Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về cây lúa

thuyết minh về cây lúa ( lưu ý ko chép mạng)
2 trả lời
Hỏi chi tiết
42
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Cây lúa (Oryza sativa) là một loại cây ngũ cốc quan trọng, được trồng rộng rãi trên khắp thế giới. Đây là loại cây thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng chính cho hơn một nửa dân số thế giới. Dưới đây là một bài thuyết minh về cây lúa:

Cây lúa là một loại cây thảo mọc hàng năm, thuộc họ lúa (Poaceae). Cây có thân mềm, cao khoảng 1-2 mét, với lá dài và hẹp. Lúa có hệ thống rễ phát triển mạnh mẽ, giúp cây hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ đất.

Cây lúa thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu và đất đai khác nhau. Nó có thể được trồng ở các vùng nhiệt đới, ôn đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Lúa thích nghi tốt với đất lầy, nơi có nhiều nước, nhưng cũng có thể trồng trên đất cạn khô.

Quá trình trồng lúa bắt đầu bằng việc chuẩn bị đất và gieo hạt lúa. Hạt lúa được gieo trực tiếp vào đất hoặc trồng trong các ổ lúa. Sau khi gieo, cây lúa sẽ phát triển và hình thành các bông lúa. Các bông lúa sau đó sẽ trở thành hạt lúa, được thu hoạch sau khi chín và khô.

Lúa là một nguồn thực phẩm quan trọng cho con người. Hạt lúa chứa nhiều tinh bột, protein và vitamin, cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể. Lúa cũng được sử dụng để sản xuất các sản phẩm từ lúa như gạo, bột mì, bánh mì, bánh quy và bia.

Ngoài việc là nguồn thực phẩm, cây lúa còn có nhiều lợi ích khác. Nó giúp kiềm chế sự xói mòn đất, giữ độ ẩm cho đất và cung cấp bóng mát cho các loài cây khác. Cây lúa cũng có khả năng hấp thụ các chất ô nhiễm trong môi trường, giúp cải thiện chất lượng không khí và nước.

Trồng lúa cũng có tác động tích cực đến kinh tế và xã hội. Nó tạo ra việc làm cho nhiều người, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Ngoài ra, lúa cũng là nguồn thu nhập chính cho nhiều nông dân và quốc gia sản xuất lúa hàng đầu trên thế giới.

Tuy nhiên, cây lúa cũng đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ. Sự biến đổi khí hậu, sâu bệnh và sự cạnh tranh với các loại cây khác là những vấn đề cần được quan tâm. Việc nghiên cứu và phát triển các giống lúa chịu được sâu bệnh và khí hậu khắc nghiệt là cần thiết để đảm bảo nguồn lương thực cho tương lai.

Tóm lại, cây lúa là một loại cây quan trọng với nhiều lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. Nó cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng cho con người và đóng góp vào sự phát triển bền vững của nông nghiệp. Việc bảo vệ và phát triển cây lúa là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững.
1
0
Lê Nhi
05/11/2023 20:01:50
+5đ tặng

“Hạt gạo làng ta
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy”
(Trích "Hạt gạo làng ta" - Trần Đăng Khoa)

Chắc hẳn mỗi chúng ta, ai cũng có một tuổi thơ êm đềm gắn bó với mái đình, cây đa, bến nước và đặc biệt là triền đê lộng gió bên cánh đồng thẳng cánh cò bay. Cây lúa không chỉ là thứ hạt vàng, hạt ngọc của đất trời đem lại sự sống cho chúng ta mà từ khi nào đã đi vào cả trong nỗi nhớ niềm thương của mỗi người con đất Việt.

Đã bao giờ bưng bát cơm thơm dẻo trên tay, ta tự hỏi cây lúa có từ bao giờ? Phải chăng cây lúa có từ “ngày xửa ngày xưa”, khi những câu ca bắt lên khắp các nẻo đường rộn rã của những bà, những chị đi thăm đồng? Hay phải chăng cây lúa hoài thai từ thuở hồng hoang dựng nước, khi Lang Liêu biết trồng lúa để làm những bánh vuông tròn mà cúng Tiên vương?

Thật khó mà nói được cái nguồn gốc xuất phát của thứ cây dẻo dai mà kiên cường ấy! Chỉ biết rằng, cây lúa hay nghề trồng lúa đã có ở nước ta từ rất lâu đời. Giống như một giá trị trường tồn vĩnh cửu, bốn ngàn năm lịch sử đã qua đi, đất nước từng ngày thay đổi với những diện mạo mới, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với nghề trồng lúa nước, là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.

Khắp các làng quê Việt nam, đi đâu ta cũng thấy cánh đồng thẳng cánh với những cây lúa xanh rì trĩu bông. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất nước ta. Lúa nước không chỉ là một nghề giúp người nông dân của ta kiếm sống mà còn làm nên một nền văn hóa của những vùng đất phù sa xứ sở.

Một năm có hai vụ lúa chính: Vụ chiêm và vụ mùa. Người nông dân chọn hạt giống, ngâm thóc giống, nâng niu đến khi đưa những mầm non mới nhú ấy xuống mặt đất, rồi dày công chăm sóc, chăm đồng thăm ruộng, nâng niu chăm sóc như người mẹ chăm con. Phải trải qua cả một quá trình như thế, mới có những cây lúa trĩu bông. Cũng giống như nhiều loại cây khác, lúa nước cũng có nhiều giống lúa như: lúa móng chim, lúa di hương, lúa ba giăng, lúa gié, lúa mộc tuyền,…

Nhưng quý nhất vẫn là cây lúa tám xoan, lúa dự, cho những hạt gạo trắng như hạt ngọc trời, ăn dẻo và thơm. Lúa nếp cũng có nhiều loại: nếp cái hoa vàng, thường được các bà các mẹ chọn để đồ xôi, cất rượu; rồi nếp rồng, nếp nàng tiên, nếp mỡ... Con trâu, cây lúa, cánh đồng từ bao giờ đã trở thành người bạn của nhà nông. Chẳng phải vì thế mà ta vẫn thường nghe những câu hát:

"Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa."
(ca dao)

Trồng lúa là nghề căn bản của nhà nông. Người nông dân quanh năm dầm sương dãi nắng, cần cù ngày này qua tháng nọ bám lấy ruộng đồng: cày bừa, cấy hái, tát nước, bón phân, làm cỏ, bắt sâu,…Với người dân cày, cánh đồng mảnh ruộng là món gia tài nhỏ nhỏ cả một đời vun vén.

Miền Nam thường sạ lúa thì người miền Bắc kì công lại gieo mạ và cấy lúa. Khi vụ mùa vừa kết thúc, vào tiết lập xuân, người nông dân tiến hành chọn hạt giống, ngâm thóc giống rồi quăng bùn gieo mạ. Khi cây mạ non cao chừng mười phân và thời tiết thuận lợi, người nông dân sẽ đem mạ ấy cấy xuống đồng ruộng đã được cày xới tơi xốp. Công việc giản dị ấy đã đi vào lời một bài hát ru của tuổi thơ như thế:

"Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần."
(Trích "Bầm ơi!" - Tố Hữu)

Lúa thì con gái xanh ngắt một màu. Những cơn mưa rào cuối xuân đầu hè được gọi là cơn mưa vàng, làm cho đồng lúa tốt bời bời:

Lúa chiêm đứng nép đầu bờ
Nghe ba tiếng sấm phất cờ mà lên.
(ca dao)

Lúa đứng cây rồi lúa có đòng đòng. Lúa trổ bông tỏa hương thơm thoang thoảng. Hoa lúa màu trắng nõn. Rồi lúa ngậm sữa, lúa uốn câu. Chừng độ nửa tháng sáng, đồng lúa ửng vàng rồi chín rộ. Cả cánh đồng lúa mênh mông như một tấm thảm nhung màu vàng khổng lồ.

Đường quê thôn xóm thêm nhộn nhịp. Người ta đi hái lúa, tuốt lúa rồi đem phơi. Những khoảng sân nhà đầy ăm ắp những thóc, những rơm. Nắng vàng, rơm vàng, màu thóc vàng,… tất cả như tô điểm cho những thôn xóm những chiếc áo rực rỡ sắc màu của niềm vui và sự sung túc đủ đầy!

Cây lúa thật quý giá vô cùng! Hạt thóc người ta đem xay ra hạt gạo trắng ngần. Lớp vỏ bị tróc ra thường được gọi là trấu, dùng để nhóm lửa hoặc ủ phân cho cây trái trong vườn. Giữa lớp vỏ trấu ấy và hạt gạo trắng nõn ngọt lành là một lớp vỏ dinh dưỡng, khi xát lúa người ta thu được gọi là cám, dùng trong chăn nuôi rất thuận lợi. Đến phần thân cây lúa khi gặt về, cũng được đem ra phơi nắng thành rơm thành rạ để nhóm bếp. Những bông lúa nếp sau khi tuốt hạt thì được chọn lọc kĩ càng và dùng để làm chổi.

Hạt lúa là hạt vàng, Hạt gạo là hạt ngọc. Từ hạt gạo có thể chế biến được nhiều món ăn. Gạo xay giã thành bột để làm bánh, làm bánh đúc, bánh cuốn, bánh đa:

Bánh đúc thiếp đổ ra sàng
Thuận thiếp thiếp bán, thuận chàng chàng mua
(ca dao)

Bánh chưng, bánh dày, bánh ú, bánh gai, bánh xèo. Hàng trăm thứ bánh, hàng trăm thức quà đều làm từ hạt gạo dẻo thơm. Ngoài ra hạt gạo ở một số vùng qua còn được dùng để làm những thức quà riêng đặc sản của vùng miền như cốm làng Vòng.

Nâng bông lúa trên tay, ta càng thêm mến yêu mến và trân trọng! Màu xanh của lá lúa là màu xanh của sự sống, là sự trường tồn mãi mãi như câu ca dao xưa:

"Khi nào cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn." (ca dao)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phùng Đức Phước
05/11/2023 20:02:20
+4đ tặng
– Mở bài: Gắn liền với hình ảnh làng quê Việt Nam là hình ảnh đồng lúa bao la, trải dài bát ngát. Cây lúa mang lại nhiều giá trị tốt đẹp.

– Thân bài:

+ Nguồn gốc: Xuất phát từ cây lúa dại và được người dân đưa vào trồng trọt khoảng hơn vạn năm trước.

+ Chủng loại: Lúa tại Việt Nam có hai loại chính: Lúa nếp và lúa tẻ.

Lúa nếp: Lúa có hạt thóc ngắn thuôn dài hơn lúa tẻ, thường dùng để nấu xôi, rượu, bánh chưng,…

Lúa tẻ: Lúa có hạt thóc khá nhỏ, dùng làm lương thực chính trong các bữa ăn

+ Đặc điểm: Lúa là cây thân cỏ, có thể đạt tới chiều cao tối đa khoảng 2m; Rễ chùm; Màu lá thay đổi theo từng giai đoạn phát triển, lá dẹp, dài; Hoa lúa màu trắng, có nhụy và nhị hoa nên có thể tự thụ phấn thành các hạt thóc nhỏ.

+ Quá trình phát triển: Người nông dân gieo mạ vào khoảng đầu xuân, gần tết; Trước khi trồng tại ruộng thì mạ được gieo ở một khu đất riêng, mạ được ủ tại đó khoảng 3, 4 tuần để phát triển thành cây con.


Người nông dân nhổ mạ và bắt đầu cấy lúa tại ruộng; Từ mạ thành cây con được gọi là thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng; Thời kỳ tiếp theo là thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Mạ ra hoa trắng, hoa lúa trổ bông tạo thành các hạt thóc được bao bọc một lớp vỏ xanh bên ngoài.

Thời kỳ lúa chính là khi những hạt lúa xanh dần chuyển màu vàng nhạt, cây trĩu xuống, lá đầy ngọn ngả dần về màu vàng.

+ Giá trị

Giá trị sử dụng: Lúa là lương thực của người dân, là thành phần của nhiều thực phẩm, món ăn hàng ngày như bún, phở, bột mỳ, bột nếp,….; Là nguồn lợi nhuận của người trồng thương mại hóa.

Giá trị tinh thần: Gắn bó hơn vạn năm với người dân Việt Nam; Việt Nam xếp thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới.

– Kết bài: Lúa chiếm giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân; Dù qua nhiều thập kỷ nhưng vị trí cây lúa không hề thay đổi.
-chấm điểm cho mình với ạ
Kiều Nguyễn
có làm trên mạng ko ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo