Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thị trường việc làm được hiểu là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công, thị trường việc làm hiện nay có rất nhiều công việc khác nhau do đó người lao động có thể tìm kiếm việc làm phù hợp với mình. Hiện nay thì thị trường việc làm tiếp tục phát triển theo chiều hướng đổi mới công nghệ, nâng cao quản lý; phát triển quy mô sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp tạo nhiều chỗ làm mới thu hút lao động với nhiều ngành nghề đa dạng, đặc biệt nhu cầu tìm việc làm chất lượng cao.
căn cứ theo quy định tại điều 23. Nội dung thông tin thị trường lao động Luật việc làm 2013 quy định cụ thể:
1. Tình trạng, xu hướng việc làm.
2. Thông tin về cung cầu lao động, biến động cung cầu lao động trên thị trường lao động.
3. Thông tin về lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Thông tin về tiền lương, tiền công.
Theo đó, nội dung thứ nhất đó là các thông tin này dựa trên số liệu thống kê ngành nghề được nhiều người lựa chọn định hướng khi thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề, ngành nghề có xu hướng phát triển về nguồn nhân lực qua các yếu tố kinh tế – xã hội, chính trị khách quan, các ngành nghề có xu hướng tăng đòi hỏi nguồn nhân lực. Tình trạng, xu hướng việc làm giúp cơ quan quản lý, chuyên gia đánh giá được sự phát triển hay đi lùi của thị trường lao động trong nước trong nhiều năm tiếp theo, để có hướng quản lý phù hợp.
Nội dung thứ hai đó là thông tin về cung cầu lao động, biến động cung cầu lao động trên thị trường lao động cụ thể khi nói về các biến động trên thị trưởng lao động chủ yếu liên quan đến cung cầu lao động. Các thông tin về cung cầu lao động, biến động cung cầu lao động trên thị trường lao động chủ yếu là các thông tin liên quan đến số lượng người lao động tham gia vào thị trường lao động hằng năm, số người sử dụng lao động tăng lên hằng năm, nhu cầu của người lao động, nhu cầu của người sử dụng lao động cũng như các ngành mà người lao động hướng tới. Thông tin về cung, cầu lao động, biến động cung cầu cũng giúp cơ quan quản lý Nhà nước xác định được tình trạng của thị trường lao động, đánh giá các ngành nghề và có các chính sách thúc đẩy cung, cầu lao động cho một số ngành nghề lao động có trình độ kỹ thuật, chuyên môn cao, các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc đối với nhóm người lao động đặc biệt như người lao động cao tuổi, người lao động là người khuyết tật, người lao động là thanh niên, người lao động là người vùng dân tộc thiểu số,
Nội dung thứ ba đó là thông tin về lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cụ thể khi là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam và người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đều khó kiểm soát do nơi làm việc không phải quốc gia của người đang làm việc. Các thông tin này giúp cơ quan quản lý Nhà nước quản lý nhân thân người lao động nước ngoài tại Việt Nam, người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, đồng thời đánh giá xu hướng xuất, nhập khẩu lao động cùng ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu lao động, tuyển dụng lao động nước ngoài đối với thị trường trong nước.
Nội dung cuối cùng đó là một thông tin quan trọng liên quan tới tiền lương, tiền công, theo đó nội dung này thể hiện mức độ đãi ngộ chung của nhóm người sử dụng lao động, mức độ phát triển của người sử dụng lao động cũng như thị trường lao động nói chung, cũng thể hiện mức sống của người lao động trong xã hội. Thông tin về tiền lương, tiền công giúp cho người sử dụng lao động cân nhắc mức đãi ngộ của mình cho người lao động cũng như giúp người lao động lựa chọn công việc có mức tiền lương, tiền công phù hợp. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, thông tin về tiền lương, tiền c
Việclàm
Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều định nghĩa nhằm làm sáng tỏ: “Việc làm là gì”. Và ở các quốc gia khác nhau do ảnh hưởng của nhiều yếu tố (như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp…) người ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau. Chính vì thế không có một định nghĩa chung và khái quát nhất về việc làm.
Theo Điều 13, Bộ luật Lao động Việt Nam: “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việclàm”.
Trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:
▪Một là, làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việcđó.
▪Hai là, làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành công việcđó.
▪Balà,làmcáccôngviệcchohộgiađ´nhmìnhnhưngkhôngđượctrả
thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quảnlý.
Theo quan điểm của Mac: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,…) để sử dụng sức lao động đó).
Sức lao động do người lao động sở hữu. Những điều kiện cần thiết như vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,… có thể do người lao động có quyền sở hữu, sử dụng hay quảnlý.
Theo quan điểm của Mac thì bất cứ tình huống nào xảy ra gây nên trạng thái mất cân bằng giữa sức lao động và điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động đó đều có thể dẫn tới sự thiếu việc làm hay mất việclàm.
Theo khái niệm được đưa ra trong từ điển Tiếng Việt: “Việc làm là công việc được giao cho làm và được trả công” [tr.1076]. Khái niệm này tương đối rộng, tuy nhiên còn một thuật ngữ chưa mang tính phổ biến đó là mang tính chất công việc “được giao”. Người lao động hoàn toàn có thể tự tạo ra việc làm để có thu nhập mà không cần phải ai giao việc cho.
Theo giáo trình Kinh tế Lao động của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội [tr.19], khái niệm việc làm được hiểu là: “Trạng thái phù hợp về mặt số lượng và chất lượng giữa tư liệu sản xuất với sức lao động để tạo ra hàng hóa theo nhu cầu của thị trường”. Hiểu rộng ra có thể gọi việc làm là hoạt động có ích (sản xuất, dịch vụ, nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật quản lý,….) tạo ra/có thunhập.
Theo Đại từ điển Kinh tế thị trường: “Việc làm là hành vi của nhân viên, có năng lực lao động thông qua hình thức nhất định kết hợp với tư liệu sản xuất để được thù lao hoặc thu nhập kinh doanh”.
Từ các quan điểm trên tác giả thống nhất với khái niệm: Việc làm là hoạt động lao động của các cá nhân trong xã hội nhằm mục đích tạo ra thu nhập (được trả công bằng tiền, hiện vật, trao đổi công; tự làm để tạo thu nhập, tạo lợi ích cho gia đình không hưởng tiềncông/lương).
Phân loại việc làmCó nhiều cách nhìn nhận và phân loại việc làm nhưng cơ bản là đứng trên góc độ chủ thể hoạt động của việc làm là người lao động. Những hoạt động của người lao động thể hiện hình thức, tính chất, đặc điểm, yêu cầu và cả xu hướng của việc làm. Việc làm vì thế có thể phân loại theo chủ thể hoạt động lao động là người lao động và chủ thể tạo việc làm trong nền kinh tế.
Người có việc làm, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Người có việc làm là những người đang làm một việc gì đó được trả tiền công hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự thoả mãn lợi ích thay thế thu nhập của giađình”.
Theo Tổng cục Thống kê: “Người có việc làm là những người đang làm việc trong thời gian quan sát và những người trước đó có việc làm nhưng hiện đang nghỉ tạm thời vì các lý do như ốm đau, đình công, nghỉ hè, lễ trong thời gian sắp xếp lại sản xuất do thời tiết xấu, máy móc hư hỏng…”. Người có việc làm có thể chia thành 2 nhóm là người đủ việc làm và người thiếu việclàm.
Người đủ việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo lớn hơn hoặc bằng 36 giờ; hoặc những người làm việc có số giờ nhỏ hơn 36 giờ nhưng bằng hoặc lớn hơn số giờ chế độ quy định đối với các công việc nặng nhọc, độc hại. Người thiếu việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo dưới 36 giờ; hoặc ít hơn số giờ theo chế độ quy định đối với các công việc nặng nhọc, độchại.
Theo hoạt động của mỗi cá thể người lao động việc làm có thể chia thành: việc làm chính, việc làm phụ.
▪Việc làm chính: là công việc mà người lao động dành nhiều thời gian nhất so với công việc khác.
▪Việc làm phụ: là việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất sau công việc chính.
Trong trường hợp việc làm chính và phụ có thời gian bằng nhau thì việc làm nào có thu nhập cao hơn được xem là việc làmchính.
Theo phân loai của Cục điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp hằng năm của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội phân ra, việc làm trong:
- Khu vực hành chính: cơ quan tổ chức hành chính Nhà nước (các cấp Bộ/Ban/Ngành ỏ Trung ương, Tỉnh, Huyện,Xã,…),
- Khu vực sự nghiệp: các đơn vị sự nghiệp (giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, truyền thông, thể thao,…) gồm cả công lập, bán công, tư thực, dân lập.
- Khu vực cộng đồng: các cơ quan Đảng, Đoàn, tổ chức chính trị, các hiệp hội;
- Khu vực sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trong nước: các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân;
- Khu vực hợp tác xã: hiện đang hoạt động theo Luận Hợp tác xã;
- Khu vực kinh tế hộ: kinh tế cá thể, hộ gia đình;
- Khu vực có yếu tố nước ngoài: việc làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong các cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài khác.
Các chỉ tiêu đo lường
▪Tỷ lệ người có việc làm: là tỷ lệ % của số người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế.
▪Tỷ lệ người có việc làm đầy đủ: là tỷ lệ % của số người có việc làm đầy đủ so với dân số hoạt động kinh tế. Dân số hoạt động kinh tế (DSHĐKT) là một bộ phận dân số cung cấp hoặc sẵn sàng cung cấp sức lao động cho sản xuất của cải vật chất và dịch vụ. DSHĐKT = Những người đang làm việc + Những người thất nghiệp
Những người đang làm việc = Những người trong độ tuổi lao động + ngoài độ tuổi lao động đang tham gia làm việc trong các ngành của nền kinh tế quốcdân.
Những người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu tìm việc nhưng hiện tại chưa tìm được việc.
Thị trường laođộng
Có rất nhiều khái niệm về thị trường lao động, mỗi một thị trường lao động lại có những đặc điểm riêng của mình. Thị trường lao động khác biệt so với thị trường hàng hóa ở chỗ, nó thể hiện phần lớn những biểu hiện kinh tế xã hội của cả xã hội và có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nó. Vì vậy, thị trường lao động của Mỹ, Nhật, Tây Âu, Nga, Trung Quốc và Việt Nam có rất nhiều khácnhau.
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “Thị trường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”. Khái niệm này nhấn mạnh đến các dịch vụ lao động được xác định thông qua việc làm được trả công.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |