Cảm nhận của anh / chị về vẻ đẹp chân dung người lính qua đoạn thơ sau
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò - lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ? Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức… (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2. Theo đoạn trích, tác giả đã so sánh “cuộc đời” với hình ảnh nào? Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong câu văn “sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy”? Câu 4. Anh/chị hãy rút ra thông điệp cho bản thân từ nội dung văn bản?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết của lý tưởng sống. Câu 2(5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp chân dung người lính qua đoạn thơ sau: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm. Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm. Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. ( Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập1, NXB Giáo dục, 2010 ) GỢI Ý NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Mở bài: – Giới thiệu Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến. – Nêu vấn đề cần nghị luận Thân bài: a. Khái quát về bài thơ, đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến - Về đoàn quân Tây Tiến, hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, cảm hứng chung của bài thơ; - Vị trí, nội dung đoạn thơ. b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ b.1.Về nội dung * Diện mạo oai phong, dữ dội: (Hai câu đầu) “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm” - Những chặng đường hành quân trên dốc cao, vực thẳm, cuộc sống thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng đã tàn phá hình hài của người lính, nhưng họ vẫn giữ được dáng vẻ oai phong, phảng phất nét anh hùng của người tráng sĩ xa xưa. Cảm hứng lãng mạn, anh hùng đã giúp cho nhà thơ phát hiện và khắc họa được vẻ đẹp kiêu dũng của người lính, thể hiện ở sự vượt lên, xem thường mọi khổ ải, thiếu thốn. - Sử dụng từ ngữ mạnh bạo, độc đáo, bút pháp lãng mạn “Đoàn binh” “không mọc tóc” “Quân xanh màu lá dữ oai hùm” “Xanh màu lá” tô đậm cảm hứng anh hùng mang vẻ dữ dội của núi rừng chứ không hề gợi lên vẻ tiều tụy, ốm yếu. * Tâm hồn hào hoa, lãng mạn (Hai câu tiếp) - Người lính không chỉ dũng cảm mà còn là những người có tâm hồn lãng mạn. “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” Nhớ về những cô gái Hà Thành, coi đó là động lực tiếp sức cho họ hoàn thành nhiệm vụ chiến trường * Ý chí, quyết tâm và sư hi sinh anh dũng: (Bốn câu sau) “Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành” - Vì đất nước, họ sẵn sàng bỏ lại thân xác nơi rừng hoang biên giới lạnh lẽo, xa xôi xa quê nhà - Vì Tổ quốc, họ sẵn sàng dâng hiến tuổi xuân; coi cái chết nhẹ như lông hồng. - Cách nói giảm nói tránh: “anh về đất”, và rồi bị át hẳn đi trong tiếng gầm thét dữ dội của dòng sông Mã. Trong âm hưởng vừa dữ dội, vừa hào hùng của thiên nhiên ấy, sự hi sinh của người lính Tây Tiến không bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. -> Họ tiều tuỵ, tàn tạ trong hình hài nhưng lại chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng dấp của những tráng sĩ thuở xưa. - Giọng điệu chủ đạo của đoạn thơ trang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội. b.2. Về nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ tài hoa và xúc cảm mãnh liệt; hình ảnh thơ sáng tạo, kết hợp từ Hán Việt và thuần Việt; nhiều biện pháp tu từ đã làm nên sức sống của hình tượng nghệ thuật, rung động người đọc. Kết bài - Khẳng đinh vẻ đẹp người lính trong bài thơ: Vẻ đẹp chói ngời lý tưởng. - Nêu cảm nghĩ về hình tượng người lính Tây Tiến. Biết mở rộng liên hệ với trách nhiệm thanh niên thời đại ngày nay.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).