Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy gian khổ, những chiến sĩ của ta, những người lính anh hùng, bất khuất đã cống hiến hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ dân tộc, bảo vệ đất nước, chính vì những năm tháng bất hủ đó mà nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam - Nguyễn Khoa Điềm đã sáng tác bài thơ “Đồng dao mùa xuân” để tài hiện lại cuộc chiến đấu đó. Bài thơ được rút trong tập thơ: "Mặt đường khát vọng nổi tiếng của Nguyễn Khoa Điềm, được sáng tác năm 1994.
Bài thơ với những dòng thơ đầy ngắn gọn nhưng chứa đầy ý nghĩa sâu sắc, thể thơ bốn chữ quen thuộc vẫn chứa trọn đủ ý để thể hiện cái nhìn và tâm hồn của tác giả gửi gắm cho bài thơ, một tâm hồn nhạy cảm luôn hướng về đất nước, hướng về quê hương yêu dấu nơi mình sống và gắn bó. Nổi bật là bốn khổ thơ đầu, tái hiện lại hình ảnh người lính trong những ngày tháng chiến đấu đầy vất vả:
Có một người lính
Đi vào núi xanh
Những năm máu lửa.
Những người lính ra chiến trường, tâm hồn luôn hướng về đất nước, tình yêu Tổ quốc trong trái tim này, hình ảnh người lính trong cuộc sống chiến đấu khi đi vào khu rừng, những năm tháng khó khăn khi chiến tranh ập đến, người lính đấu tranh cho sự nghiệp của dân tộc, khốc liệt có, mất mát có, đau thương có, tất cả hướng về đất nước thân yêu.
Một ngày hoà bình
Anh không về nữa.
Đến khổ thơ thứ hai, tác giả đã nhắc tới khoảng thời gian hòa bình, khi chiến tranh qua đi dành được thắng lợi, những ngày tháng đau thương qua đi, đất nước được hòa bình và hạnh phúc, có những chiến sĩ được trở về với quê hương, vòng tay của gia đình nhưng cũng có những chiến sĩ mãi mãi nằm ở chiến trường, nơi tình yêu đất nước vì đất nước họ đã hy sinh thân mình, nhất quyết không chịu thua và giành lại thắng lợi cho đất nước.
Có một người lính
Chưa một lần yêu
Cà phê chưa uống
Còn mê thả diều
Hình ảnh chất phác của người lính được tác giả khắc họa thật đẹp ở khổ thơ thứ ba này, vì đất nước, họ phải bỏ lại những tình cảm nam nữ, bỏ lại hạnh phúc lứa đôi để đổi lấy hạnh phúc của chung cả dân tộc. Vì đất nước họ không còn thời gian để yêu thương, những hoạt động cá nhân được gác lại.
Một lần bom nổ
Khói đen rừng chiều
Anh thành ngọn lửa
Bạn bè mang theo
Khổ bốn là khổ thơ mang nhiều cảm xúc nhất, chứa đựng những suy tư của tác giả, chiến tranh tàn khốc đã lấy đi hàng triệu những thanh niên trai tráng, tuổi xuân của họ vẫn luôn còn mãi, tất cả sẽ mãi nhớ về họ, những người anh hùng vĩ đại của dân tộc, bạn bè và đồng đội sẽ vẫn luôn tự hào và trân trọng họ.
Bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm nổi bật là hình ảnh người lính, đặc biệt ở bốn khổ thơ đầu đã khắc họa hình ảnh người lính qua cái nhìn của con người thời bình. Với Nguyễn Khoa Điềm, những người lính dù đã ở lại Trường Sơn yêu dấu nhưng hình ảnh của họ vẫn còn mãi trong tâm trí các thế hệ kế thừa, luôn biết ơn và tự hào vô cùng về những chiến công của các vị anh hùng đã góp công sức mình bảo vệ đất nước. Con người Việt Nam dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn kiên cường và bất khuất. Chúng ta dù đang trong thời chiến hay thời bình luôn yêu nước và ý thức trách nhiệm bảo vệ đất nước.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |