Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Cà phê: EU là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 34,8% tổng kim ngạch. Trong đó, Đức (đạt 377 triệu USD), Italy (đạt 205 triệu USD), Tây Ban Nha (đạt 119 triệu USD) và Bỉ (đạt 97 triệu USD). Ngoài ra, chủng loại được người tiêu dùng EU ưa chuộng phải kể đến mã HS 21011110 (cà phê tan) với kim ngạch đạt hơn 60 triệu USD.
Hạt điều: Theo thống kê, Châu Âu là thị trường nhập khẩu hạt điều đứng thứ 2 (sau Hoa Kỳ), với tổng trị giá 734 triệu USD, tương đương 122 nghìn tấn và tăng hơn 15,2% về lượng và trị giá.
Nhu cầu xuất khẩu hạt điều ngày càng tăng cao nhờ vào tình hình tăng trưởng tốt trong những năm gần đây, các doanh nghiệp cũng vì thế mà đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều. Để quá trình vận chuyển diễn ra suôn sẻ và đúng tiến độ, các doanh…
Cao su: Năm 2021, xuất khẩu cao su sang EU đạt khoảng 100 nghìn tấn, tương đương 175 triệu USD, tăng 33,7% về lượng và tăng mạnh 72,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong tất cả quốc gia thành viên của Châu Âu, cao su Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu bởi Đức (đạt 62 triệu USD), Italy (đạt 25 triệu USD), Tây Ban Nha (đạt 22 triệu USD) và Hà Lan (đạt 17 triệu USD).
Cao su là một trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt được tốc độ tăng trưởng tích cực
Rau quả: Khi Hiệp định EVFTA bắt đầu có hiệu lực, 94% trong số 547 dòng thuế rau quả và chế phẩm từ rau quả (vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa hấu) đã được xóa bỏ ngay lập tức. Nhờ đó, trong vòng 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 173 triệu USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Hạt tiêu: Báo cáo của Tổng cục Hải quan cho thấy, ưu đãi từ Hiệp định EVFTA đã giúp kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu từ Việt Nam sang Châu Âu đạt hơn 40 nghìn tấn, tương đương 165 triệu USD, tăng 7,4% về lượng, đồng thời tăng mạnh 63,9% về trị giá.
Gạo: Mặc dù không phải thực phẩm chính yếu, song khối EU vẫn có nhu cầu nhất định đối với các loại gạo dinh dưỡng ,tốt cho sức khỏe. Cùng với Hiệp định EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Châu Âu đã không còn chịu áp thuế. Nhờ đó, tính trong năm 221, nước ta đạt được đạt khoảng 54 nghìn tấn gạo xuất khẩu, tương đương 38 triệu USD, tăng 21,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Chè: Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu có sản phẩm chè được xuất khẩu nhiều nhất vào EU. Trong đó, Ba Lan (đạt 1 triệu USD), Đức (đạt 601 nghìn USD) và Bỉ (đạt 410 nghìn USD).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |