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản lại chưa chặt chẽ nên tình trạng khai thác thiếu quy hoạch thường xảy ra. Có thể nói, việc khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản chưa bao giờ được tiến hành rộng rãi ở các địa phương như hiện nay. Bên cạnh việc đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các hoạt động này làm lãng phí tài nguyên do không tận thu được hàm lượng khoáng sản hữu ích.

Các mỏ nhỏ nằm phân tán ở các địa phương không được quản lý thống nhất, đồng bộ nên tình trạng thất thoát tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường càng trầm trọng. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên khoáng sản bằng công nghệ lạc hậu còn gây tình trạng mất rừng, xói lở đất, bồi lắng và ô nhiễm sông suối, ven biển, tác hại đến sức khỏe sự an toàn tính mạng của con người và sự phát triển bền vững của đất nước.

Đồng thời, phương thức chế biến và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như tiêu dùng còn nhiều bất cập, chưa thân thiện với môi trường nên đã và đang tác động xấu đến nhiều vùng trong cả nước, đe dọa đến sự phát triển bền vững, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống trong xã hội hiện tại và tương lai.

Nhà nước đã giao cho các tập đoàn kinh tế quyền là chủ mỏ trên toàn quốc. Tuy nhiên, lâu nay ở từng địa phương vẫn tồn tại cơ chế tự phát, tức là muốn thì địa phương vẫn có thể giao cho một số doanh nghiệp “sân sau” khai thác ké doanh nghiệp Nhà nước. Từ vấn đề ranh giới mỏ Nhà nước – tư nhân, căng thẳng lại càng lên cao khi hiện tượng khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản xuất hiện. Khoáng “tặc”, “thổ phỉ” kéo theo các hậu quả nghiêm trọng như tàn phá môi trường, làm thất thoát, lãng phí tài nguyên.

Hiện nay, đa số các khu mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi và trung du. Bên cạnh đó, do vốn đầu tư của các doanh nghiệp khai thác còn hạn chế, hơn nữa lại khai thác bằng phương pháp thủ công, cơ giới công nghệ lạc hậu và chạy theo lợi nhuận, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, nên mức độ gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, phá hủy rừng, hủy hoạt mặt đất ô nhiễm nước, đất canh tác…

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×