Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Viết đoạn văn phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
68
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong tiểu thuyết Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, nhân vật Vũ Nương được miêu tả là một người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường và thông minh. Bà là một người con gái Nam Xương, một vùng quê nghèo nằm ở miền Bắc Việt Nam.

Vũ Nương là một người phụ nữ có tâm hồn cao thượng và lòng yêu nước sâu sắc. Bà luôn tỏ ra rất quan tâm và lo lắng cho cuộc sống của những người dân nghèo khó trong làng. Bà không chỉ lo lắng cho gia đình mình mà còn chăm sóc và giúp đỡ những người xung quanh. Vũ Nương là một người mẹ yêu thương và chăm sóc con cái một cách tận tụy. Bà dành nhiều tình yêu thương và sự quan tâm cho con trai mình, Trọng Nghĩa, và luôn cố gắng để con trai có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngoài ra, Vũ Nương còn là một người phụ nữ thông minh và quyết đoán. Bà không chỉ biết cách giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày mà còn có khả năng đối phó với những tình huống khó khăn và nguy hiểm. Vũ Nương đã thể hiện sự thông minh và quyết đoán của mình khi đối mặt với những thử thách và khó khăn trong cuộc sống. Bà không bao giờ từ bỏ và luôn luôn tìm cách để vượt qua mọi khó khăn.

Tuy nhiên, Vũ Nương cũng có nhược điểm của một người phụ nữ. Bà thường bị ám ảnh bởi quá khứ và những ký ức đau buồn. Điều này khiến bà trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Mặc dù vậy, Vũ Nương vẫn luôn cố gắng vượt qua những khó khăn và không để bị quá khứ làm mất đi sự kiên nhẫn và sự mạnh mẽ của mình.

Tổng kết lại, Vũ Nương là một nhân vật đáng ngưỡng mộ trong Chuyện người con gái Nam Xương. Bà là một người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường và thông minh. Vũ Nương luôn quan tâm và lo lắng cho cuộc sống của người dân nghèo khó trong làng. Bà cũng có nhược điểm của một người phụ nữ nhưng vẫn luôn cố gắng vượt qua và không để bị quá khứ làm mất đi sự kiên nhẫn và sự mạnh mẽ của mình.
1
0
Diep Thy
31/10/2023 23:08:17
+5đ tặng
“Truyền kì mạn lục” là một trong những tác phẩm nổi bật trong nền văn học trung đại Việt Nam. Và “Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm tiêu biểu nhất trong truyền kì mạn lục. Truyện đã thể hiện được những giá trị sâu sắc mà nhà văn muốn gửi gắm qua nhân vật Vũ Nương.

“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi truyện của “Truyền kì mạn lục”. Nội dung chính của tác phẩm kể về cuộc đời của Vũ Nương - người con gái quê ở Nam Xương. Nàng không chỉ xinh đẹp mà còn có tư dung tốt đẹp. Điều ấy khiến cho Trương Sinh - một chàng trai trong làng yêu mến, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Trong cuộc sống vợ chồng, biết chồng là một người hay ghen, nàng luôn sống giữ gìn khuôn phép để gia đình hòa thuận. Vậy mà chồng nàng, sau khi đi lính chỉ vì một lời ngây thơ của con trẻ, chưa làm rõ đầu đuôi câu chuyện đã giở thói ghen tuông. Dù Vũ Nương hết lòng giải thích nhưng vẫn vô dụng. Nàng quyết định tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Sau này, khi đã hiểu rõ mọi chuyện, Trương Sinh cảm thấy hối hận thì cũng đã muộn. Chàng cho người lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương hiện về lúc ẩn lúc hiện.

Truyện được bắt đầu bằng: “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương …” Tên tuổi, quê quán của nhân vật chính đã được giới thiệu rõ ràng như thế. Nhân vật chính trong tác phẩm Vũ Nương - là người duy nhất trong truyện được nêu đầy đủ họ tên, danh tính. Nhưng nàng lại chỉ là một người đàn bà bình thường, thuộc giới nghèo hèn “vốn con kẻ khó”. Nhưng ở nàng lại hội tụ đầy đủ những nét đẹp về công - dung - ngôn - hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Chỉ với vài lời giới thiệu đơn giản, Nguyễn Dữ đã khắc họa cho người đọc thấy được hình ảnh một người phụ nữ mang đậm nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Nàng không chỉ xinh đẹp ở bên ngoài mà còn mang những nét đẹp bên trong tâm hồn. Đó là một người vợ hết mực hiểu chuyện, lễ nghĩa. Biết chồng có tính hay nghi, luôn phòng ngừa vợ quá mức nhưng nàng vẫn không tủi thân mà cố gắng sống giữ gìn để gia đình luôn hòa thuận. Đến khi chồng phải đi lính, nàng cùng không nửa lời oán trách mà còn ân cần, dịu dàng dặn dò: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi…”. Người vợ nào mà không mong muốn chồng mình được thành danh, nhưng đối với Vũ Nương, nàng chỉ mong chồng bình yên trở về. Đó chính là một khát khao hết sức bình dị, thiết thực của người phụ nữ luôn mong muốn có được hạnh phúc.

Trong suốt những năm chồng nàng đi lính, Vũ Nương là một người phụ nữ nhưng lại gánh vác trách nhiệm của một trụ cột gia đình. Nàng vừa phải dạy dỗ con thơ, vừa phải chăm sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng ốm đau vì nhớ con trai, nàng đã hết lời khuyên bảo. Khi mẹ chồng mất, nàng “hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ; lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra”. Quả hiếm có người con dâu nào được như Vũ Nương. Với đứa con thơ, vì thương con phải xa cha từ nhỏ, mong muốn con có một gia đình đầy đủ. Người mẹ ấy đã nói dối đứa trẻ cái bóng chính là cha của mình. Sau khi đi lính trở về, tưởng rằng giờ đây cuộc sống sẽ được hạnh phúc, nhưng ai ngờ cuộc đời Vũ Nương lại trở nên bất hạnh. Trương Sinh nghe tin mẹ già đã mất, hết sức đau lòng, liền bế con ra mộ thăm mẹ. Khi thấy đứa trẻ quấy khóc bèn dỗ dành: “Con nín đi, đừng khóc! Lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!”. Đứa bé ngây thơ hỏi cha: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha trước kia chỉ nín thin thít”. Điều đó khiến Trương Sinh nghĩ rằng vợ mình ở nhà đã có người đàn ông khác. Vũ Nương trở về bị chồng nghi ngờ mắng nhiếc. Dù tủi thân nhưng vẫn hết lời giải thích. Biết là vô tác dụng, nàng liền tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Thật xót xa cho số phận của một người phụ nữ xinh đẹp mà bạc mệnh. Chỉ vì lời ngây thơ của con trẻ, sự đa nghi của chồng mà phải tìm đến cái chết.

Ông trời đã phụ lòng mong mỏi của một người phụ nữ tài đức vẹn toàn. Công lao nuôi con dưỡng mẹ, làm tròn bổn phận con dâu đều đổ xuống sông xuống biển, tới mức “không còn có thể lại lên núi Vọng Phu nữa”. Đáng buồn hơn cả là mọi oan ức lại bắt nguồn từ hình ảnh cái bóng. Vì nhớ chồng, con lại xa cách cha lâu ngày nên nàng chỉ còn biết nói cái bóng là Cha Đản. Và lòng nàng cũng xem nó là chồng. Thế là bé Đản ngây thơ nên đã tin cái bóng đó là sự thật. Và cứ lầm tưởng rằng cha mình đêm nào cũng đến mẹ Đản đi cũng đi Mẹ Đản ngồi cũng ngồi. Trương Sinh nghe lời con thơ, cho rằng vợ mình thất tiết. Bi kịch từ đó nối tiếp nhau kéo đến. Nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.

Cuộc đời của Vũ Nương, cũng là đại diện cho những người phụ nữ trong xã hội xưa, vốn không được lựa chọn tình yêu, hôn nhân. Mà nàng phải chịu sự sắp đặt của cha mẹ. Cuộc hôn nhân của nàng và Trương Sinh cũng gặp nhiều bất hạnh. Chiến tranh đã chia cắt hai vợ chồng để rồi chính chiến tranh cũng góp phần cho sự hiểu lầm của Trương Sinh. Sự ghen tuông, đa nghi của chồng cũng khiến nàng phải tìm đến cái chết mới có thể rửa sạch nỗi oan khuất.

Góp phần làm nên thành công của tác phẩm không chỉ có nội dung sâu sắc. Mà đó còn là nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, sáng tạo được chi tiết quan trọng thúc đẩy toàn bộ câu chuyện.

Có thể thấy, với tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” chính là tác phẩm nổi bật nhất trong “Truyền kì mạn lục” của nhà văn Nguyễn Dữ với nhân vật Vũ Nương - tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội xưa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×