Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 11
21/10/2023 21:27:52

Phân tích câu từ và hình ảnh của bài thơ Lá đỏ

Phân tích cấu tứ và hình ảnh của bài thơ Lá đỏ
HỘ mik với.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
866
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Lá đỏ" được viết bởi nhà thơ Tố Hữu, là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông. Bài thơ này được viết vào năm 1947, trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai và thời kỳ đấu tranh giành độc lập của Việt Nam.

Cấu tứ của bài thơ "Lá đỏ" gồm 4 câu, mỗi câu có 4 chữ. Đây là một cấu trúc cơ bản và đơn giản, nhưng lại mang đến sự nhấn mạnh và súc tích cho nội dung của bài thơ.

Hình ảnh trong bài thơ "Lá đỏ" tập trung vào hình ảnh của lá cây. Lá cây được miêu tả là màu đỏ, tượng trưng cho sự sống và sức mạnh. Hình ảnh lá đỏ cũng có thể hiểu là biểu tượng cho những người lính, những người chiến đấu trong cuộc chiến tranh. Hình ảnh này mang đến một thông điệp về sự hy sinh và lòng dũng cảm của những người lính.

Bài thơ "Lá đỏ" cũng chứa đựng một thông điệp về tình yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc. Tác giả thể hiện sự tương phản giữa màu đỏ của lá cây và màu xanh của trời, như một cách để nhấn mạnh sự đối lập giữa cuộc sống và chiến tranh.

Tổng quan, bài thơ "Lá đỏ" của Tố Hữu là một tác phẩm mang tính chất chính trị và tình cảm, thể hiện lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Hình ảnh của lá đỏ và cấu tứ đơn giản nhưng súc tích đã tạo nên sức mạnh và ấn tượng cho bài thơ này.
2
0
Linh Trang Trần
22/10/2023 00:12:35
+5đ tặng

“Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ”

Có thể cảm nhận được vị trí nơi nhà thơ đứng là đỉnh Trường Sơn “cao lộng gió”, một nơi có thể phóng tầm mắt nhìn ra bao la, rộng lớn và bao quát. “Trên cao” còn có hàm ý về vị thế trong tư tưởng, tình cảm – tức cao quý, cao cả. Hai chữ “lộng gió” tựa như lòng người rộng mở, niềm tin phơi phới, đón chào những luồng gió Cách mạng.

Từ đỉnh núi, ông thấy được cảnh thiên nhiên đẹp lạ lùng: “Rừng lạ ào ào lá đỏ”. Từ láy “ào ào” được sử dụng độc đáo, gợi ra cảnh một cơn cuồng phong làm nên trận “mưa” lá đỏ tuôn trào, mãnh liệt như sức sống Trường Sơn. Màu đỏ của lá tựa như màu đó của lá cờ Tổ quốc, của dòng máu chảy trong mỗi trái tim người con đất Việt.
 Mùa lá đỏ nên thơ ấy đã tô điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm hùng tráng và màu đỏ ấy cũng đã vẽ lên sức sống cho con đường Trường Sơn mùa ra trận. Giữa lúc đất nước đang diễn ra cuộc chiến đấu căng co và gay gắt, màu lá đỏ như tiếp thêm sức mạnh cho những người lính trên chiến trường có thêm sức mạnh để chiến đấu vì quê hương, đất nước thân yêu của mình. 
 Bốn câu thơ tiếp theo là hình ảnh con đường Trường Sơn mùa ra trận. Mở đầu là hình ảnh cô thanh niên xung phong đứng bên đường. Nhắc đến con đường Trường Sơn không thể thiểu hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong, vì lòng yêu nước mà sẵn sàng lên đường. 

Em đứng bên đường, như quê hương

Vai áo bạc, quàng súng trường

Sự có mặt của những cô gái trên đỉnh Trường Sơn đã góp phần tạo nên một thời kì huy hoàng của Tổ quốc, một cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, trong đó có cả những cô gái trẻ trung, xinh đẹp mà lẽ ra được hưởng cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Hình ảnh những cô gái bên đường Trường Sơn gợi nhắc về hình ảnh những cô thanh niên xung phong trên cao điểm trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê).

“Mấy năm rồi chạy trên tuyến Trường Sơn

Có đêm nào như đêm nay nhớ mãi

Những cọc tiêu là những cô em gái

Thanh thản đứng bên đường trọng điểm – xe lên.”

 Hình ảnh con đường Trường Sơn được tác giả nhắc đến trong hai câu thơ.

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa.

Một con đường đầy gian khổ và khắc nghiệt. Nhưng đoàn quân ta vẫn bước chân trập trùng, mãnh liệt. Nó như rung chuyển đạp lên mọi khó khăn, thử thách. “Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa” bầu trời, khung cảnh Trường Sơn mịt mù, không phải do sương hay do cát bụi mà đây là do bom đạn, súng pháo bay nghi ngút. Khung cảnh thật khốc liệt làm sao. Qua câu thơ này ta có tể cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng cũng vô cùng khốc liệt và máu lửa. Đó là một không gian đẹp và cũng chính là một biểu tượng của chiến tranh đã được bài thơ khắc họa.

Hai câu thơ cuối của bài thơ là lời chào tạm biệt và lời hứa hẹn gặp lại giữa Sài Gòn khi đất nước ta thống nhất. 

Chào em em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn....

Sài Gòn – cái đích của cuộc hành quân, cuộc tiến công đã thật gần, con đường chạm tới chiến thắng, độc lập, tự do không còn xa. Lời chào, lời hẹn ước ấy chưa đựng biết bao nhiệt huyết của tuổi trẻ, khát khao, lý tưởng cao đẹp. Hình ảnh em ở đây vừa hiện diện của hậu phương đang dồn mọi sức lực cho tiền tuyến vừa là đóng vai trò người lính ở tiền phương. Một lời chào nghe thì rất đơn giản nhưng ẩn sâu bên trong lời chào đấy là lời hứa hẹn về ngày trở lại khi đất nước đã giành được độc lập. Chiến dịch cuối cùng của cuộc trường chinh ấy sẽ mang tên Bác, gặp nhau giữa Sài Gòn là gặp nhau trong ngày toàn thắng. Không còn khói bụi rực trời nữa mà là khung cảnh vui mừng khôn xiết khi đất nước ta giành được độc lập. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo