Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
01/11/2023 19:01:43

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta

hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.

 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
49
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Truyền thống tôn sư trọng đạo là một giá trị văn hóa quý báu của dân tộc ta. Đây không chỉ là một truyền thống mà còn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Tôn sư trọng đạo thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với những người thầy đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho chúng ta. Đây là một cách để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và sự tôn trọng đối với những người đã đóng góp vào sự phát triển của chúng ta.

Truyền thống tôn sư trọng đạo còn thể hiện sự kính trọng và tôn trọng đối với tri thức. Chúng ta luôn coi trọng tri thức và biết rằng chỉ có thông qua học hỏi và nỗ lực không ngừng, chúng ta mới có thể phát triển và thành công trong cuộc sống. Đó là lý do tại sao chúng ta luôn tôn trọng và kính trọng những người có tri thức, những người có kiến thức và kinh nghiệm để chúng ta học hỏi và lấy cảm hứng từ họ.

Tôn sư trọng đạo còn là một cách để chúng ta duy trì và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc. Đây là một phần không thể thiếu trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa, đạo đức và tinh thần của dân tộc ta. Chúng ta cần tôn trọng và giữ gìn những giá trị này để truyền cho thế hệ sau.

Tuy nhiên, trong thời đại hiện đại, truyền thống tôn sư trọng đạo đang gặp phải nhiều thách thức. Với sự phát triển của công nghệ và internet, kiến thức trở nên dễ dàng tiếp cận hơn bao giờ hết. Điều này có thể làm cho một số người coi thường vai trò của người thầy và không còn tôn trọng như trước. Đó là lý do tại sao chúng ta cần duy trì và khuyến khích truyền thống tôn sư trọng đạo, để nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc tôn trọng và biết ơn những người đã dạy dỗ và hướng dẫn chúng ta trên con đường phát triển.
2
0
Nguyễn Ngọc linh
01/11/2023 19:02:25
+5đ tặng
Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được tiếp nối, phát huy. Nhà nước, xã hội luôn có sự quan tâm đến giáo dục và đời sống vật chất, tinh thần của người thầy. Giáo dục được coi là quốc sách: tăng ngân sách giáo dục, tăng lương giáo viên và tích cực tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp. Các gia đình cũng luôn chú trọng đến việc học hành của con em mình. Không khí dân chủ giúp mối quan hệ thầy – trò gần gũi, chan hòa hơn, tạo điều kiện để thầy giúp trò phát huy vai trò chủ động trong học tập. Ở cấp học nào, tiếng nói của thầy giáo, cô giáo vẫn có tác động vô cùng lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân * thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế “tôn sư” không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. “Đạo” cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Thắng
01/11/2023 20:06:34
+4đ tặng

Từ xưa đến nay, tôn sư trọng đạo không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nền tảng đạo đức của một xã hội văn minh. Vậy ta hiểu như thế nào về truyền thống trên? Thật vậy, tôn sư trọng đạo quả là một truyền thống vô cùng tốt đẹp. “Tôn sư” là tôn kính những người đã dạy dỗ mình, đạo thầy trò là một trong những mối quan hệ đạo đức quan trọng. “Tôn sư trọng đạo” đã trở thành một truyền thống đạo đức quý giá của người Việt… Nhờ coi trọng việc học, tôn kính người thầy, nhân dân đã góp phần tạo nên nền văn hiến lâu đời của đất nước. Thời đại nào cũng có những tấm gương hiếu học, nhiều người thầy mẫu mực và những câu chuyện cảm động về tình thầy trò. Có những người thầy đã khuất nhưng tài năng và nhân cách của họ vẫn tỏa sáng. Có những học trò dù đã đỗ đạt thành tài, có quyền cao chức trọng nhưng vẫn luôn nhớ về người thầy đã dạy dỗ mình nên người. Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo ấy vẫn được tiếp nối và phát huy. Nhà nước, xã hội luôn có sự quan tâm, phát huy giáo dục. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người làm thầy làm cô. Các gia đình ở cấp học nào thỉ tiếng nói của thầy giáo, cô giáo vẫn có tác động vô cùng lớn đến sự hình thành nhân cách của mỗi con người. Bên cạnh đó cũng có nhiều hiện tượng tiêu cực tác động không tốt đến truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tiền lương chưa nhận đủ để trang trải chi phí hàng ngày, thực trạng này khiến không ít các thầy, cô phải làm việc thêm để kiếm sống. Và vì lí do đó thì không ít người ngán ngẩm ngành sư phạm cao quý này vì mức lương quá thấp. Tóm lại, tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp và chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy nó. Bản thân tôi cũng sẽ luôn hướng về và nhớ ơn những thầy cô đã dạy dỗ mình.

Thắng
chúc bạn học tốt nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo