Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích đoạn thứ ba trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

phân tích đoạn thứ ba trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc quân xanh màu lá giữ oai hùm mắt trừng gửi mộng qua biên giới đêm mưa Hà Nội dáng kiều thơm rải rác biên cương mồ viễn xứ chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
1 trả lời
Hỏi chi tiết
76
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đoạn thứ ba trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng miêu tả về hình ảnh của quân đội Tây Tiến trong cuộc chiến tranh. Đoạn thơ này tập trung vào sự kiên cường, oai hùng của binh lính và tình yêu quê hương.

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mưa Hà Nội dáng kiều thơm"

Trong đoạn thơ này, tác giả sử dụng những hình ảnh mạnh mẽ và tượng trưng để tạo nên sự mạnh mẽ và quyết tâm của quân đội Tây Tiến. "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc" thể hiện sự tận tụy và sẵn sàng hy sinh của binh lính. "Quân xanh màu lá giữ oai hùm" tượng trưng cho sự mạnh mẽ và kiên cường của quân đội, như một con hùm xanh lá cây. "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới" thể hiện tình yêu quê hương và ý chí vượt qua biên giới để bảo vệ đất nước.

"Đêm mưa Hà Nội dáng kiều thơm" tạo nên hình ảnh đẹp và lãng mạn của Hà Nội, như một người phụ nữ kiều diễm. Đoạn thơ này cũng thể hiện tình yêu và lòng nhớ nhung quê hương trong lòng binh lính.

"Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"

Các câu thơ cuối cùng của đoạn thể hiện sự hy sinh và tận tụy của binh lính Tây Tiến. "Rải rác biên cương mồ viễn xứ" thể hiện sự hy sinh và chịu đựng của binh lính trên chiến trường xa xôi. "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" tượng trưng cho sự quyết tâm và sẵn sàng hy sinh của binh lính. "Áo bào thay chiếu anh về đất" thể hiện tình yêu và lòng nhớ nhung quê hương. "Sông Mã gầm lên khúc độc hành" tạo nên hình ảnh mạnh mẽ và oai hùng của binh lính Tây Tiến trên chiến trường.
1
0
Tiến Dũng
17/10/2023 21:57:00
+5đ tặng

"Cuộc sống là mảnh đất màu mỡ để cho thơ bắt rễ và sinh sôi." (Puskin) Thơ Quang Dũng chân thực như chính những trải nghiệm của nhà thơ nơi chiến trường. Ngòi bút của Quang Dũng không né tránh những sự thật bi thương, những mất mát hi sinh nơi chiến trường. Từ những chặng đường hành quân vất vả giữa núi cao vực sâu, dốc thẳm đến những đêm hội liên hoan ấm áp tình quân dân đều được tác giả tái hiện một cách chân thực. 

Nếu ở những đoạn thơ đầu, người lính Tây Tiến xuất hiện gián tiếp trong khung cảnh núi rừng miền Tây với những bước chân hành quân ra trận thì đến khổ thơ thứ ba, hình ảnh các anh được khắc họa trực tiếp với vẻ đẹp lãng mạn nhưng đậm chất bi tráng. Ở hai câu thơ đầu tiên, nhà thơ đã vẽ ra chân dung người lính Tây Tiến với bề ngoài kì dị khác thường:

      "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm"

Người lính Tây Tiến hiện lên với hình ảnh "không mọc tóc". "Không mọc tóc" bởi những cơn sốt rét rừng triền miên, cũng có thể do các anh tự cạo trọc đầu. Câu thơ còn có thể hiểu như các anh không thèm mọc tóc, không cần mọc tóc, biểu hiện một thái độ coi thường gian khổ hiểm nguy. Từ những chàng trai Hà Thành vốn hào hoa lịch lãm, người lính Tây Tiến trở thành những anh "vệ trọc" với mái đầu không tóc. 

Bên cạnh không mọc tóc còn là "quân xanh". Đó là màu xanh của bộ quân phục, màu xanh của lá ngụy trang hay là màu xanh của nước da vàng vọt xanh xao do khó khăn bệnh tật. Màu xanh của nước da như hòa vào màu xanh bạt ngàn của núi rừng, lột tả được hiện thực đầy khắc nghiệt của chiến tranh.

Vẻ đẹp lãng mạn bi tráng của những người lính Tây Tiến không chỉ thể hiện qua dáng vẻ bề ngoài mà còn thể hiện qua đời sống tâm hồn với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa.

"Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"

"Mắt trừng" là ánh mắt luôn hướng về phía trước, luôn ngời lên ý chí chiến đấu và khát vọng chiến thắng. Đó là ánh mắt của lòng căm thù, của tinh thần cảnh giác và sự cả sự kiên cường vững chãi. Các anh gửi mộng qua biên giới, là giấc mộng đánh đuổi quân xâm lăng, lập nên chiến công, bảo vệ non sông đất nước.

Ý chí của người lính thì mạnh mẽ can trường nhưng lại vô cùng lãng mạn, trái tim luôn rạo rực yêu đời. Vốn xuất thân từ những học sinh, sinh viên Hà Nội, dù trải qua gian khổ ác liệt của chiến tranh nhưng tâm hồn của các anh vẫn rất mộng mơ, lãng mạn, đắm say. Sau một ngày đối mặt với bom đạn chết chóc, đêm về các anh lại mơ về một dáng "kiều thơm" nơi đất Hà Thành. Nếu người lính trong "Đồng chí" của Chính Hữu nhớ về quê hương "nước mặn đồng chua", về "giếng nước gốc đa", mái tranh nghèo và người vợ trẻ mòn chân bên cối gạo canh khuya, một giấc mơ mộc mạc chân tình như ca dao tục ngữ, thì người lính Tây Tiến lại nhớ về những dáng "kiều thơm", bóng dáng thướt tha, yểu điệu của những thiếu nữ nơi đường phố Hà Thành. Một giấc mộng thật trẻ trung, sôi nổi của thời tuổi trẻ, gợi lên vẻ hồn nhiên, đa tình và cũng rất đáng yêu của người lính. Tình yêu lứa đôi trở thành bệ phóng nâng đỡ vun đắp cho tình yêu quê hương đất nước. Chính giấc mơ của tuổi trẻ ấy đã cân bằng cuộc sống, tạo ra động lực tinh thần và tiếp thêm sức mạnh để người lính vững bước trên những chặng đường hành quân gian khổ phía trước.

"Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu."

 (Nguyễn Đình Thi)

Hay nhà thơ Chế Lan Viên cũng từng viết:

"Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt

Như mẹ như cha như vợ chồng

Ôi Tổ quốc khi cần ta chết

Cho mỗi căn nhà, ngọn núi dòng sông."

Quang Dũng đã xây dựng được hình ảnh tập thể những người lính Tây Tiến với bao gian khổ hi sinh nhưng không hề nhấn chìm người đọc vào cảm giác bi lụy. Cảm hứng của nhà thơ mỗi lần chìm vào đau thương lại được nâng lên bởi đôi cánh lãng mạn, đôi cánh lý tưởng. Vì thế chân dung người lính Tây Tiến hiện lên không bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng:

 

    "Rải rác biên cương mồ viễn xứ

            Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

         Sông Mã gầm lên khúc độc hành."

"Cuộc bể dâu mà còn người nhìn thấy trong văn thơ dân tộc là máu trong trái tim người nghệ sĩ." (Tố Hữu) Mỗi tác phẩm văn học phải hướng đến hiện thực đời sống , nêu được đặc điểm của thời đại mà nó ra đời. Và trong thơ Quang Dũng cũng đã hút được cái nhụy ấy của cuộc sống , đã dám nhìn thẳng vào sự thật với những mất mát, đau thương, đã không ngần ngại nói đến cái chết và sự ra đi của người lính Tây Tiến.

Chiến tranh vốn khốc liệt, đã có biết bao người lính vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường, nơi chân đèo dốc núi, nơi biên cương xa xôi lạnh lẽo. Ngôi mộ của các anh trở thành những nấm mồ ẩn mình giữa rừng sâu biên giới hoang vu, heo hút. Các anh ra đi trong lặng lẽ, không một mảnh chiếu che thân. Đồng đội vùi xác các anh vào lòng đất trong sự thiếu thốn tột cùng. Hiện thực nghiệt ngã ấy đã khơi gợi niềm xót xa đau đớn và sự ngậm ngùi thương cảm của người đọc. 

Đau thương, mất mát, hi sinh là vậy nhưng qua cách diễn đạt của Quang Dũng, sự ra đi của người lính Tây Tiến vẫn thật hào hùng, dũng mãnh. Quang Dũng nói đến cái chết chỉ đủ gây thương cảm cho người đọc từ đó làm nổi bật chí khí và tầm vóc của các anh. Cái đau thương bị át đi ngay ở câu thơ nói về bi thương bởi cách sử dụng từ ngữ Hán Việt (biên cương, viễn xứ). Những từ ngữ Hán Việt này không chỉ làm giảm đi sự mất mát hi sinh mà còn gợi lên sự tôn nghiêm vĩnh hằng, sự thành kính thiêng liêng trong sự ra đi của người lính. 

Nhà thơ đã khẳng định lý tưởng và tư thế lên đường của người lính,vút lên như một lời thề thiêng liêng của những tráng sĩ thời loạn "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh." "Chẳng tiếc" là cách nói ngang tàng đầy khí phách, là thái độ tự nguyệnkhông ép buộc và một tâm trạng hết sức thanh thản. Họ sẵn sàng hiến dâng đời với biết bao hi vọng, mộng mơ, sẵn sàng hi sinh vì đất nước, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Lý tưởng ấy thật cao cả, đẹp đẽ, sáng người ý chí quyết tâm. Đây cũng là tâm nguyện của những thanh niên Việt Nam thời chống Mỹ trong thơ thơ của Thanh Thảo:

"Chúng tôi đi không tiếc đời mình

Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi tổ quốc."

Với cái nhìn lãng mạn, Quang Dũng đã khiến cho sự ra đi của người lính Tây Tiến thật hào hùng, sang trọng và cao đẹp bởi hình ảnh "áo bào thay chiếu", đưa các anh về với đất mẹ. Chiếc áo của người lính được thi vị hóa trở thành áo bào, vừa cổ kính trang trọng lại vừa gần gũi thân thương. Các anh ra đi không có da ngựa bọc thây như những chiến tướng thuở xưa nhưng đã có áo bào lẫm liệt đưa các anh về với núi sông.

Cách dùng từ ngữ của Quang Dũng cũng thật độc đáo. Nhà thơ không dùng từ "chết" mà là "về đất". Cách nói giảm đã làm vơi bớt đi nỗi đau thương để cái chết ấy trở thành bất tử. Với người lính chết chưa phải là hết, nó không phải là sự ra đi mà là cuộc hành trình trở về với đất mẹ thân yêu. Người mẹ hiền đất nước đang dang rộng vòng tay để đón các anh về. Linh hồn các anh đã hóa thân vào sông núi để còn mãi với núi sông, để làm nên vóc dáng, hình hài của đất nước. Sự ra đi ấy thật thanh thản nhẹ nhàng.

"Ôi đất nước 4000 năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta."

(Nguyễn Khoa Điềm)

Người lính Tây Tiến ra đi đã có dòng sông Mã tấu lên khúc nhạc trầm hùng tiễn đưa linh hồn các anh. Sông Mã là con sông của hoài niệm chuyên chở nỗi nhớ của người lính, giờ đây nó là nhân chứng cuối cùng trong cuộc đời của các anh. Tiếng gầm thét của sông Mã là biểu hiện cao độ cho sự mất mát, cho nỗi tiếc thương và cả niềm uất hận. Nó như một con chiến mã trung thành đang gầm rú, gào thét vì sự ra đi của chủ tướng. Dường như cả đất trời núi sông, cả quê hương đều đang nghiêng mình tiễn biệt người lính trong âm hưởng hào hùng và dữ dội của sông Mã.

"Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt. Một mật ngọt thành đòi vạn chuyến ong bay." Nhà thơ Quang Dũng đã có quá trình sáng tạo nghệ thuật đầy công phu, nghiêm túc thậm chí là khổ hạnh để tạo nên một kiệt tác văn chương để đời. Bài thơ Tây Tiến đã khắc họa thành công chân dung của những người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lãng mạn, bi tráng, từ đó làm nổi bật tài năng và phong cách nghệ thuật của Quang Dũng với sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, sự hòa quyện giữa chất thơ, chất họa, chất nhạc của một hồn thơ đầy tài hoa phóng khoáng. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo