Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

VIẾT KẾT BÀI CHO ĐỀ BÀI SAU
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

 

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

3 trả lời
Hỏi chi tiết
74
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đoạn thơ trên mang đến cho em một cảm nhận sâu sắc về ý nghĩa của gia đình và lòng tin tưởng vào tình yêu thương. Bếp Hoàng Cầm được miêu tả như một biểu tượng của sự gắn kết gia đình, nơi mà mọi người cùng nhau chia sẻ bữa ăn và tạo nên một không gian ấm cúng. Bát đũa trong đoạn thơ tượng trưng cho sự đoàn kết và tình yêu thương trong gia đình, cho thấy rằng một gia đình hạnh phúc không chỉ đơn thuần là nơi chúng ta sinh sống mà còn là nơi chúng ta chia sẻ, quan tâm và yêu thương lẫn nhau.

Đoạn thơ tiếp theo về việc mắc chông chênh đường xe chạy và việc xe vẫn chạy mặc dù không có kính, đèn hay mui xe, nhưng chỉ cần trong xe có một trái tim, đã thể hiện sự kiên nhẫn và lòng tin vào tương lai. Điều này cho thấy rằng dù có khó khăn và trở ngại, nhưng nếu ta có lòng tin và sự quyết tâm, ta vẫn có thể vượt qua mọi khó khăn và tiến tới phía trước.

Từ đó, em cảm nhận được rằng tình yêu và lòng tin là những yếu tố quan trọng để xây dựng và duy trì một gia đình hạnh phúc. Dù có những khó khăn và trở ngại, nhưng nếu chúng ta có lòng tin và sẵn lòng chia sẻ, chúng ta vẫn có thể vượt qua mọi thử thách và tiến tới mục tiêu của mình.
1
0
Tiến Dũng
01/11/2023 21:32:18
+5đ tặng

Đoạn thơ thứ sáu của Bài thơ về tiểu đội xe không kính thật ý nghĩa và đặc sắc. Qua đoạn thơ chúng ta đã cảm nhận được tình đồng đội thắm thiết như ruột thịt của những người lính và vẻ đẹp tâm hồn của họ, dù trong khó khăn, gian khổ, họ vẫn lạc quan, dũng cảm hành quân bảo vệ tổ quốc. Những người lính trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính nói riêng và tất cả những người lính Việt Nam nói chung đều là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo, phát huy truyền thống yêu nước bao đời của dân tộc ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Tuấn Khoa
01/11/2023 21:41:32
+4đ tặng
Một tình cảm thiêng liêng dành cho Tổ Quốc của những người chiến sĩ," chỉ cần trong xe có một trái tim".Không cần xe đẹp,không cần đủ đầy, chỉ cần có tình yêu là con người có thể hết lòng bảo vệ mãnh đất của dân tộc. Đó là tình chiến sĩ, niềm tin yêu, hết lòng với Tổ Quốc, với dân tộc. Từ đó mới thấy được yêu Tổ Quốc không cần phải giàu có, mà chỉ cần một tình yêu mãnh liệt xuất phát từ trái tim của bất cứ 1 người dân nào,khi ấy mới có thể làm những điều nhỏ bé cho đất nước mà cảm thấy thiêng liêng vô cùng. Bởi vậy mới thấy ở tuổi học sinh chúng ta, chỉ cần học tốt, chăm chỉ, phấn đấu là đã một phần góp vào sự thắng lợi cho quốc gia dân tộc, là đã có một phần công sức xây dựng nước nhà vững mạnh, cao đẹp
1
0
Đức
01/11/2023 22:13:36
+3đ tặng

Theo suốt lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta, có biết bao cuộc chiến bảo vệ tổ quốc đã diễn ra. Trong những cuộc chiến đó biết bao cha anh đã phải hy sinh mọi thứ, bỏ lại tuổi xuân, mạng sống của mình để bảo vệ hòa bình cho đất nước. Họ đã ra đi nhưng hình ảnh của họ vẫn còn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam. Đã có rất nhiều bài văn, bài thơ được sáng tác để tri ân công lao và tưởng nhớ tới thế hệ đi trước, tới những người lính đang tiếp tục thực hiện sứ mệnh bảo vệ tổ quốc. Nhắc đến những tác phẩm văn học nổi tiếng viết về chủ đề chiến tranh và người lính trong kháng chiến chống Mỹ sẽ thật là thiếu sót lớn nếu không nhắc nhắc tới tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác vào năm 1969 in trong tập "Vầng trăng và quầng lửa" (1970). Nổi bật trong bài thơ chính là khổ thơ thứ sáu, nói lên vẻ đẹp tâm hồn của những người lính lái xe vượt dãy Trường Sơn vào miền Nam cứu nước cũng như tinh thần đồng đội thắm thiết của họ:

"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm"

      Sau những chặng đường hành quân mệt mỏi và gian khổ những người lính dừng chân lại để nghỉ ngơi tiếp sức. Họ dùng "Bếp Hoàng Cầm" để nấu cơm, đây là một loại bếp đặc biệt do Hoàng Cầm phát minh ra. Loại bếp này khi nấu sẽ không thấy  bay lên cao, tránh để quân địch phát hiện ra nơi trú quân. Tuy vậy nhưng nguy hiểm vẫn luôn rình rập những người lính, kẻ địch vẫn có thể tấn công họ bất cứ lúc nào. Với tinh thần dũng cảm và lạc quan không ngại khó khăn, những người lính thay vì sợ hãi lại thoải mái dựng bếp " giữa trời". Đây chính là khí khái hiên ngang của dân tộc Việt Nam anh dũng. Trong không gian ấm áp của những nồi cơm nghi ngút hơi, những người lính ngồi quây quần ăn nhanh bữa cơm tiếp sức để lên đường chi viện miền Nam. Trong bữa cơm thân mật cùng nhau, họ khẳng định: 

" Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy"

      Một câu thơ thật ý nghĩa làm sao! Những người lính hành quân coi nhau như ruột thịt, không chỉ "chung bát đũa", họ còn "đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ" như trong bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu. Rộng hơn nữa họ là người thân trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, chung máu đỏ da vàng, chung lý tưởng cứu nước, dành lại hoà bình. 

      Trên con đường vào miền Nam cứu nước những người lính chỉ có thể nghỉ ngơi ở những chiếc võng mắc tạm dọc đường xe chạy: 

"Võng mắc chông chênh đường xe chạy"

      Những chiếc võng người lính nằm nghỉ ngơi được mắc một cách "chông chênh", không chắc chắn. Hoàn cảnh sinh hoạt của họ thật khó khăn, thiếu thốn. Ấy vậy mà những người lính vẫn không nản chí, yếu đuối, họ tích cực, dũng cảm vô cùng với câu thơ cuối khép lại đoạn sáu: 

"Lại đi, lại đi trời thêm xanh"

      Những chiếc xe không kính lại bắt đầu nối đuôi nhau để vào miền Nam chi viện. Biện pháp lặp ngữ cụm từ "lại đi" thật hay và đặc sắc. Những người lính cứ từng đoàn đi tiếp mà không dừng lại, tất cả vì hai chứ đất nước. Không chỉ có những đoàn xe không kính tiếp tục sứ mệnh cứu nước, mà tinh thần yêu nước, đấu tranh bảo vệ lãnh thổ của toàn dân tộc ta cũng như vậy, sẽ nối tiếp nhau, tiếp tục dựng xây cơ đồ. Khi chúng ta quyết tâm như những người lính của tiểu đội xe không kính, chúng ta sẽ được thấy "trời xanh thêm". Trời xanh thêm ở đây chính là tượng trưng cho hòa bình, tự do, chính là khát vọng thiêng liêng của những người lính và toàn thể nhân dân, hy vọng một ngày đất nước sẽ thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. 

      Đoạn thơ thứ sáu của Bài thơ về tiểu đội xe không kính thật ý nghĩa và đặc sắc. Qua đoạn thơ chúng ta đã cảm nhận được tình đồng đội thắm thiết như ruột thịt của những người lính và vẻ đẹp tâm hồn của họ, dù trong khó khăn, gian khổ, họ vẫn lạc quan, dũng cảm hành quân bảo vệ tổ quốc. Những người lính trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính nói riêng và tất cả những người lính Việt Nam nói chung đều là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo, phát huy truyền thống yêu nước bao đời của dân tộc ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư