Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bàn về thơ có ý kiến cho rằng :"Thơ khởi sự tự tâm hồn, vượt lên bằng tầm nhìn và đọng lại nhờ tấm lòng người viết "

Bàn về thơ có ý kiến cho rằng :" Thơ khởi sự tự tâm hồn, vượt lên bằng tầm nhìn và đọng lại nhờ tấm lòng người viết ". Em hiểu ý kiến trên như thế nào hãy làm sáng tỏ qua 2 tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích và Chị em Thúy Kiều.
Mọi người giúp em với e cần gấp ạ, e cảm ơnn
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
834
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Ý kiến trên cho rằng thơ là sự khởi đầu từ tâm hồn của người viết, vượt lên bằng tầm nhìn và đọng lại nhờ tấm lòng của người viết. Để làm sáng tỏ ý kiến này, chúng ta có thể xem xét hai tác phẩm "Kiều ở lầu Ngưng Bích" và "Chị em Thúy Kiều".

Trong tác phẩm "Kiều ở lầu Ngưng Bích", Kiều là một nhân vật nữ chính, cô bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn và đau khổ. Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh đó, Kiều vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, không bị mất đi lòng nhân ái và lòng trung thành. Bằng tấm lòng của mình, Kiều đã vượt qua khó khăn và đau khổ, tìm được niềm vui và ý nghĩa trong cuộc sống.

Tương tự, trong tác phẩm "Chị em Thúy Kiều", tác giả đã miêu tả cuộc sống của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. Dù đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách, hai chị em vẫn giữ được tâm hồn trong sáng và lòng nhân ái. Họ không bị cuốn theo những giá trị vật chất và danh vọng, mà tập trung vào tình yêu thương và sự chân thành trong tình cảm gia đình.

Từ hai tác phẩm trên, ta thấy rằng thơ không chỉ là sự thể hiện của tâm hồn, mà còn là sự vượt lên trên khó khăn và đau khổ bằng tầm nhìn sâu sắc và lòng nhân ái. Thông qua việc viết thơ, người viết có thể tìm thấy ý nghĩa và niềm vui trong cuộc sống, và cũng có thể truyền cảm hứng và thông điệp tích cực cho người đọc.
1
0
Thành
19/10/2023 21:24:51
+5đ tặng

Nếu phải chọn một bản nhạc hay, có lẽ văn chương sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn. Vì sao vậy? Chỉ khi người nghệ sĩ đến với văn chương thì họ mới có thể thả hồn mình để cầm bút mà viết, truyền những thứ tình cảm mãnh liệt vào trong tác phẩm của mình. Người nghệ sĩ đã đem những giai điệu tâm hồn mình hòa với tâm hồn độc giả, tạo nên một sự đồng điệu. Bàn về hoạt động sáng tạo thơ ca, Hoàng Minh Châu cho rằng: ''Thơ khởi sự từ tâm hồn, vượt lên bằng tầm nhìn, đọng lại nhờ tấm lòng người viết''.

Người nghệ sĩ luôn có một tâm hồn nhạy cảm, họ luôn bị rung động trước cái đẹp, mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ. Vậy nói ''Thơ khởi sự từ tâm hồn'' là như thế nào? Thơ trước hết là tiếng nói tha thiết tình cảm của con người, tiếng nói rung động của nghệ sĩ trước cuộc đời. ''Thơvượt lên bằng tầm nhìn'' nói đến tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng mới mẻ, tiến bộ mang tầm vóc thời đại. Thơ tuy bắt đầu từ tình cảm, rung động suy tư của người nghệ sĩ nhưng tác phẩm thơ chân chính bao giờ cũng mang tư tưởng khái quát, triết lí về con người, cuộc đời và thời đại. Đó là cầu nối sự đồng cảm giữa tác giả và độc giả. Bởi ''Thơ là tiếng gọi đàn''. Đặc biệt hơn ''Thơ đọng lại nhờ tấm lòng người viết'' muốn nói đến điều làm nên sức sống bất tử của thơ ca nghệ thuật là lòng nhân ái, lòng yêu thương, tình sâu nặng mà nhà thơ dành cho cuộc đời, con người. Nói cách khác, đó chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm nghệ thuật. Cả câu nhận định đã khẳng định thơ ca bắt nguồn từ cảm xúc nhưng thơ không chỉ có cảm xúc mà còn là tư tưởng, tình cảm cuộc đời. Khái quát hơn chính là sự thống nhất tình cảm và lí trí, tư tưởng và tình cảm. Đặc biệt là tình cảm yêu thương, tấm lòng nhân đạo ''từ trong cốt tủy'' của người sáng tạo.

Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn vì nhà văn chân chính luôn lấy việc làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn là mục đích sáng tác, làm cho người gần người hơn. Người nghệ sĩ luôn giàu tình yêu thương, họ day dứt,trăn trở trước cuộc sống con người. Họ hiểu rõ khả năng và sức mạnh to lớn của văn chương. Họ dùng văn chương như một công cụ đắc lực, một ''thứ khí giới thanh cao'' để hiểu về cuộc sống, hiểu con người. Vừa cảm thông, xót thương cho kiếp người đau khổ. Lên án, tố cáo thế lực đen tối đã chà đạp lên quyền sống con người. Đặc biệt hơn là khẳng định, ngợi ca những cái tốt đẹp, phẩm chất tốt đẹp của con người. Có những tâm trạng và cung bậc tình cảm của con người chỉ có thể diễn đạt bằng thơ. Và tấm lòng của đại thi hào Nguyễn Du cũng đọng lại trong tác phẩm ''Đọc Tiểu Thanh kí''. Nguyễn Du là nhà văn hiện thực sâu sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa, một trái tim lớn – nghệ sĩ lớn. Bài thơ ''Đọc Tiểu Thanh kí'' được khơi nguồn cảm hứng từ số phận bị kịch của người con gái tài hoa mà bạc mệnh. Năm mười sáu tuổi làm vợ lẽ, bị người vợ cả ghen tuông nên đã ép nàng ở một mình trên núi Côn Sơn, cạnh Tây Hồ. Buồn đau và cô độc, Tiểu Thanh sinh bệnh và mất năm mười tám tuổi. Trong những tháng ngày sống cô độc, Tiểu Thanh làm bài thơ bộc lộ nỗi niềm tâm sự. Nhưng khi nàng mất rồi, người vợ cả vẫn không thôi ghen tức, cho đốt hết tập thơ của nàng, may mắn thay vẫn còn xót lại vài bài. Người đời gọi đó là phần dư cảo, Nguyễn Du đọc được cảm thấy xót thương cho số phận của nàng nên đã viết ra bài thơ này.

Tiếng ''Thơ khởi sự từ tâm hồn'' chính là nỗi đau đớn, xót xa của Nguyễn Du trước sự lụi tàn của cái đẹp, của thân phận con người, đặc biệt là thân phận bi kịch của Tiểu Thanh – người con gái tài hoa bạc mệnh. Tác phẩm là tiếng nói đau đời, thương mình, căm phẫn trước những bất công, phi lí trong cuộc đời:

''Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư''

(Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)

Hai câu thơ dịch đã thoát ý nguyên tắc, làm giảm đi phần nào sự xúc tích của câu thơ chữ Hán.Mất chữ ''tẫn, độc'', Nguyễn Du không nhằm tả cảnh đẹp Tây Hồ mà chỉ mượn sự biến đổi của không gian để nói lên cảm nhận về sự biến đổi của cuộc đời. Cách diễn đạt vừa tả thực vừa gợi ý nghĩa tượng trưng. ''Tây Hồ hoa uyển'' vườn hoa Tây Hồ gợi cuộc sống lặng lẽ của nàng Tiểu Thanh, nhưng hàm ý tượng trưng được xác lập trong mối quan hệ ''vườn hoa'' và ''gò hoang''. Dường như trong cảm quan của Nguyễn Du những biến thiên của trời đất đều khiến ông xúc động. Đó là nỗi niềm '' Bãi bể nương dâu '' ta từng biết trong Truyện Kiều:

''Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng''

Câu thơ mở đầu như tiếng thở dài, não ruột. Tây Hồ khi xưa là thắng cảnh với ''hoa uyển'' rực rỡ sắc màu. Nhưng giờ đây nó chỉ còn là chứng tích, là một bãi đất hoang mà thôi. Từ ''thành khư'' gợi một gò hoang cũ kĩ, hoang tàn đổ nát. Cái hữu hình của quá khứ trở thành cái vô hình của hiện tại.Cái đẹp huy hoàng bị thay thế bởi cái đẹp toàn diện. Từ ''tẫn'' mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối, tất cả đã thay đổi hết, không còn dấu vết. Phép đối ''quá khứ – hiện tại'' kết hợp với chữ ''tẫn'' đã phác họa sự đổi thay đến tàn khốc của Tây Hồ theo thời gian. Trước sự biến đổi tàn khốc ấy, tác giả cảm thấy xót xa. Sự thay đổi của Tây Hồ cũng như sự thay đổi khôn cùng của số phận trước bàn tay của tạo hóa, dường như cuộc đời của Tiểu Thanh là mình chứng cho quy luật nghiệt ngã ấy. Cảnh vật đổi thay, con người cũng lãng quên cái đẹp. Đây là cảm hứng nhân đạo phổ biến trong văn học Trung Đại. Cảm hứng này cũng được Bà Huyện Thanh Quan nói đến:

''Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương''

Nhìn hiện tại để nhớ về quá khứ, trong lòng thi nhân trào dâng nỗi đau xót ngậm ngùi. Trong câu thơ thứ hai, bản dịch thiếu mất chữ ''độc'' là cô độc, ''điếu'' là viếng. Nếu chữ ''thổn thức'' nhấn mạnh về tâm thế, đó là nỗi cô đơn. Độc là một mà nhất cũng là một. Nếu nhất là từ chỉ số lượng thì ''độc'' lại gợi nỗi niềm cô độc, lẻ loi. Câu thơ cho thấy hoàn cảnh người chết và người đi viếng đều rất cô đơn.

Ở số phận nào đó,hai con người không quen biết ấy vô tình đến với nhau trong phút ''Tri ngộ tâm giao''. Cái thổn thức của Nguyễn Du cất lên không chỉ ở lòng thương mà chính là sự đồng điệu tâm hồn bởi ''Thơ là những điệu hồn đi tìm tâm hồn đồng điệu''. Điều đó tạo nên sự ứng nghiệm giữa âm – dương, xưa và nay, muôn đời là vậy. Người nghệ sĩ đa mang không khóc thương cho cái vẹn tròn, đầy đặn mà xúc động cho cái dở dang. Tiếng khóc ấy bắt nguồn từ lòng thương, sự đồng cảm từ tiếng nói tri âm, là hiện tượng cái đẹp đi tìm cái đẹp, một lòng đau tìm đến một lòng đau.

''Thơ vượt lên bằng tầm nhìn'' Thơ là tình cảm nhưng không phải là tình cảm hời hợt thoáng qua mà ''Thơ hay là thơ chín đỏ trong cảm xúc''. Những bài thơ lớn bao giờ cũng gửi gắm chiều sâu triết lí nhân sinh về cuộc đời. Đằng sau những đau đớn, cảm thông cho bi kịch cuộc đời Tiểu Thanh. Nhà thơ đặt ra câu hỏi cho thời đại, gửi gắm triết lí sâu sắc về bi kịch của giai nhân, tiếng lòng khao khát bạn tri âm gửi cho hậu thế. Trân trọng, ngợi ca tài sắc của Tiểu Thanh. Khẳng định nàng là người nghệ sĩ sáng tạo giá trị văn hóa, đó là tầm nhìn mới mẻ giàu tính nhân văn của đại thi hào:

''Cổ kim hận sự thiên nan vấn

Phong vận kì oan ngã tự cư''

(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang)

Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã khái quát thành cái nhìn về số phận con người trong xã hội phong kiến. Tiếng khóc của Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh cũng chính là tiếng khóc nhà thơ dành cho người tài hoa bạc mệnh. ''Cổ kim hận sự'' là nỗi hờn hận từ xưa đến nay, hận về sự bất công của số phận long đong lận đận. Đó là bi kịch lớn khó có thể hỏi trời, trời cũng không thể giải đáp. Như xuyên thấu lịch sử với vết thương còn rỉ máu. Rõ ràng bế tắc ấy không chỉ riêng ai, đó là bế tắc cả thời đại. Vì vậy con người phải cam chịu và chấp nhận mà thôi. Câu thơ thể hiện quan niệm tiến bộ, mới mẻ của Nguyễn Du trong việc xóa bỏ tư tưởng thiên mệnh. So với Truyện Kiều trước đây ông luôn khẳng định những đau đớn của con người đều do trời:

''Ngẫm hay muôn sự tại trời

Trời kia đã bắt làm người có thân

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao''

Sự bế tắc của thời đại cũng được Chế Lan Viên viết về cái thuở ông cha, người đương thời:

''Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời,

Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá''

Đập cánh tay vào cửa cuộc đời để tìm lối ra, sự giải thoát. Nguyễn Du không phải người đầu tiên nhưng nỗi đau của ông đặc quánh lại. Ông tự coi mình như những người cùng chịu nỗi oan lạ lùng của người phong nhã ''ngã tự cư''. Nghĩa là sự đồng cảm của Nguyễn Du đã đạt tới mức tri âm. Là người đồng cảnh nên không chỉ hiểu và thương Tiểu Thanh mà con có thể đồng cảm sâu sắc với nỗi niềm tâm sự của nàng. Bằng trái tim giàu tình yêu thương của mình, Nguyễn Du đã xót cho người, thương cho mình và đau cho đời.

''Thơ đọng lại nhờ tấm lòng người viết'' Tất cả nỗi đau đời, thương mình cất lên từ cảm xúc chân thành nhất có sức lay động lòng người bao thế hệ. Tấm lòng bao la và trái tim cao cả của nhà thơ là khởi nguofn cảm xúc cao quý, vẻ đẹp nhân văn, tính sâu sắc:

''Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như''

(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

Người đời ai khóc Tố Như chăng?)

Câu hỏi tu từ được Nguyễn Du dùng đến như một câu tự hỏi mình: Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, người đời ai khóc Tố Như chăng.Câu hỏi này như diễn tả được khao khát của Nguyễn Du. Ngày hôm nay Nguyễn Du đồng cảm với nỗi đau của nàng Tiểu Thành, sau khi nàng mất là ba trăm năm. Con số ba trăm năm còn nói lên khoảng thời gian đủ để tạo hóa và con người thay đổi. Nguyễn Du khao khát người đời sau có thể đồng cảm, tri âm với Nguyễn Du cũng là tri âm với người tài hoa bạc mệnh. Câu hỏi tu từ hướng tới tương lai nhưng lại thể hiện nỗi buồn thống thiết trong hiện tại. Đặt hai câu kết trong hoàn cảnh sáng tác, người đọc cảm nhận như lời nhắc nhở hậu thế đừng bao giờ quên nỗi oan khuất của người xưa. Số phận của Tiểu Thanh và Nguyễn Du có sự khác biệt. Sau thời của Tiểu Thanh ba trăm năm có Nguyễn Du đơn độc khóc thương nàng. Nhưng sau thời của Nguyễn Du, không cần đến ba trăm năm, chỉ cần hai trăm năm 1965 giữa cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt nhưng cả nước và dân tộc đã kỉ niệm hai trăm năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du 1766-1965. Có biết bao nhiêu trái tim vẫn luôn hướng về ông, đó chính là tình người soi sáng tình yêu vốn là vẻ đẹp nhân bản của con người.

Bài thơ hàm súc ngắn gọn chỉ vẻn vẹn năm mươi sáu âm tiết nhưng đã giải thích được bi kịch của nàng Tiểu Thanh, đó cũng là bi kịch của Nguyễn Du, một người tài hoa bạc mệnh. Đồng thời bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc dành cho Tiểu Thanh. Đó cũng là sự phẫn nộ trước số phận khổ đau của con người. Qua đó, ông cũng khẳng định sự bất tử của tài năng, nhan sắc. Tất cả làm nên tiếng nói nhân đạo của Đọc Tiểu Thanh kí. Làm nên sức hấp dẫn không chỉ ở chữ tâm mà còn ở chữ tài. Bài thơ thành công trong việc sử dụng phép đối, khả năng diễn đạt gợi hình gợi cảm, ẩn dụ, tính triết lí sâu sắc. Tất cả tạo nên tiếng thơ và sức sống cho tác phẩm. Như Tố Hữu đã từng bày tỏ:

''Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày''.

Ý kiến của Hoàng Minh Châu đúng đắn, sâu sắc, cho thấy sự thống nhất giữa cảm xúc và lí trí, tư tưởng và tình cảm. Đặc biệt là tấm lòng người nghệ sĩ trong sáng tạo làm nên giá trị vượt thời gian của tác phẩm. Người nghệ sĩ chân chính phải là con người ''lớn'' rành rọt tất cả chuyện ''bếp núc'' của văn chương.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×