Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
Giải giúp mình với ạ gấp gấp =((
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
th
Pyet de
TRƯỜNG THPT VŨ THỀ LÀNG
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
ĐỂ KIỂM TRA GIỮA KỲ
MÔN: NGŨ VĂN 12
NĂM HỌC 2023 2024
MÃ DE: 002
Thời gian làm bài 90 phút
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
Làng tôi ở một vùng quê xa phố xá, không được hưởng (hay cũng có thể nói là
không phải chịu) nền văn minh nước máy. Tạo hóa thiên địa đã phú cho làng tôi một
con sông nước trong văn vắt chạy dọc bìa làng. Định cư ở phố xá dăm bữa nửa tháng
tôi lại về quê một lần. Không hẳn là việc thực hiện nghĩa vụ của một người con hiểu
đễ với cha mẹ, họ hàng mà hơn thế, như thể những lần di dưỡng tinh thần, tránh xa
cái ồn ào bụi bặm, căng thẳng của phố phường để tìm về cải trong xanh êm ả thanh
bình tự ngàn đời của quê hương.
Mỗi khi Tết đến, không thể nào ngồi yên được, tôi lại nóng lòng thấp thỏm
muốn trở về, lại bồi hồi muốn được nghe tiếng rả vỗ ven sông, tiếng cười khúc khích
của các cô thôn nữ, những bắp chân trần trắng muốt của các cô đang đứng dưới bến
sông để vo gạo, đãi đỗ, rửa lá chuẩn bị gói bánh chung. Ôi chao! Chẳng phải năm
nào cũng được mùa đâu, có năm tháng ba ngày tám những người dân quê tôi bữa ăn
phải độn thêm củ sắn, củ khoai mới hòng no. Thế nhưng mặc lòng. “Đói giỗ cha, no
ba ngày Tết”. Hễ cứ bước đi qua con đê nhỏ trên đường về làng vào chiều 28 – 29
Tết hàng năm, là thế nào cũng bắt gặp rất nhiều các mẹ, các chị, các em người làng
tôi và người làng bên kia sông lúi húi dọc hai triền sông vừa làm lụng, vừa trò
chuyện râm ran. Tiếng rả vỗ, tiếng cười nói lan tỏa âm vang cả một khúc sông, hợp
vào tiếng nước lóc tóc vỗ mạn bờ như thể cùng tấu lên khúc nhạc thanh bình, no đủ,
làm ấm lòng kẻ xa quê lúc đặt chân lên mảnh đất chôn rau.
(“Tiếng rá vỗ bên sông”, trong cuốn “Trần gian muôn nỗi”, Ngô Văn Giá - NXB
Văn học)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì?
Câu 2. Theo đoạn trích, nhân vật “tôi” đã và đang sống trong những không gian nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về lời bày tỏ của tác giả trong văn bản :“Tiếng rá vỗ,
tiếng cười nói lan tỏa âm vang cả một khúc sông, hợp vào tiếng nước lóc tóc vỗ mạn
bờ như thể cùng tấu lên khúc nhạc thanh bình, no đủ, làm ấm lòng kẻ xa quê lúc đặt
chân lên mảnh đất chôn rau.”?
Câu 4. Đoạn trích trên đã gợi cho anh/chị những nhận thức nào về mối quan hệ giữa
con người với quê hương, nguồn cội?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc-hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn nghị
luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tâm quan trọng của những giá trị tinh
thần trong đời sống
con người ngày nay.
0 Xem trả lời
204