Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Trong câu văn" Biết rồi mà vẫn mang đến, đây gọi là biết rõ sai nhưng vẫn làm" có mấy phó từ?

HỘP CƠM CUỐI CÙNG CỦA MẸ “Chị lại đến đây rồi!” – Giọng tôi quát lên khi nhìn thấy mẹ Tân Dũng tay xách hộp cơm đến cho cậu bé, bởi trường chúng tôi có quy định không cho phụ huynh mang cơm cho học sinh. “Thầy giáo à…!” “Trời ơi, không phải tôi đã nói với chị rồi sao, trường học không cho phụ huynh mang cơm đến cho học sinh. Nếu ai cũng như chị thì trước cổng trường sẽ đông nghịt người, như vậy, chúng tôi làm sao để cho học sinh nghỉ giải lao đây?” “Tôi biết, tôi biết…” “Biết rồi mà vẫn mang đến, đây gọi là biết rõ sai nhưng vẫn làm. Chị không biết đường để cậu bé tự mang đi sao?” “Tôi xin lỗi… xin lỗi thầy…” Những lời của người mẹ này, không biết tôi đã nghe bao nhiêu lần rồi. Cứ mỗi lần đến buổi trưa là bà lại mang cơm đến cho con, rồi năn nỉ, năn nỉ… Tân Dũng là cậu học sinh ít nói, sống nội tâm. Có một lần trong giờ học, nhìn thấy cậu bé gật gà gật gù, tôi liền nhắc nhở. Nhưng cậu bé cứ như thế, ngủ gật từ đầu đến cuối buổi học, tôi bực mình không chịu được liền gọi cậu ta lên hỏi lý do tại sao, câu trả lời của cậu bé khiến mọi tức giận trong tôi dần biến mất: – Thưa thầy! Vì tối qua mẹ em phải vào cấp cứu trong bệnh viện nên… – Mẹ em bị sao? – Mẹ em bị ung thư phổi ạ! Tôi bàng hoàng, nhìn thân hình yếu ớt của Tân Dũng mà sống mũi tôi cay cay. Bữa cơm hôm ấy ở nhà, nhìn thấy vợ tôi cho con ăn, tôi chợt nghĩ đến hình ảnh mẹ Tân Dũng luôn giấu cơm để đưa cho em. Hôm sau, sau khi tan làm, tôi đi đến bệnh viện nơi mẹ Tân Dũng đang chữa bệnh. Mấy hôm không gặp, tôi suýt không nhận ra bà ấy nữa. Sức tàn phá của bệnh tật thật đáng sợ. Bà ấy nhìn thấy tôi, cố đứng dậy, nhưng vừa ho một trận thì người đã liêu xiêu sắp đổ. – Chị cứ nằm nghỉ đi, không cần đứng dậy đâu! – Thầy!… Cảm ơn thầy! Mẹ Tân Dũng cố gắng nói với tôi bằng giọng yếu ớt, tôi vội quay mặt đi, gạt nhanh giọt nước mắt đang chực rơi. Tiễn tôi ra ngoài hành lang bệnh viện, bố Tân Dũng nói: – Bà ấy chỉ còn sống được mấy ngày nữa thôi. Tôi… tôi thực sự không biết phải làm thế nào? Trở về trường, tôi kể lại mọi chuyện với thầy hiệu trường: – Bố cậu bé cũng đã hơn 60 tuổi, giờ mẹ cậu lại sắp từ bỏ thế giới này, chúng ta nên phát động một đợt quyên góp trong toàn trường, bất kể là bao nhiêu thì cũng trợ giúp cho gia đình được phần nào đó. Hiệu trưởng gật đầu bằng lòng. Qua mấy ngày quyên góp, chúng tôi quyên góp được gần 50 triệu và chuyển đến bệnh viện nơi mẹ em đang chữa bệnh. Lúc đó, mẹ Tân Dũng đã rơi vào trạng thái hôn mê. – Chúng tôi chuẩn bị đưa bà ấy về nhà vào ngày mai. Bố Tân Dũng buồn bã nói với tôi. – Thầy giáo có thể giúp tôi một việc này được không? – Anh cứ nói, chỉ cần làm được, tôi sẽ cố gắng hết sức. – Mấy ngày trước, bà ấy cứ nắm chặt tay Tân Dũng và nói “Từ nay, mẹ không còn mang cơm cho con được nữa rồi!”. Tôi muốn nhờ thầy giáo hãy để cho bà ấy đưa cơm cho Tân Dũng lần cuối cùng để khi ra đi bà ấy được thanh thản, mong thầy giúp đỡ. Tôi không thể không đồng ý. Buổi trưa, chiếc xe cấp cứu còi inh ỏi đi đến trước cổng trường. Bố Tân Dũng cùng một vị y tá đỡ chiếc giường mà mẹ em đang nằm xuống. Tôi đứng sang bên cạnh, lặng người với cảnh tượng trước mắt. Bố Tân Dũng mua sẵn một hộp cơm, mẹ Tân Dũng nằm trên giường bệnh yếu ớt đưa tay ra cầm lấy. Ở bên kia cánh cổng trường, Tân Dũng đưa tay ra đón lấy hộp cơm mẹ đưa. – Mẹ ơi! Tân Dũng bật khóc nức nở. Lúc đó, tôi chứng kiến tận mắt mọi chuyện, hình như mẹ em muốn nói lời gì đó nhưng không thể nói nên lời. – Mẹ ơi, con không muốn rời xa mẹ đâu! Tân Dũng vừa khóc vừa hét lên. Tôi cũng bật khóc, giá như trước đây tôi không ngăn cản bà mang cơm đến… điều ước của người mẹ thật đơn giản… Ngày hôm sau, mẹ em qua đời. Sau đó một ngày, bố Tân Dũng đến văn phòng của tôi, đưa cho tôi một cái túi giấy. – Thầy giáo à, đây là số tiền mà các thầy và các cháu học sinh quyên góp cho tôi. Tôi thấy trong trường còn rất nhiều học sinh cần đến số tiền này, vì vậy tôi đem trả lại cho thầy. Cảm ơn tấm lòng của các thầy và các cháu học sinh! Sau đó, hàng ngày tôi đều nói chuyện với Tân Dũng, tôi sợ em không vượt qua được nỗi đau mất mẹ. – Thưa thầy! Thầy yên tâm ạ, thầy không phải lo lắng cho em đâu ạ! Tân Dũng nói tiếp: – Em đã sớm biết được mẹ sẽ ra đi rồi. Không phải là mẹ em không muốn nghe lời dặn của thầy, em cũng nói với mẹ đừng đưa cơm đến nữa… Nhưng vì trong ngày chỉ có buổi trưa em mới được ăn cơm mẹ nấu thôi ạ! Tôi bỗng run lên: – Tại sao vậy? – Mẹ em rất yếu, mọi việc trong nhà đều do bố làm hết, nấu cơm cũng vậy. Chỉ có buổi trưa bố vắng nhà, mẹ mới giấu bố để làm cơm cho em. Mẹ cứ nhất quyết phải mang cơm đến vì mẹ muốn em được ăn cơm mẹ nấu… Nói xong, Tân Dũng òa khóc… Mắt tôi cũng ngấn lệ từ lúc nào không hay. Bữa cơm của mẹ thật đáng giá biết bao…
1. Trong câu văn" Biết rồi mà vẫn mang đến, đây gọi là biết rõ sai nhưng vẫn làm" có mấy phó từ?
2. Trong câu văn sau: " Bữa cơm hôm ấy ở nhà, nhìn thấy vợ tôi cho con ăn, tôi chợt nghĩ đến hình ảnh mẹ Tân Dũng luôn giấu cơm để đưa cho em." Mở rộng thành phần nào?
3. Nội dung chính mà văn bản muốn gửi gắm là gì?
 
0 trả lời
Hỏi chi tiết
67
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
1. Trong câu văn "Biết rồi mà vẫn mang đến, đây gọi là biết rõ sai nhưng vẫn làm", có 2 phó từ là "rõ" và "vẫn".
2. Trong câu văn sau: "Bữa cơm hôm ấy ở nhà, nhìn thấy vợ tôi cho con ăn, tôi chợt nghĩ đến hình ảnh mẹ Tân Dũng luôn giấu cơm để đưa cho em", mở rộng thành phần là "hình ảnh mẹ Tân Dũng luôn giấu cơm để đưa cho em".
3. Nội dung chính mà văn bản muốn gửi gắm là tình yêu thương và hy sinh của mẹ Tân Dũng dành cho con trai, cũng như ý nghĩa của việc chăm sóc và quan tâm đến những người xung quanh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư