Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Kỹ năng sống giúp trang bị cho trẻ tiểu học cách tự mình ứng phó với mọi tình huống bất ngờ xảy ra. Một trong những quy tắc phổ biến được biết đến là “quy tắc 5 ngón tay”.
Nhìn chung, quy tắc bàn tay giúp bé hình dung một cách dễ nhất về nhóm các mối quan hệ xoay quanh mình. Qua đó, bé sẽ phân biệt được đâu là những người cần đề phòng để bảo đảm an toàn cho bản thân.
Kỹ năng sống giúp trẻ tiểu học hình thành thói quen lành mạnh, tích cực có thể bao gồm những việc liên quan đến chăm sóc thể chất, sinh hoạt hằng ngày lẫn đời sống tinh thần trong cuộc sống.
Các thói quen đó bao gồm: tập thể dục thể thao đều đặn, vệ sinh thân thể thường xuyên, ăn uống đầy đủ ngủ sớm và đúng giờ, biết gấp chăn gối, quần áo, đồ dùng đúng vị trí, không bừa bộn, biết xếp sách vở ngay ngắn trên bàn học, giá sách gọn gàng, ngăn nắp, thường xuyên đọc sách, luôn biết xin lỗi và cảm ơn, học cách bày tỏ, biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc của mình, biết giúp đỡ người khác,…
Giáo dục rèn luyện sức khỏe, thể chất cho học sinh độ tuổi tiểu học rất quan trọng, giúp trẻ tăng sức đề kháng, sẵn sàng khám phá thế giới xung quanh. Các kỹ năng sống liên quan đến rèn luyện sức khỏe như: Rèn luyện cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh đặt biệt là vệ sinh răng miệng, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe, tập thói quen đi ngủ đúng giờ, rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh, đúng bữa đủ chất,…
Các vấn nạn xâm hại trẻ em hiện nay diễn ra rất khó lường. Kỹ năng sống mang lại cho trẻ hiểu biết về đối tượng, sự việc diễn ra xung quanh và khả năng phán đoán, cũng như hành động phù hợp nhằm bảo vệ cho sự an toàn của bản thân.
Thông qua kỹ năng sống, học sinh độ tuổi tiểu học sẽ biết tự bảo vệ bản thân trước người lạ; Bảo vệ bản thân không bị xâm hại cơ thể; Bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông; Bảo vệ bản thân khi gặp hỏa hoạn,…
Việc dạy kỹ năng sống là góp phần giúp con cho trẻ tự lập. Ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ đã được bố mẹ dạy cho một số kĩ năng cần thiết như tự ăn, tự chơi, tự ngủ, tự đi giày, mặc quần áo, đeo ba lô,… Khi bước vào lứa tuổi tiểu học, rất nhiều sự tự lập khác cần thiết cho trẻ để hòa nhập với bạn bè như biết cách sắp xếp thời gian giữa học tập và vui chơi, biết thức dậy đúng giờ, tự soạn tập vở và bút viết khi đến lớp, biết giặt đồ, gấp quần áo và nấu một số món ăn đơn giản,…
Cân bằng và quản lý tốt cảm xúc giúp chúng ta giữ gìn và phát triển các mối quan hệ xã hội. Kỹ năng sống giúp con kiểm soát cảm xúc. Nếu không có kỹ năng, trẻ sẽ dễ trở nên nóng tính, cáu giận và không quan tâm đến cảm xúc người khác.
Bên cạnh đó, một số cách đơn giản cha mẹ có thể áp dụng để tăng cường kỹ năng này cho con như: Không chỉ trích nhưng cần cho con thấy hậu quả của việc không biết điều tiết cảm xúc, giải thích cho trẻ điều đó đã tổn thương người khác ra sao. Tìm hiểu nguyên nhân và chia sẻ với trẻ về những vấn đề khiến trẻ thái quá trong bộc lộ cảm xúc và hướng dẫn trẻ cách phản ứng phù hợp. Dành cho con không gian riêng để tự nhìn nhận lại cảm xúc của mình. Bên cạnh đó, bản thân cha mẹ phải thay đổi mình và biết điều tiết cảm xúc của bản thân.
Kỹ năng sống giúp con có được những định hướng, uốn nắn phù hợp trong cách cư xử của trẻ để luôn biết tôn trọng, đồng cảm, yêu thương mọi người.
Trong quan hệ với gia đình, con biết kính trọng ông bà, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâm chăm sóc người thân khi ốm đau, động viên, an ủi nhau khi gia quyến có chuyện chẳng lành. Đối với bạn bè đồng trang lứa và người lớn, con sẽ biết hành động nhã nhặn, tích cực. Hơn hết, con biết lắng nghe và đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và đồng cảm với tất cả mọi người.
Kỹ năng sống giúp con hiểu rõ về vai trò của ý thức cộng đồng, tại sao phải sống có trách nhiệm và tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực xã hội. Kỹ năng sống giúp con có ý thức trong cư xử và hiểu rõ những nguyên tắc, chuẩn mực chung, những luật bất hành văn trong đời sống. Đồng thời, trẻ sẽ sự chủ động thực hiện các hành vi mang tính xây dựng cộng đồng: giữ gìn trật tự an toàn giao thông, giữ vệ sinh đường làng, ngõ phố, bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ động vật, không làm ồn nơi công cộng,…
Kỹ năng sống giúp con có kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội. Qua đó, giúp con tăng khả năng hòa nhập, có nhiều cơ hội được mở rộng giao lưu và kết bạn. Con sẽ có khả năng chủ động lên một kế hoạch để có thể gặp gỡ và kết thân với những người bạn mới thông qua các loại hình hoạt động ngoại khóa mà trẻ thích tham gia. Bên cạnh đó, sự hòa nhập sẽ giúp con gia tăng kết nối xã hội và hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp.
Không phải đứa trẻ nào cũng sẵn có trí thông minh cảm xúc. Đôi khi, con không biết cách giải bày những suy nghĩ và cảm nhận của mình. Điều này dễ dẫn đến tâm trạng dồn nén, khó chịu đối với trẻ. Khi được trang bị kỹ năng sống, con sẽ biết cách phân loại các cảm xúc cơ bản, từ đó nói lên suy nghĩ của mình thay vì để trong lòng. Con sẽ có thể duy trì kết nối và tích cực lắng nghe những gì đang diễn ra trong cuộc sống của con và mọi người xung quanh.
Những kỹ năng sống giúp học sinh tiểu học biết cách đưa ra quyết định đúng đắn và hợp lý giúp con đạt được mục tiêu dễ dàng và hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời tạo ra nguồn động lực tích cực ngược lại cho chính bản thân con. Khi con biết cân nhắc và đưa ra quyết định đúng là khi con biết cách phân tích tình huống cần đưa ra quyết định, tìm hiểu thông tin, liệt kê các phương án, cân nhắc lợi – hại và đưa ra lựa chọn, theo đuổi hoặc chuyển hướng quyết định, chịu trách nhiệm với quyết định của mình,…
12. Giúp con tăng cường sự tự tin, tính kiên trì, kết nối và cam kết với trường họcViệc trang bị kỹ năng sống giúp trẻ tiểu học tăng cường sự tự tin. Một đứa trẻ tự tin sẽ rất vui vẻ và tiếp thu các vấn đề một cách thoải mái, nhẹ nhàng hơn so với một đứa trẻ tự ti. Cha mẹ có thể khen ngợi và tán dương đúng lúc để con trẻ tăng cường sự tự tin hơn nữa.
Khi có các kỹ năng sống nhất định, con sẽ có sự kiên trì. Con sẽ không dễ dàng bỏ cuộc trước khó khăn mà còn biết cách tận dụng cơ hội học hỏi, trau dồi cho bản thân. Kỹ năng sống giúp con trở thành một đứa trẻ hoạt bát và tự tin trong giao tiếp, chủ động kết nối bạn bè, chủ động trao đổi thông tin, quan tâm đến bạn bè và thầy cô, biết cách xây dựng tình bạn trong mọi trường hợp, biết quan sát biểu hiện cảm xúc của người khác, biết chấp nhận sự khác biệt,…
Bên cạnh đó, những kỹ năng sống giúp con tăng sự kết nối với bạn bè và thầy cô, từ đó nâng cao tính cam kết. Khi đến trường, con sẽ luôn thực hiện lời hứa với bạn bè, hoàn thành bài tập của giáo viên,…
Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh tiểu học. Khi xảy ra vấn đề nào đó, nếu không được trang bị kỹ năng sống, con sẽ không đủ kiến thức để xử lý các tình huống bất ngờ. Vì thế, rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội. Từ đó, thành công trong học tập và cuộc sống.
Như vậy, giáo dục kỹ năng sống là điều cần thiết cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên, ngoài việc bố mẹ giáo dục đúng cách, cha mẹ cũng cần chọn được môi trường học phù hợp. Bởi trường học sẽ là nơi trẻ gắn bó nhiều nhất, nơi đây góp phần giúp trẻ khắc phục những kỹ năng còn yếu kém, phát huy các kỹ năng sống trẻ ngày càng hoàn thiện bản thân hơn.
Tại Vinschool, chương trình Kỹ năng Thế kỷ 21 là chương trình học xuyên suốt, mang tính hệ thống hoàn thiện, có lộ trình phát triển với kỹ năng mục tiêu cho từng khối lớp. Học sinh có thể luyện tập trong bất kỳ môn học hay hoạt động học tập trải nghiệm nào, với bất kỳ giáo viên nào tại trường hay ở nhà thông qua:
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |