Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy chỉ ra những đặc trưng của thần thoại trong văn bản thần mưa

Hãy chỉ ra những đặc trưng của thần thoại trong văn bản thần mưa 
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.172
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Có một số đặc trưng của thần thoại trong văn bản "Thần Mưa" như sau:

1. Sự xuất hiện của các thần và thần linh: Trong văn bản này, thần mưa là nhân vật chính, được miêu tả như một thần linh có khả năng điều khiển mưa. Các thần và thần linh khác cũng có thể xuất hiện để thể hiện sức mạnh và quyền năng của họ.

2. Sự tương tác giữa thần và con người: Trong câu chuyện, thần mưa có thể tương tác với con người thông qua việc gửi mưa hoặc ngừng mưa. Người dân phải cầu nguyện và thờ cúng thần mưa để nhận được mưa và đảm bảo mùa màng tốt.

3. Sự thể hiện của sức mạnh siêu nhiên: Thần mưa có khả năng điều khiển thời tiết và gửi mưa. Điều này cho thấy sức mạnh siêu nhiên và thiên nhiên của thần mưa.

4. Sự kết hợp giữa huyền thoại và thực tế: Văn bản "Thần Mưa" kết hợp giữa yếu tố thần thoại và yếu tố thực tế. Thần mưa được coi là một thần linh thực tế mà người dân tin tưởng và thờ cúng.

5. Sự truyền đạt giá trị và thông điệp: Thần mưa trong văn bản này có ý nghĩa văn hóa và xã hội, thể hiện sự quan tâm và tôn trọng của con người đối với thiên nhiên và môi trường.
1
0
Tạ Nguyên Đức
01/11/2023 20:32:39
+5đ tặng

Thần Mưa là vị thần hình rồng, thường xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Mưa có tật hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội.

Bức xúc vì hạn hán kéo dài, ngày kia có một con Cóc kéo binh đoàn Gấu, Cọp, Cua, Gà và Ong lên thiên đình kiện Trời, đánh binh đoàn nhà trời tơi tả, đến Thần Sét cũng bại trận tan tành. Trời phải đích thân ra nghênh tiếp, và phát hiện ra Thần Mưa đã ngủ quên cả năm trời. Trời cuống quýt sai Thần Mưa xuống hạ giới làm mưa gấp. Rồi dặn Cóc rằng hễ trời hạn hán thì hãy nghiến răng, Trời sẽ biết mà làm mưa. Từ đó có câu:

"Con cóc là cậu ông trời

Ai mà đánh nó thì trời đánh cho"

Sau vụ đó, Trời nhận ra công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết, nên Trời mở một cuộc thi chọn các giống thủy tộc có tài trở thành rồng hút nước phun mưa giúp sức thần Mưa. Cuộc thi rồng đó Trời đã chọn lấy địa điểm ở cửa Vũ (Vũ Môn) thuộc Hà Tĩnh ngày nay.

Cuộc thi gồm ba kỳ, mỗi kỳ phải vượt qua một đợt sóng, con vật nào đủ sức, đủ tài, vượt qua cả ba đợt thì mới đậu để được hóa Rồng. Trong một tháng trời, bao nhiêu loài thủy tộc đến thi đều bị loại, vì không con nào vượt trót được cả ba đợt sóng. Có con cá rô nhảy qua được một đợt, đợt sau thì bị rớt. Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột gan vây vẩy râu đuôi đã gần hóa rồng. Khi đến đợt ba, đuối sức bị té nên lưng cong lại.

Đến lượt có một con cá chép vào cuộc thi, con cá này bản chất của nó đã là quý hiếm đặc biệt, vì trong miệng nó có ngậm một viên ngọc trai. Thần Gió thấy lạ bay đến để xem, gió, mây ào ạt kéo đến, sấm sét ầm trời, và những đợt sóng cao trỗi dậy, đưa cá chép ào ào vượt qua cả ba đợt sóng tới Vũ Môn nhả ngọc hóa rồng. Do đó mà trong dân gian đã có câu ca dao về việc cá chép hóa rồng.

"Mồng ba cá đi ăn thề

Mồng bốn cá về cá vượt Vũ Môn"

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Thắng
01/11/2023 20:35:18
+4đ tặng

Trong nền văn hóa dân gian của dân tộc Việt Na, các câu chuyện thần thoại huyền bí kì ảo đã được cha ông ta lưu truyền từ bao đời nay, mục đích của việc làm này là để giải thích cho con cháu về nguồn gốc, sự hình thành nên quê hương đất tổ. Tác phẩm Thần Trụ Trời là câu chuyện mở đầu cho sự ra đời của các thần thoại khác Thần Biển, Thần Mặt Trời, Mặt Trăng,… Trong đó Thần Mưa chính là một vị thần có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sự cân bằng sinh thái, là tiền đề để duy trì sự sống cho muôn loài

Ngay ở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng hình tượng vị Thần Mưa có hình rồng, ngài thường bay lượn xuống dưới hạ giới để hút nước biển, hút nước sông rồi bay lên trời và tạo ra mưa cho loài người trồng cây, cho muôn thú, cho cây cỏ phát triển, sinh sôi. Đây là một công việc cực kì quan trọng, ấy thế nhưng Thần Mưa lại có tính hay quên, có khi ngài bỏ mặc một vùng đất cả năm “Thần Mưa có tính hay quên, có vùng cả năm không đến, sinh ra hạn hán ở hạ giới, có vùng lại đến luôn, làm thành lụt lội. Do đó mà có lần ở hạ giới phải lên kiện trời vì Thần Mưa vắng mặt lâu ngày” điều đó khiến cho nhiều vùng đất đai khô cằn, hạn hán nghiêm trọng, muôn thú không thể sinh sôi nảy nở vì thiếu nước. Và chính vì thế mà vị thần này đã bị kiện lên trời xanh, điều đó được thể hiện rất rõ nét qua tác phẩm “cóc kiện Trời”

Nhưng tiếp đó, tác phẩm cũng đã giải thích cho người đọc biết ngoài tính hay quên của ngài, còn vì “Công việc phân phối nước cho khắp mặt đất rất nặng nề, một mình thần Mưa có khi không làm hết”. Vậy nên để giảm bớt gánh nặng công việc cho Thần Mưa đồng thời xoa dịu được sự tức giận của muôn thú dưới hạ dưới, Trời đã mở cuộc thi nhằm chọn thêm loài giúp sức cho Thần Mưa. Cửa Vũ (thuộc tỉnh Hà Tĩnh hiện nay) chính là địa điểm được Nhà Trời để tổ chức cuộc thi.

Chỉ với hai câu thơ trên, người đọc phần nào cũng cảm nhận được Nhà Trời rất coi trọng cuộc thi này, bởi trước kia khi sáng lập ra trời và đất, mọi công việc trên trái đất bao gồm cả việc tạo mưa đều do đích thân Trời làm để giúp cho muôn loài và cỏ cây dưới hạ giới có thể sinh sôi nảy nở. Nhưng sau đó vì đất trời bao la rộng lớn quá, công việc càng ngày càng nhiều không thể đảm nhiệm được hết nên Trời đã sai rồng phụ giúp lấy nước làm mưa. Nhưng trong tác phẩm cũng đã nêu rõ lí do không thể thực hiện trọn vẹn nhiệm vụ là do số lượng rồng trên trời quá ít. Qua lời bộc bạch của tác giả, phần nào người đọc cũng có thể thấy được yếu tố kỳ ảo được sử dụng trong tác phẩm, rất sinh động, chân thực qua đó câu chuyện có thể dễ dàng đi sâu vào tâm hồn người đọc.

Nhận được lệnh từ Trời, vua Thủy Tề ngay lập tức loan truyền tin tức để kêu gọi muôn loài dưới Thủy cung cùng nhau đăng ký dự thi. Thể lệ cuộc thi như sau: sẽ được phân chia ra làm ba kỳ, mỗi kỳ lại được tăng thêm độ khó khác nhau, sau khi kết thúc ba kì thi, con vật nào đủ tài đủ sức vượt qua thì mới đủ điều kiện lấy đỗ mà cho hóa thành Rồng. Cả một đoạn của tác phẩm là cảnh tượng tranh tài gay gắt của những loài Thủy sinh dưới nước, ai nấy cũng đều thể hiện hết sức nhưng cuối cùng đều bị loại vì không vượt qua đủ ba kì thi. Loài cá rô chỉ nhảy qua được một đợt nên chỉ nhận được một điểm, vậy nên cá rô nhà ta đã mất đi cơ hội hóa thành rồng nên đành phải lui về. Tiếp tới là những chú tôm, nhưng chúng chỉ nhảy qua được có hai đợt, chỉ mới hóa rồng được một nửa “Có con tôm nhảy qua được hai đợt, ruột, gan, vây, vẩy, râu, đuôi đã gần hóa Rồng thì đến lượt thứ ba, đuối sức ngã bổ xuống lưng cong khoăm lại và chất thải lộn lên đầu.” Qua đó phần nào độc giả cũng có thể hiểu được lí do vì sao loài tôm lại bơi giật lùi, có thân hình cong, chất thải bị lộn lên đầu. Qua lời kể dễ hiểu, xúc tích của nhà văn, khung cảnh cuộc thi đấu hiện lên trước mắt ta thật sinh động, chân thực. Con vật cũng cố gắng hết sức, dù có phải bỏ cả mạng cũng muốn được hóa rồng.

Sau nhiều đợt thi tuyển, tưởng chừng chẳng có loài nào sẽ đỗ. Thì bất ngờ tới lượt cá chép vào thi thì mọi thứ diễn ra vô cùng thuận lợi. Từ “ào ào” được tác giả sử dụng đề diễn tả sự thiên tàng địa lợi của chú cá chép, nhờ vậy mà nó đã thành công vượt qua cả ba kỳ sát hạch thuận lợi vào được cửa Vũ Môn, trở nên có đuôi, râu, sừng đầy đủ như loài rồng, sẵn sàng hỗ trợ Thần mưa đảm nhiệm công việc.

Từ bao đời nay Việt Nam ta vẫn luôn gắn bó với một kho tàng thần thoại dân gian khổng lồ gắn liền với nguồn gốc sự ra đời của Đất Việt. Trong số các tác phẩm ấy thì thần thoại về Thần Mưa cũng là một câu chuyện giàu giá trị, vấn luôn trường tồn cùng với thời gian. Nó là những giá trị tinh thần mà ông cha ta đã tích lũy và mong muốn gửi gắm, lưu truyền lại cho con cháu đời sau những giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Thắng
chúc bạn học tốt nha

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k