Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ai cũng biết, cuộc đời đau khổ chẳng phải là phần riêng dành cho ai, nhưng những người chịu đựng nhiều hơn cả vẫn là phụ nữ và nỗi đau của họ bao giờ cũng có khía cạnh chua xót, tái tê riêng. Những nhà thơ trong xã hội phong kiến đã thấu hiểu tất cả những nỗi đau đó bằng kinh nghiệm của cuộc đời chung và cuộc đời riêng; và bằng tiếng thơ, muốn nói lên những tiếng nói chia sẻ với họ.
Trong lịch sử văn học dân tộc, có lẽ Xuân Hương là người đầu tiên dám cất lên tiếng nói khẳng định tài năng trí tuệ của người phụ nữ, nói lên ước vọng được khẳng định mình. Và cao hơn hết chính là tư tưởng nhân đạo trong thơ Xuân Hương đem lại cho đến nay vẫn còn giá trị.
Có thể nói, tuy chưa phản ánh được những mâu thuẫn lớn của thời đại, chưa có tầm nhìn xa để thấy hết những đau khổ và khát vọng của con người, song những tác phẩm đó cũng đã đóng góp cho nền thơ ca dân tộc một tiếng thơ hết sức độc đáo.
Ngày nay, cuộc sống đã đổi thay nhiều, xã hội đã công bằng hơn với người phụ nữ. Nhưng có những nỗi đau khổ đã trở thành hằng số muôn đời của người phụ nữ và đâu đó xung quanh ta vẫn còn nhiều mảnh đời chị em bất hạnh. Vì vậy, mà những tác phẩm trên vẫn còn vẹn nguyên giá trị và sức sống. Đọc những tác phẩm ấy, không chỉ là để đồng cảm, để sẻ chia mà còn là chiêm nghiệm, suy ngẫm.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |