Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.392
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Mối quan hệ của con người với cộng đồng và đất nước là một vấn đề quan trọng trong đời sống. Đây không chỉ là một vấn đề cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và thịnh vượng của xã hội. Mỗi người dân đều có trách nhiệm và vai trò đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng và đất nước mình.

Trước hết, mối quan hệ của con người với cộng đồng là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh và phát triển. Mỗi cá nhân cần có ý thức về trách nhiệm và tình yêu thương đối với cộng đồng mình. Đó là sự chấp nhận và tôn trọng các quy tắc, luật lệ và giá trị xã hội. Bằng cách tuân thủ các quy định và tham gia vào các hoạt động cộng đồng, con người có thể góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của cộng đồng.

Mối quan hệ của con người với đất nước cũng rất quan trọng. Đất nước là nơi sinh sống, là nguồn gốc của con người. Chúng ta có trách nhiệm bảo vệ và phát triển đất nước mình. Đó là sự bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên một cách bền vững và tôn trọng văn hóa và lịch sử của đất nước. Con người cần có ý thức về trách nhiệm và tình yêu thương đối với đất nước mình, không chỉ trong việc tuân thủ các quy định pháp luật mà còn trong việc thực hiện những hành động tích cực để bảo vệ và phát triển đất nước.

Mối quan hệ của con người với cộng đồng và đất nước còn được thể hiện qua việc tham gia vào các hoạt động xã hội và công việc tình nguyện. Tham gia vào các hoạt động xã hội, con người có thể gặt hái được nhiều kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng. Công việc tình nguyện cũng là một cách để con người thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm đến cộng đồng và đất nước. Bằng cách tham gia vào các hoạt động tình nguyện, con người có thể giúp đỡ những người khó khăn, góp phần vào việc giảm bớt bất bình đẳng xã hội và xây dựng một xã hội công bằng và phát triển.

Tóm lại, mối quan hệ của con người với cộng đồng và đất nước là một vấn đề quan trọng trong đời sống. Chúng ta cần có ý thức về trách nhiệm và tình yêu thương đối với cộng đồng và đất nước mình. Bằng cách tuân thủ các quy tắc, luật lệ và tham gia vào các hoạt động cộng đồng, con người có thể góp phần vào sự phát triển và thịnh vượng của cộng đồng. Đồng thời, bằng cách bảo vệ và phát triển đất nước, tham gia vào các hoạt động xã hội và công việc tình nguyện, con người có thể tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng và đất nước.
7
1
Thành
27/10/2023 21:57:04
+5đ tặng

Tố Hữu đã từng viết trong bài “Một khúc ca”:

“Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Con người cần có lòng yêu thương, sự đồng cảm. Bởi vậy mà ông cha ta cũng đã gửi gắm lời răn dạy qua câu “Lá lành đùm lá rách”.

Câu tục ngữ mượn hình ảnh tả thực trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Người xưa thường dùng lá để gói bánh, lớp lá lành bọc lên lớp lá rách. Qua hình ảnh này để nói về cách ứng xử trong cuộc sống. Con người cần biết chia sẻ, giúp đỡ nhau. Người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ hơn cần giúp đỡ cho những người khó khăn, bất hạnh.

Lời khuyên này là hoàn toàn đúng đắn. Con người sinh ra có hoàn cảnh khác nhau. Người được hưởng cuộc sống trong nhung lụa, sung sướng. Người lại phải chịu đựng những khổ cực về vật chất lẫn tinh thần. Sự chia sẻ và giúp đỡ sẽ giúp cho cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn, xã hội ngày càng phát triển và văn minh hơn.

Con người Việt Nam luôn được biết đến là giàu lòng nhân ái. Chúng ta có cùng chung nguồn gốc “Con Rồng cháu Tiên”, bởi vậy mà vẫn luôn biết giúp đỡ lẫn nhau. Dù là sự chia sẻ về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thần (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…) thì cũng đều đáng để người nhận trân trọng, biết ơn. Hình ảnh màu áo xanh tình nguyện chắc chắn đã quá quen thuộc với thế hệ trẻ Việt Nam. Họ đã bước chân đến những vùng miền xa xôi của tổ quốc để giúp đỡ những người khó khăn (dạy chữ cho trẻ em vùng cao, giúp đỡ người vô gia cư…). Hay những doanh nghiệp sẵn sàng thu mua nông sản để giúp đỡ cho bà con nông dân khi dịch bệnh, thiên tai hoành hành, phá hoại mùa màng và cuộc sống. Cả những phong trào quyên góp, ủng hộ đang diễn ra rộng khắp như “Tết ấm tình thương”, “Quỹ vì người nghèo”, “Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam”, “Giọt màu hồng trao đi”... đều thể hiện sự đồng cảm và làm cho khoảng cách giữa người với người xích lại gần nhau hơn.

Qua chứng minh, lời răn dạy mà câu tục ngữ gửi gắm là đúng đắn, ý nghĩa. Cuộc sống cần có tình yêu thương, sự chia sẻ mới trở nên ấm áp hơn. Trao đi yêu thương, để nhận lại yêu thương nhiều hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
20
3
Dương Thân Nguyễn ...
27/10/2023 21:57:29
+4đ tặng

Ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của một đất nước. Tiếng Việt cũng vậy. Nó góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam muôn đời, là niềm tự hào của cả dân tộc. Vậy nên giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là điều vô cùng quan trọng.

Khi nói về vai trò của tiếng Việt, nhà văn Đặng Thai Mai đã viết: "Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay". Đây chính là chìa khóa giải phóng dân tộc ta khỏi ách đô hộ của bọn thực dân. Không chỉ vậy, đó còn là phương tiện để chứng minh nước ta có lãnh thổ riêng, nền tự chủ riêng mà không ai có quyền xâm phạm. Lịch sử chiến đấu của dân tộc đã chứng minh rõ ràng điều đó. Tiếng Việt trở thành vũ khí để ta thoát khỏi xiềng xích của kẻ thù. Không những thế, nó còn làm nên một bản sắc rất riêng của nước ta. Ngoài ra, tiếng Việt còn được lưu giữ qua những trang sách, trong những bài thơ. Từ đó, nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Tóm lại, tiếng Việt là thứ ngôn ngữ quan trọng và ý nghĩa đối với dân tộc.

Thế nhưng, thực tế tiếng Việt lại đang bị biến dạng. Họ biến hóa ngôn ngữ nước mình theo nhiều kiểu khác nhau như: xen kẽ những từ ngữ nước ngoài khi nói tiếng Việt, cố tình viết tiếng Việt không dấu, viết tắt, sử dụng kí hiệu riêng,... Nhiều trường hợp sử dụng từ ngữ một cách bừa bãi mà không hiểu rõ ý nghĩa, gây ra những hiểu lầm tai hại, thậm chí còn để lại hậu quả khôn lường.

Tiếng Việt là là niềm tự hào của cả dân tộc. Vậy nên, nó cần được giữ gìn và bảo vệ. Chúng ta cần phải loại bỏ thứ ngôn ngữ biến hóa từ tiếng Việt trên mạng với những lỗi sai hiện nay. Chúng ta có thể phát triển tiếng Việt nhưng quan trọng là phải giữ được sự trong sáng của nó. Hãy để tiếng Việt phát triển một cách tích cực không bị đồng hóa.

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta hãy cùng nhau chung tay bảo vệ và phát triển nét đẹp đó của đất nước.
CHẤM  CHO MK NHÉ 

0
0
Chi Nguyễn
02/12 11:58:50

Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Tình yêu thương là sợi dây gắn kết người với người. Và để yêu thương còn mãi, trong cuộc sống cần có sự đồng cảm và sẻ chia.

Cuộc sống hiện đại khiến con người ta nhiều khi chợt quên đi những giá trị tốt đẹp đời thường. Nhưng đồng cảm và sẻ chia thì không. “Đồng cảm” là cùng có chung một mối cảm xúc, cảm nghĩ. Người đồng cảm là người biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ. Đồng cảm trái ngược với vô cảm. Còn “sẻ chia” là cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu. Người biết sẻ chia là người biết cùng người khác san sẻ vui buồn, trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau và cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất.

Đồng cảm và sẻ chia có mối liên hệ, người ta đồng cảm trước rồi mới sẻ chia với nhau. Đó không phải điều gì đó xa vời với cuộc sống của chúng ta. Nó gần gũi đến mức chỉ cần bạn quay lưng đã có thể nhìn thấy. Không phải thứ quá cao thượng, đơn giản chỉ là một ánh mắt, một nụ cười khích lệ, một cái siết tay thật nhẹ, một cái ôm và một lời nói. Bất kỳ ai cũng có thể đồng cảm sẻ chia với người khác dù cho có là người xa lạ đi chăng nữa. Khi rời xa gia đình để đến một thành phố xa lạ nhập học, nỗi nhớ nhà khiến người ta đồng cảm với nhau và xích lại gần nhau hơn. Đồng cảm sẻ chia sẽ kéo gần khoảng cách và khởi nguồn cho những điều tốt đẹp. Trong gia đình, sự thấu hiểu những lo lắng yêu thương của ba mẹ và hành động dù rất nhỏ là giúp đỡ sẻ chia với ba mẹ của bạn nhất định sẽ đem đến niềm vui vì mọi người đều biết bạn đã trưởng thành hơn. Đồng cảm, sẻ chia trong các mối quan hệ là chất keo kết dính bền chặt, lâu dài. Có đồng cảm, sẻ chia với nhau thì mới thấu hiểu cho nhau, tin tưởng và sẵn sàng đồng hành.

Được đồng cảm sẻ chia, con người sẽ có thêm sức mạnh và niềm tin để vượt qua trở ngại, khó khăn. Có thể bạn không biết nhưng một hành động rất nhỏ thôi cũng có thể cứu vớt một tâm hồn đang tuyệt vọng. Thứ này đối với bạn không là gì cả nhưng với người khác có thể là ước mơ cả đời không thể có được. Hãy đặt mình vào vị trí của những người bất hạnh hơn, bạn sẽ không chỉ cảm thông với số phận của họ mà còn biết yêu quý, trân trọng những gì mình đang có.

Khi bạn biết yêu thương sẻ chia, bạn sẽ trở nên bao dung hơn, chín chắn và trưởng thành hơn. Cuộc đời của người được nhận tươi sáng hơn, cuộc đời của người cho đi cũng tươi sáng hơn. Bởi lẽ " Yêu thương cho đi là yêu thương giữ được mãi mãi ". Bên cạnh việc làm cho cuộc đời mỗi cá nhân trở nên tốt đẹp, đồng cảm sẻ chia còn tạo nên sức mạnh cộng đồng. Chúng ta không thể khống chế thiên tai, lũ lụt nhưng sự sẻ chia của tất cả mọi người có thể chống lại hậu quả mà nó gieo rắc. Những chi phí và lương thực cứu trợ gửi đi mỗi năm cho đồng bào thiên tai chính là biểu hiện cụ thể của sự đồng cảm sẻ chia, là sợi dây gắn kết anh em ba miền Bắc - Trung - Nam của dân tộc Việt Nam.

Nếu không có đồng cảm và sẻ chia thì cuộc sống này sẽ tiếp diễn ra sao? Bạn bè không bao giờ thấy vui trước thành công của nhau, thay vào đó là sự ghen ghét đố kị. Người thầy chỉ lên lớp để hoàn thành công việc của mình mà không quan tâm chia sẻ với học sinh. Hay người bác sĩ không bao giờ đồng cảm, chia sẻ với bệnh nhân của mình, cha mẹ không quan tâm đến cuộc sống tinh thần của con. Mới chỉ dừng lại trong suy nghĩ thôi cũng thấy thật lạnh lẽo.

Xung quanh ta có biết bao người luôn sẵn sàng đồng cảm, sẻ chia với người khác. Những chương trình " Trái tim cho em ", "Thắp sáng niềm tin", Hiến máu tình nguyện; những món quà trao đi cho những hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh chính là biểu hiện chân thực cảm động nhất của những tấm lòng đẹp biết đồng cảm sẻ chia trong cuộc sống hiện nay.

Nhưng đâu đó vẫn có những người chỉ ích kỷ lo cho lợi ích của riêng mình. Họ từ chối và tìm cách biện minh cho sự thờ ơ vô cảm của bản thân. Và như thế, họ tự tách mình ra khỏi cộng đồng.

Mỗi chúng ta không thể sống mà cô độc một mình. Hãy tập cho mình thói quen lắng nghe để đồng cảm, sẻ chia.Hãy dành một khoảng thời gian, để dừng chân bên đời cuộc đời, dành cho nhau một chút ấm áp ngọt ngào. Sẻ chia nỗi buồn và sẻ chia cả niềm vui để cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn. Đồng thời hoàn thiện nhân cách của mình, để sống xứng đáng với cuộc đời. Bởi“ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×