LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết về những nghệ thuật có trong văn bản Nữ thần lúa

Viết về những nghệ thuật có trong văn bản Nữ thần lúa
2 trả lời
Hỏi chi tiết
336
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Nữ thần lúa là một tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Trong tác phẩm này, có nhiều nghệ thuật được sử dụng để tạo nên sức hút và sự độc đáo cho câu chuyện.

Một trong những nghệ thuật đáng chú ý trong Nữ thần lúa là việc sử dụng ngôn ngữ tươi sáng, hài hước và đầy màu sắc. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ và câu chuyện hài hước để tạo ra những tình huống gây cười và tạo cảm giác thoải mái cho độc giả. Điều này giúp tác phẩm trở nên dễ đọc và thú vị hơn.

Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng nghệ thuật mô tả tinh tế để tái hiện các cảnh quan và nhân vật trong câu chuyện. Mô tả chi tiết về những cánh đồng lúa, những con sông, những ngôi nhà và những con người đã giúp độc giả hình dung được một cách rõ ràng và sống động. Điều này tạo nên một không gian sống động và thú vị cho câu chuyện.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nghệ thuật tạo hình nhân vật đa dạng và phong phú. Những nhân vật trong Nữ thần lúa được tạo hình rõ ràng, có tính cách riêng biệt và độc đáo. Từ những nhân vật chính như Thúy Kiều, Thúy Vân, Thúy Hằng cho đến những nhân vật phụ như ông Hùng, ông Sáu, tác giả đã tạo nên một thế giới đa dạng và phong phú.

Cuối cùng, tác giả còn sử dụng nghệ thuật xây dựng cốt truyện hấp dẫn và gây cấn. Câu chuyện trong Nữ thần lúa được xây dựng một cách logic và có sự phát triển hợp lý. Từ những tình tiết nhỏ nhặt cho đến những sự kiện lớn, tác giả đã tạo nên một câu chuyện đầy kịch tính và hấp dẫn.

Tổng hợp lại, Nữ thần lúa là một tác phẩm văn học đặc sắc với nhiều nghệ thuật tinh tế và độc đáo. Sử dụng ngôn ngữ hài hước, mô tả tinh tế, tạo hình nhân vật đa dạng và xây dựng cốt truyện hấp dẫn, tác giả đã tạo nên một câu chuyện thú vị và đáng đọc.
0
0
Phú Trần Minh
07/11/2023 12:38:35
+5đ tặng

Thần thoại Việt Nam là một thể loại cũng mang phong cách huyền huyễn tương tự truyền thuyết, tuy nhiên nó lý giải những điều bình thường và thực tế hơn. Cũng chính vì vậy, những truyện này gần gũi đối với người dân lao động. Hình ảnh cây lúa nước trong những truyện thần thoại Việt Nam rất đa dạng, được sáng tạo nên từ nhiều bàn tay nghệ nhân xây dựng. Đặc biệt, truyện nữ thần Lúa là một truyện thần thoại vô gần gũi với những dân tộc ít người tại Việt Nam.

Trong truyện, nữ thần Lúa được xây dựng là con gái của Ngọc Hoàng, người đứng đầu tam giới. Sau khi con người sinh sôi nảy nở dưới mặt đất, nữ thần Lúa là người ban phép cho nhân gian, tạo ra hạt nảy mầm, kết bông mẩy hạt nuôi sống loài người. Tuy nhiên, do con người thiếu hiểu biết và không tôn trọng thần, người bắt con người phải lao động để kiếm được hạt cơm.

Trong đoạn đầu, nữ thần Lúa được thần tượng hóa, trở thành một vị thần có đầy sức mạnh. Người cũng vô cùng yêu thương con người, tạo ra miếng cơm và còn để cho “lúa chín tự về nhà mà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả”. Cuộc sống ấy chính là cuộc sống mà con người hiện nay mơ ước, không cần đối phó thiên tai mà vẫn có được những hạt lúa mẩy. Và “Cần ăn, cứ ngắt bông vào nồi là lúa sẽ thành cơm.”

Tuy nhiên, cuộc sống như vậy không kéo dài được lâu. Và thứ hủy hoại đi sự tốt đẹp này lại là do con người. Người phụ nữ trong truyện làm trái với tục lệ, không dọn dẹp và còn tỏ ra cáu giận với những bông lúa đang về nhà. Điều đó làm vị thần tức giận, “nhất định không cho lúa bò về nữa.” Từ đây, con người phải đi cắt lúa, phơi phóng rồi xay giã mới có thể tạo ra được hạt gạo để thổi cơm.

Hình ảnh người phụ nữ ẩn dụ ở đây ám chỉ phái nữ mà người thời đó quan niệm, những người dễ cáu giận và hay tính toán chi li, dễ làm hỏng việc. Tuy rằng nghĩa này khiến rất nhiều người tỏ ra bất bình, nhưng đây cũng là một trí tưởng tượng của người xưa trong việc bông lúa không tự về nữa.

Sau câu chuyện, ta còn thấy chi tiết “Trời sai một thiên thần đưa xuống hạ giới một số hạt giống lúa và một số hạt giống cỏ vãi ra khắp mặt đất để nuôi người và vật.” Đó chính là cỏ. Tuy nó cũng có một phần giúp ích cho cuộc sống của người và vật, nhưng cũng giải thích được việc khi có cỏ thì lúa chậm phát triển. “Do đó mà ở trên mặt đất cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất.”

Cũng như hiện thực, trong quá trình vun vén, con người hiện nay phải chăm bón và bỏ ra rất nhiều công sức. Sau đó, quá trình để “đưa” hạt lúa về cũng không hề dễ dàng nữa. Quá trình cắt lúa, phơi lúa, xay xát đều mất nhiều thời gian và sức người. Cũng do lỗi lầm trong quá khứ đó, cuộc sống cần nhiều sức lao động hơn.

Tuy nhiên, nếu để ý bạn sẽ thấy ngữ điệu kể chuyện không có sự khó chịu hay tức giận. Họ chấp nhận việc này và cũng chấp nhận phải lao động. Thần thoại Nữ thần Lúa sử dụng nhiều hình ảnh gợi hình, những chi tiết huyền ảo vô cùng hấp dẫn. Nhân vật trong truyện khi xây dựng đều có sự thần thánh hóa, trở thành những vị thần có sức mạnh đúng theo mô típ trong truyện thần thoại.

Nữ thần Lúa là một câu chuyện thần thoại vô cùng đặc sắc với nhiều giá trị nghệ thuật. Câu chuyện giải thích về quá trình thu về hạt lúa - hạt ngọc của trời. Qua đây, ta cũng có thể thấy được những người nông dân ngày xưa, tuy quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng trí tưởng tượng của họ lại vô cùng phong phú.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phùng Đức Phước
07/11/2023 12:47:42
+4đ tặng
Vũ Ngọc Khánh trong công trình nghiên cứu Kho tàng thần thoại Việt Nam đã đưa ra nhận định: “Thần thoại là hình thức sáng tác của con người thời đại xa xưa, nó thể hiện ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lí giải vũ trụ và chinh phục vũ trụ của con người. Với khát vọng khám phá và lí giải của người xưa, nguồn gốc thế giới tự nhiên, nguồn gốc loài người.. hiện lên đầy màu sắc hoang đường trong thần thoại. Truyện Nữ thần Lúa là một trong những truyện thần thoại cổ xưa nhất lí giải nguồn gốc của cây lúa, nghề trồng lúa trong đời sống văn hóa người Việt. 

Truyện Nữ thần Lúa được sáng tạo nhằm giải thích nguồn gốc của cây lúa. Trong thực tế, cây lúa vốn là lương thực được ưu tiên lựa chọn của loài người trong quá trình thu hái tự nhiên. Nhưng người xưa đã không bằng lòng với sự thật hiển nhiên đó, với trí tưởng tượng phong phủ, nhân dân đã kể về nguồn gốc của cây lúa qua hàng loạt các chi tiết tưởng tượng hoang đường. Lúa không phải tự nhiên mà có. Lúa do nữ thần con Ngọc Hoàng mang xuống trần gian. Cây lúa vì thế có nguồn gốc cao quý, chứ không còn là giống cây binh thưởng nữa. Phải chăng đây là một cách để nhân dân ta tôn vinh giá trị của cây lúa cũng như khẳng định tầm quan trọng của cây lúa trong đời sống con người Với tình yêu dành cho con người, nữ thần Lúa không chỉ mang lúa đến trần gian mà còn dành ưu ái cho loài người bằng cách cho lúa tự bò về nhà, tự biến thành cơm khi được bỏ vào nồi. Nhưng điều gì dễ dàng có được thường khiến con người sinh tâm lí coi thường, không coi trọng, nên có cô gái nhà kia đã cấu thả trong việc đón nhận món quà mà thần mang đến. Sự thiếu tôn trọng của loài người đã khiến nữ thần giận dỗi, buộc loài người phải tự ra đồng cấy gặt mang về xay giã nhiều công đoạn mới có cơm ăn. Chi tiết kể về sự giận dỗi của thần là một chi tiết đặc sắc, mang đến sự thú vị cho câu chuyện. Nó không chỉ cho thấy thần Lúa, dù là thần nhưng cũng biết hờn dỗi như con người (rất giống với chi tiết kể về các vị thần khác như thần Sét thần Gió…. trong các câu chuyện cùng tên. Các vị thần không phải đều hoàn hảo, mà cũng có lúc đãng trí, nóng nảy, hờn giận).

Kể về sự trừng phạt của thần Lúa còn là cách để người xưa li giải về những khó khăn, nhọc nhân của nghề trồng lúa. Ca dao xưa có câu: “Cây đồng đang buổi ban trưa - Mô hội thánh thót như mưa ruộng cày - Ai ơi bưng bát cơm đầy - Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần", thơ hiện đại ngày nay cũng viết "Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng" (Nguyễn Khoa Điêm). Như vậy, trồng lúa dĩ nhiên nhọc nhằn, muôn đời đã thế, bây giờ dù có sự trợ giúp của máy móc nhưng cũng không hề nhàn tản. Người xưa đã lí giải những nhọc nhằn ấy một cách thú vị: Do sự giận dỗi của nữ thần Lúa gãy ra. Nhưng vi sao nữ thần giận dỗi? Chẳng phải do con người không biết quý trọng công lao, sự ưu ái của thần sao? Cách lí giải mang màu sắc hoang đường nhưng bài học rút ra thì mang ý nghĩa muôn đời Chi qua lao động vất vả, con người mới biết trân quý những gì mà mình làm ra. Những thứ dễ dàng có được thường chẳng lâu bền.. Câu chuyện có thể dừng ở việc loài người được nữ thần ban cho lúa gạo, nhưng việc kể thêm chi tiết này đã khiến câu chuyện mang hàm ý sâu sắc hơn rất nhiều. Qua chi tiết đó, chúng ta biết trân trọng hạt gao người nông dân vất vả làm ra, biết trận trọng sức lao động của con người.. Điều ta thấy thú vị khi đọc truyện Nữ thần Lúa cũng như các truyện cổ khác chính là sự tham gia của các yếu tố kì ảo. Yếu tố kí ảo vừa tham gia vào quá trình phát triển của cốt truyện, vừa tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện. Những chi tiết kì ảo ấy dù thể hiện niềm tin ngày thơ của người xưa vào nguồn gốc của thế giới tự nhiên và thế giới loài người nhưng lại nói cho chúng ta biết sự tuyệt vời của trí tưởng tượng dân gian. Làm sao mà cây lúa binh thường lại đánh thức ở người xưa cách nghĩ về nguồn gốc thần tiên của nó? Làm sao mà quá trình trồng cấy vất vả của con người lại khiến người xưa nghĩ đến sự trừng phạt của một vị thần? Người xưa đã không chấp nhận sự vật như nó vốn có, không chấp nhận sự việc như nó vốn dĩ xảy ra. Họ luôn tìm cách lí giải, và đã lí giải một cách thật kì diệu. Trí tưởng tượng của con người quả thật không có giới hạn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư