Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về tám câu thơ cuối trong đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích

Cảm nhận về tám câu thơ cuối trong đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
83
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích mang đến cho người đọc một cảm nhận sâu sắc về tình yêu và sự đau khổ của nhân vật chính - Thúy Kiều.

Trong những câu thơ này, chúng ta cảm nhận được sự tuyệt vọng và hy vọng đan xen trong tâm trạng của Kiều. Cô đã trải qua nhiều gian khổ và đau khổ trong cuộc đời, từ việc bị bán vào làm nô tì, đến việc phải hy sinh tình yêu của mình để cứu gia đình. Tuy nhiên, dù đã trải qua biết bao khó khăn, Kiều vẫn không từ bỏ hy vọng và lòng yêu thương.

Câu thơ cuối cùng "Vì thương nên mới có bể dâu" thể hiện sự tình yêu chân thành và sự hy sinh của Kiều. Cô đã chấp nhận đánh đổi tất cả để bảo vệ gia đình và người thân yêu. Từ câu thơ này, chúng ta cảm nhận được lòng trắc ẩn và tình cảm sâu sắc của nhân vật chính.

Tám câu thơ cuối cùng trong đoạn trích này cũng thể hiện sự tương phản giữa tình yêu và đau khổ. Kiều đã trải qua nhiều cảm xúc đau đớn và khó khăn, nhưng cô vẫn không ngừng yêu thương và hy vọng. Điều này cho thấy sự mạnh mẽ và kiên cường của nhân vật chính.

Tóm lại, tám câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích mang đến cho người đọc một cảm nhận sâu sắc về tình yêu và sự đau khổ của nhân vật chính. Chúng thể hiện sự hy vọng và tuyệt vọng, lòng yêu thương và sự hy sinh của Kiều, cùng với sự tương phản giữa tình yêu và đau khổ.
1
0
Thắng
04/11/2023 09:42:48
+5đ tặng

Thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc. Thể thơ ấy không chỉ thể hiện được cái tài hoa của người tác giả mà nó còn cho thấy cái hồn của tiếng Việt. Nhà thơ Nguyễn Du chọn thể thơ lục bát khi viết Truyện Kiều là ông đã làm được cả 2 điều trên. Truyện Kiều trở thành áng thi ca bất hủ của mọi thời đại. 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích cũng đủ cho ta thấy được cái tài của Nguyễn Du khi tả cảnh ngụ tình. Cho đến nay, có lẽ chưa ai làm được điều này tốt như ông.

Thúy Kiều được miêu tả ở là người “sắc đành đòi một tài đành họa hai” nhưng “chữ tài đi với chữ tai một vần”. Những năm tháng “êm đềm chiếu rủ màn che” nhanh chóng kết thúc, thay vào đó là những năm tháng bi thương mà mở đầu là chuỗi ngày Kiều ở lầu Ngưng Bích:

Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Đây có lẽ là giai đoạn khó khăn với Thúy Kiều khi mà cuộc sống đã thay đổi hoàn toàn. Những ngày đầu tiên của kiếp đoạn trường, Kiều thương mình, thương gia đình, thương cả mối tình vừa mới chớm nỏ nhưng đã vội chia lìa. Lòng nàng đau như cắt và nó khiến cho khung cảnh xung quanh cũng trở nên ảm đạm theo. Trong 8 câu cuối này, hai tiếng “buồn trông” được nhắc lại tới 4 lần. Có thể thấy lúc này, Kiều không còn ai để dựa vào ngoài chính mình. Nàng mong chờ thiên nhiên tươi đẹp mang đến cho nàng chút gì đó làm niềm vui nhưng không, với đôi mắt “buồn trông” thì nàng không thể nhìn thấy những điều tốt đẹp.

Thúy Kiều hướng đôi mắt của mình về phía xa, nơi có nhà của nàng, có một người nàng thương yêu nhưng chưa kịp nói lời từ biệt:

Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buổi chiều hôm là lúc mà khung cảnh trở nên ảm đạm. Cộng thêm cái nhìn của Thúy Kiều về nơi cửa bể quạnh hiu càng làm tăng thêm sự nhỏ bé, nỗi cô đơn của Thúy Kiều. Xót xa thay cho người con gái bé nhỏ. Nàng tìm kiếm cho mình một chút hiện diện của sự sống như mong muốn vơi đi nỗi cô đơn của mình:

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Có thuyền, ắt hẳn phải có người. Nhưng sự sống ấy ở xa quá, chẳng đủ làm khỏa lấp nỗi cô đơn của Thúy Kiều. Hai chữ “thấp thoáng”, “xa xa” chỉ làm tăng thêm cảm giác cô liêu. Bấu víu vào cánh buồm xa không được, Thúy Kiều hướng ánh mắt buồn trông về phía ngọn nước:

Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Cụm từ hoa trôi man mác khiến ta liên tưởng đến cánh bèo trôi. Cánh bèo thường được ví như thân phận của người phụ nữ. Hoa trôi về đâu? Cuộc đời của Thúy Kiều sau này sẽ đi về đâu? Thúy Kiều đặt ra câu hỏi cho cánh hoa nhưng cũng là đặt câu hỏi cho chính cuộc đời mình. Câu hỏi không có câu trả lời. Về đâu? Thúy Kiều cũng không biết được. Một cánh hoa trôi trên dòng nước lạnh lẽo, cô độc như Thúy Kiều của thực tại. Kiều lại đưa mắt về với mặt đất:

Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Cỏ xanh không còn rợn chân trời như ngày tết thanh minh nữa mà giờ đã trở nên rầu rầu như tâm trạng của con người. Phải chăng, ngọn cỏ cũng hiểu cho tâm trạng của Kiều? Tâm trạng buồn rầu ấy phủ ngập lấy không gian xung quanh. Kiều nhìn xa về phía chân mây rồi lại nhìn gần xuống mặt đất nhưng nơi đâu cũng chỉ thấy một màu xanh xanh. Đó là một màu xanh xám ảm đạm của buổi chiều tà chứ không còn là màu xanh của sự sống trong tiết trời mùa xuân nữa. Chính nỗi buồn của Thúy Kiều đã nhuộm buồn màu xanh của cảnh vật nơi lầu Ngưng Bích. Trong khung cảnh ấy, chỉ có Thúy Kiều với nỗi cô đơn, buồn tủi trong lòng. Nàng tha thiết tìm một tiếng vọng của sự sống nhưng không, những gì nàng nhận về chỉ có âm thanh của tự nhiên:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

Cách lựa chọn từ ngữ của Nguyễn Du rất tinh tế. Tất cả đều nhằm nói lên thân phận bèo trôi của Thúy Kiều. Tiếng sóng ầm ầm ở đây là tiếng sóng lòng của Thúy Kiều. Điều đó đủ cho ta thấy trong lòng nàng tâm trạng giằng xé dữ dội như thế nào. Tiếng sóng không làm phá vỡ không gian yên tĩnh của không gian mà nó càng làm khắc sâu thêm tâm trạng đau đớn của Kiều. Đau đớn lắm chứ bởi lúc cần có người bên cạnh nhất thì Kiều chỉ tìm thấy được sự an ủi nơi thiên nhiên.

Đoạn thơ 8 câu đã nói lên được hết nỗi lòng của nàng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. Bên cạnh đó, đoạn thơ cho thấy tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du trong việc tả cảnh, ngụ tình. Khép lại đoạn thơ nhưng hình ảnh, âm thanh của nó vẫn sẽ còn lưu lại mãi trong tâm trí người đọc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Duy Khương
04/11/2023 10:13:58
+4đ tặng

Tám câu thơ cuối trong đoạn trích "Kiều" ở Lầu Ngưng Bích mang đến một sự kết thúc đầy xúc động và sâu lắng cho câu chuyện. Trải qua bao khó khăn, thử thách, Kiều cuối cùng cũng có cơ hội tìm thấy hạnh phúc bên người thân yêu của mình. Sự sắp đặt kỹ lưỡng của tác giả trong việc nối lại những mối quan hệ gia đình đã giúp mang lại một điểm dừng tốt đẹp cho cuộc hành trình đầy gian nan của Kiều.

Tám câu thơ này cũng thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn của Kiều đối với các vị phụ nữ mạnh mẽ trong cuộc đời mình, những người đã đứng vững giúp đỡ và hỗ trợ cô trong những thời điểm khó khăn nhất. Chúng cũng đặt nền móng cho thông điệp về tình yêu thương, sự hy sinh và trân trọng gia đình, là những giá trị vô cùng quan trọng trong tác phẩm này.



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×