Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn theo kiểu tổng phân hợp trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều

viết đoạn văn theo kiểu tổng phân hợp trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp của thúy kiều


 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
48
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều trong truyện "Truyện Kiều" của Nguyễn Du đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp tinh tế và tuyệt vời của nhân vật này.

Thúy Kiều được miêu tả như một người phụ nữ vô cùng xinh đẹp và quyến rũ. Đầu tiên, tôi bị cuốn hút bởi nhan sắc của cô. Đôi mắt Thúy Kiều được miêu tả như "mắt tròn như trăng, mày cong như cung". Điều này tạo nên một vẻ đẹp đầy mê hoặc và bí ẩn. Bên cạnh đó, đôi môi cô cũng được miêu tả như "môi mỏng như lá sen, môi đỏ như hoa đào". Từng đường nét trên khuôn mặt Thúy Kiều đều tạo nên một vẻ đẹp tinh tế và thanh thoát.

Không chỉ về nhan sắc, Thúy Kiều còn được miêu tả với vẻ đẹp tâm hồn. Cô là một người phụ nữ thông minh, tài năng và có lòng nhân hậu. Từ những tình huống khó khăn trong cuộc sống, Thúy Kiều luôn biết cách vượt qua và đối mặt với những khó khăn một cách kiên nhẫn và mạnh mẽ. Điều này tạo nên một vẻ đẹp tâm hồn trong cô, khiến người đọc không thể không ngưỡng mộ và yêu thích nhân vật này.

Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều đã tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí tôi. Tôi cảm nhận được sự tinh tế và tuyệt vời của vẻ đẹp này, không chỉ về ngoại hình mà còn về tâm hồn. Thúy Kiều là một người phụ nữ đáng ngưỡng mộ và làm mẫu cho những người phụ nữ khác.
0
0
nggynka
23/10/2023 21:54:50
+5đ tặng
"Truyện Kiều" của Nguyễn Du là một tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Trong đó, hình tượng nàng Kiều được coi là đại diện cho những người con gái tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp ấy được thể hiện rất rõ qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" .Nguyễn Du là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ cũng như miêu tả nhân vật. Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều đã được ông miêu tả vô cùng chi tiết, đặc sắc ở đoạn trích "Chị em Thuý Kiều". Nguyễn Du đã khéo léo khắc hoạ vẻ đẹp của Thuý Vân trước để làm đòn bẩy miêu tả chi tiết về vẻ đẹp của Kiều. Vậy nên trước hết ta thấy Kiều có một nhan sắc vô cùng tuyệt mỹ. Thông qua bút pháp ước lệ quen thuộc, Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của Kiều. Ông không miêu tả cụ thể những đường nét khuôn mặt của Kiều như với Thuý Vân mà Nguyễn Du đã tập trung miêu tả đôi mắt của nàng. Đây là nghệ thuật "điểm nhãn" cho nhân vật. Đôi mắt của Kiều qua lời miêu tả của nhà thơ hiện lên như một hồ nước mùa thu sâu thăm thẳm, trong trẻo, tĩnh lặng, đôi lông mày mềm mại như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hoá, thiên nhiên phải "ghen", phải "hờn". Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hoá "hoa, liễu" ở đây biết "ghen, hờn" cùng với đó là thành ngữ để chỉ những vẻ đẹp làm khuynh đảo quốc gia "nghiêng nước nghiêng thành"để gợi tả vẻ đẹp của Kiều. Nhưng vẻ đẹp đó của nàng lại là những tín hiệu không lành, nó dự báo cuộc đời hồng nhan đầy truân chuyên mà Kiều sẽ phải trải qua. Không chỉ có nhan sắc "chim sa cá lặn", Kiều còn có tài năng vượt trội hơn người: "Thông minh vốn sẵn tính trời/ Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm". Những tiểu thư trong xã hội phong kiến chỉ cần biết đủ về cầm kỳ thi hoạ đã xứng danh là tài nữ trong thiên hạ. Nhưng với Kiều, nàng không chỉ biết mà còn vô cùng tài năng, vô cùng xuất sắc, đặc biệt là tài đàn và soạn nhạc. Cùng với đó, nàng còn có sự thông minh thiên phú. Nàng không chỉ thuộc "làu bậc ngũ âm" trong nhạc cổ mà còn chơi được cả loại đàn tỳ bà của người Hồ - vốn là loại đàn vô cùng khó học. Khúc nhạc "Bạc mệnh" mà nàng soạn ra khiến cho ai nghe cũng đều phải rơi lệ, sầu thương "não nhân". Những điều đó đã gợi lên một trái tim đa sầu đa cảm, gợi lên một số kiếp bi kịch, éo le bởi như Nguyễn Du đã từng nói: "Chữ tài liền với chữ tai một vần". Tóm lại vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của Kiều đều tuyệt mỹ hơn người, vượt qua cả những khuôn khổ thông thường của tạo hoá. Nó là dự cảm cho số phận của một con người tài hoa nhưng bạc mệnh. Nguyễn Du đã sử dụng rất khéo léo nghệ thuật ước lệ, điểm nhãn cùng với các biện pháp như so sánh, nhân hoá, đòn bẩy để miêu tả vẻ đẹp và tài năng vô cùng tuyệt mỹ của Kiều. Qua đó ta cũng thấy được cảm hứng ca ngợi những vẻ đẹp và tài năng của con người - một trong những giá trị nhân đạo sâu sắc mà Nguyễn Du thể hiện.Chỉ bằng mấy câu thơ, Nguyễn Du đã cho ta thấy được vẻ đẹp hoàn mĩ của Kiều nhưng cũng đã dự báo trước được tương lai đầy sóng gió và đau khổ .
ĐÂY BẠN NHÉ , CHO TỚ XIN 1LIKE Ạ THANKS

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k