Trong “Tuổi thơ tôi”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Lợi. Cậu xuất hiện qua dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” khi đang ngồi ở quán Đo Đo, nghe thấy tiếng dế kêu. Lợi hiện lên là “trùm sò” nổi tiếng trong lớp, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện “thu vén cá nhân” để làm giàu cho mình. Những việc nhờ vả đều phải tính công thì cậu mới làm, ví dụ như “Chép bài giùm là hai viên bi. Giữ dép dùm là một viên bi…”. Khi đọc đến đây, tôi như nhìn thấy chính mình trong hình ảnh cậu bé Lợi, tự bật cười vì sự ngộ nghĩnh của tuổi thơ. Sự việc đẩy tới cao trào khi Lợi có con dế lửa “nổi tiếng lì đòn”. Đám bạn trong lớp vì ghen tị nên đã bày trò khiến con dế bị thầy giáo tịch thu. Vô tình chiếc cặp sách của thầy đè lên hộp dế làm con dế chết. Điều đó khiến cho Lợi cảm thấy buồn bã vô cùng. Tất cả cũng đều cảm thấy hối hận trước hành vi của mình. Cuối cùng, chúng đã cùng nhau tổ chức một đám tang đúng nghĩ để tưởng niệm chú dế lửa xấu số. Đám trẻ không còn cảm thấy ganh tị hay ghét Lợi, giờ đây trước mắt chúng không phải là hình ảnh của cậu bạn luôn tìm cách “thu vén cá nhân” mà là hình ảnh cậu bạn đang khóc rưng rức và sửa sang chu đáo cho ngôi mộ của chú dế thân yêu. Qua nhân vật Lợi, chúng ta đã học được bài học về sự cảm thông, yêu thương và trân trọng bạn bè.
châm dỉm ak