Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Sau một thời gian dài trù liệu, chuẩn bị, sáng ngày 28-5-1915, một cai và 3 lính dẫn một số phạm nhân ra ngoài nhà tù làm tạp dịch, trong đó có Liêu Thanh và Hồ Bá Kiện, cả hai người có tham gia phong trào Đông Du. Đã có chủ ý, bất ngờ anh em xông đến chém tên cai và 3 lính gác. Tên cai chạy mấy bước rồi ngã xuống đất giả chết. Liêu Thanh bị thương ở đầu gối. Anh em cáng Liêu Thanh đi trốn, còn tên cai vội vã chạy về đồn báo tin cho công sứ Quảng Trị biết rõ tình hình. Cùng lúc đó, anh em đang ở trong tù cũng đồng loạt nổi dậy. Chừng 36 phạm nhân đã tịch thu 29 khẩu súng, 16 lưỡi lê, 5 ngàn viên đạn rồi đốt bốt gác, cắt dây điện thoại và rút ra ngoài.
Ngay chiều hôm đó, giặc Pháp đã cho giám binh Ferez và thiếu úy Pagani dẫn 80 lính ở Huế và 40 lính ở Quảng Trị đuổi theo nghĩa quân. Từ 29 - 9 đến 10 - 10 - 1915, chúng lục soát khắp các vùng từ Tây bắc Sêpôn đến Bantacha (có lẽ là bản Tacha). Vài cuộc chạm súng đã xảy ra và một ít nghĩa quân bị giết trên đường Lang Con - Lao Bảo. Ngày 11 - 10, hai bên đánh nhau ở Bantacha, nghĩa quân mất 5 người, phía Pháp chết 1, bị thương 2. Sáng hôm sau nghĩa quân rút đi. Ngày 15 - 10, một đoàn vận tải lương thực của Pháp ở Bantacha về đến Bantaloi (có lẽ là bản Taloi) bị nghĩa quân đánh úp, phu phen bỏ lương thực chạy trốn hết.
Từ hạ tuần tháng 10 - 1915, nghĩa quân bị tiêu hao dần. Một số còn lại rút về vùng A Xóc, bị quân của Pagani chặn đánh. Do bị đày đọa lâu ngày, sức khỏe kém, lực lượng trang bị thiếu thốn nên sau cùng phần lớn nghĩa quân đều sa vào tay giặc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài được chừng 1 tháng.
* * *
Từ nhiều nguồn tư liệu, chúng ta biết rằng Hồ Bá Kiện, quê làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, một vùng đất nổi tiếng văn vật “Bắc kỳ Hành Thiện, Hoan Diễn Quỳnh Đôi”. Thân phụ là cụ Hồ Bá Ôn (1854 - 1883) đỗ Phó bảng, làm Án sát Nam Định, chống quân Pháp đánh thành và hy sinh anh dũng. Hồ Bá Kiện là thân sinh cụ Hồ Tùng Mậu, chiến sĩ cộng sản lão thành, hy sinh năm 1951, có con trai duy nhất là Hồ Mỹ Xuyên hy sinh năm 1948. Như vậy trong vòng gần 70 năm (1983 - 1951), liên tiếp 4 thế hệ của gia tộc Hồ Bá Kiện đã hy sinh vì nước.
Hồ Bá Kiện là con trai đầu lòng của Hồ Bá Ôn, sinh năm 1872, hiệu là Thiếu Tùng, thi đỗ cử nhân nhưng không chịu ra làm quan. Ông tư chất thông minh, đọc nhiều sách, giỏi thơ văn, giao du nhiều với những người có chí cứu nước, cứu nhà. Khoảng năm 1905 - 1906, ông tích cực hoạt động cho phong trào Đông Du, nhất là trong công việc đưa học sinh xuất dương sang Nhật. Bị lộ và bị bắt ở Hưng Yên, ông bị khép án và bị đày đi Lao Bảo. Nhà lao có vài trăm người tù, ông được coi trọng nên mưu việc phá ngục khởi nghĩa. Việc không thành như ta đã biết, ông hy sinh năm 1915, thọ 43 tuổi, trở thành một liệt sĩ ngã xuống ở chốn xa xôi miền Tây Quảng Trị. Chí sĩ Nguyễn Thượng Hiền có câu đối điếu:
Phương tương liên nhất khí vi địa cầu, cô sở vị hợp, tinh vô sở vị li, quản giao địa hạ nhân gian, tổng y nhiên đăng tiền kiếm ảnh, chẩm bạn kê thanh, đắc ý dã đô vong nhĩ ngã.
Thả dục đạo chúng sinh ư thiên quốc, hữu vi chi nhân, tất hữu vi chi quả, bằng trượng kiên linh Phật lực, hội tụ khán trần lý Âu vận, hào đoan Mỹ vũ, mục trường na phục kế đông tây.
chấm dỉm ak nhưng phải nhớ đến những ng anh hùng liệt sĩ nhé
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |