Trần Đăng Khoa
Mặt Trời lặn xuống bờ ao Ngọn khói xanh lên lúng liếng Vườn sau gió chẳng đuổi nhau Lá vẫn bay vàng sân giếng
Xóm ngoài, nhà ai giã cốm Làn sương lam mỏng rung rinh Em nhỏ cưỡi trâu về ngõ
Tự mình làm nên bức tranh
Rào thưa, tiếng ai cười gọi Trông ra nào thấy đâu nào
Một khoảng trời trong leo lẻo Thình lình hiện lên ngôi sao
Những muốn kêu to một tiếng Thu sang rồi đấy. Thu sang!
Lòng bỗng nhớ ông Nguyễn Khuyến Cõng cháu chạy rông khắp làng...
1973
(Trích Kể cho bé nghe, NXB Kim Đồng, 2011)
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát B. Thơ sáu chữ
C. Thơ bảy chữ D. Thơ tự do
Câu 2. Nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào?
A. Một hình ảnh gây ấn tượng với tác giả
B. Một âm thanh đặc biệt trong cảm nhận của tác giả
C. Một hiện tượng khơi nguồn cảm hứng cho tác giả
D. Một cảm xúc bâng khuâng chợt đến với tác giả
Câu 3. Nhận xét nào đúng về bố cục của bài thơ?
A. Bài thơ chia làm hai phần: ba khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên và con người, khổ thơ cuối trực tiếp nói lên cảm xúc của tác giả trước mùa thu.
B. Bài thơ chia làm ba phần: khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên, hai khổ tiếp theo là hình ảnh con người và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả trước mùa thu.
C. Bài thơ chia làm ba phần: hai khổ thơ đầu là hình ảnh thiên nhiên và con người, khổ thơ thứ ba là những âm thanh mùa thu và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả.
D. Bài thơ chia làm bốn phần: khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên, khổ thơ thứ hai là hình ảnh con người, khổ thơ thứ ba là những âm thanh của mùa thu và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các dòng thơ “Vườn sau gió chẳng đuổi nhau / Lá vẫn bay vàng sân giếng”?
A. So sánh B. Nhân hoá
C. Điệp ngữ D. Nói giảm nói tránh
Câu 5. Trong khổ thơ thứ hai, những hình ảnh nào là tín hiệu của mùa thu?
A. Cốm và làn sương B. Làn sương và em nhỏ
C. Em nhỏ và con trâu D. Con trâu và cốm
Câu 6. Nhận xét nào đúng về nội dung của các dòng thơ “Những muốn kêu to một tiếng / Thu sang rồi đấy. Thu sang!”?
A. Nói to những dự đoán của mình về việc đất trời mùa hạ đã chuyển sang thu
B. Lo lắng, bất ngờ trước những đổi thay của vạn vật và con người xung quanh
C. Nêu lên cảm giác quen thuộc, gần gũi về khung cảnh làng quê vào mùa thu
D. Mong được cất lên tiếng reo vui trước những tín hiệu của mùa thu
Câu 7. Trong khổ thơ thứ ba, tác giả đã sử dụng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của mùa thu?
A. Thị giác, xúc giác B. Thính giác, khứu giác
C. Thị giác, thính giác D. Thính giác, xúc giác
Câu 8. Phương án nào dưới đây nêu đúng cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
A. Tình yêu thiên nhiên tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ khi mùa thu sang.
B. Cảm xúc ngỡ ngàng và niềm hân hoan của nhà thơ khi mùa thu sang.
C. Niềm vui của nhà thơ trước vẻ đẹp của con người lao động khi mùa thu sang.
D. Nỗi nhớ sâu đậm của nhà thơ về hình ảnh thân thương “ông Nguyễn Khuyến”.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |