Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Pierre Benoit đã từng khẳng định: 'Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả ta lẫn người khác". Thật vậy, lòng khoan dung chính là nhân tố quan trọng góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Từ cổ chí kim, lòng khoan dung luôn là điều thiết yếu của cuộc sống. Người xưa từng nói "nhân vô thập toàn". Con người chẳng có ai hoàn hảo, tốt đẹp đến mức tuyệt đối. Trong thần thoại Hy Lạp, ngay cả người con của bị thần như A Sin cũng có điểm yếu ở gót chân, để rồi chính gót chân ấy đã bị kẻ thù lợi dụng và hãm hại.
Ai ai cũng hơn một lần mắc lỗi, không chỉ với người xung quanh mà còn với chính bản thân mình. Đó có thể là hành động do suy nghĩ chưa chín chắn, hoặc do hoàn cảnh đẩy họ vào sai trái. Khi ta không hiểu mà cứ cố chấp, trách móc, chế giễu lỗi lầm của người khác, bản thân ta cũng không thể thanh thản, mà sự trách móc ấy còn có thể khiến người sai càng trở nên lầm đường lạc lối, và khiến mối quan hệ giữa con người với con người rạn nứt. Khoan dung với người khác cũng chính là khoan dung với bản thân mình.
Trong lịch sử dân tộc, lòng khoan dung là truyền thống văn hóa cao đẹp của người Việt ta. Khi giặc Minh thất bại, chúng ta không đuổi cùng giết tận mà mở cho họ con đường sống, Nguyễn Trãi đã từng viết trong "Bình Ngô đại cáo":
"Mã Kỳ, Phương Chính cấp cho 500 chiếc thuyền
Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa"
Hay trong các câu ca dao, dân ca, lòng nhân ái, vị tha cũng nhắc nhở con cháu đời sau:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |