Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn tự do

viết một bài văn tự do
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
93
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta thường bận rộn với công việc, gia đình và những lo toan hàng ngày. Đôi khi, chúng ta quên đi những khoảnh khắc đáng nhớ và không dành thời gian cho bản thân. Vì vậy, việc viết một bài văn tự do có thể giúp chúng ta tìm lại sự cân bằng và tận hưởng cuộc sống.

Viết là một cách để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và truyền đạt thông điệp của chúng ta. Khi viết, chúng ta có thể tự do bay bổng trong không gian tưởng tượng và khám phá những ý tưởng mới. Viết cũng giúp chúng ta tập trung vào một chủ đề cụ thể và phân tích sâu hơn về nó. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và thế giới xung quanh.

Viết một bài văn tự do cũng là một cách để giải tỏa stress và căng thẳng. Khi chúng ta gặp khó khăn trong cuộc sống, việc viết ra những suy nghĩ và cảm xúc của mình có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề và tìm ra giải pháp. Viết cũng là một phương pháp thư giãn tuyệt vời, giúp chúng ta thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và tạo ra một không gian yên bình trong tâm trí.

Bên cạnh đó, viết còn là một cách để ghi lại những kỷ niệm và trải nghiệm của chúng ta. Khi viết về những sự kiện quan trọng trong cuộc sống, chúng ta có thể lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ và chia sẻ chúng với người khác. Viết cũng giúp chúng ta nhìn lại quá khứ và học từ những sai lầm và thành công của mình.

Cuối cùng, viết cũng là một cách để thể hiện sự sáng tạo và khám phá bản thân. Khi viết, chúng ta có thể tạo ra những câu chuyện, những tác phẩm nghệ thuật và những ý tưởng mới. Viết giúp chúng ta phát triển khả năng sáng tạo và mở rộng tầm nhìn của mình.

Viết một bài văn tự do không chỉ là việc ghi lại suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta, mà còn là một cách để khám phá bản thân và tận hưởng cuộc sống. Hãy dành ít thời gian mỗi ngày để viết và trải nghiệm những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại.
1
0
Thắng
07/11/2023 19:57:14
+5đ tặng
Ai trong chúng ta cũng sẽ luôn nhớ về ngày 2/9 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Bác đã đưa đất nước ta đến với tự do. Vậy tự do có ý nghĩa như thế nào? Tự do được hiểu là tình trạng khi một cá nhân không bị xử ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theo đúng ý chí nguyện vọng của chính mình. Cá nhân chúng ta thì sự tự do được thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày như ăn ngủ nghỉ, chúng ta tự do chọn món ăn mà mình thích, chọn bộ quần áo phù hợp mà không chịu sự ràng buộc, áp đặt nào cả. Trong học tập của vậy. Hiện nay người ta cũng luôn đề cao sự tự do ngôn luận, sự tự do trong việc phát triển bản thân. Sự tự do không chỉ xoay quanh cuộc sống đời thường mà sự tự do còn là đề tài mà được nhiều tác giả đưa vào tác phẩm của mình. Chẳng hạn, như bài thơ " Khi con tu hú" của Tố Hữu với hoàn cảnh ngục tù, sự giam cầm khiến cho nhà thơ muốn làm một cuộc vượt ngục bằng tinh thần để tìm lấy sự tự do. Tự do có vai trò to lớn với mỗi con người. Đối với cá nhân đó là đem lại những quyền cơ bản nhất của họ và tự cho họ quyền quyết định vận mệnh cá nhân. Còn đối với xã hội sự tự do sẽ giúp cho xã hội tiến bộ và văn minh hơn. Vai trò quan trọng của tự do như vậy nên chúng ta cần phải có sự phê phán những hành vi cướp đoạt quyền tự do của người khác, đó là điều trái với lẽ thường. Hãy nhận thức đúng với sự tự do và bảo vệ sự tự do đó cho bản thân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Sơn
07/11/2023 19:57:39
+4đ tặng

“Những cánh buồm” là bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích nhất. Trong những câu thơ mở đầu, Hoàng Trung Thông đã khắc họa một không gian khoáng đãng của biển cả, với ánh mắt trời rực rỡ. Hình ảnh người cha và đứa con bước đi trên cát cho thấy sự gắn bó, gần gũi. Cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn đứa con thì lại trở nên thật bé bỏng, đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch. Hình ảnh đối lập của bóng cha và bóng con thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác biệt của hai thế hệ cha - con. Khi nhìn về phía chân trời, đứa trẻ đã hỏi cha răng ở đó có những gì. Câu trả lời của người cha đã khơi gợi trí tò mò của đứa trẻ về một thế giới mà ngay cả người lớn như cha của mình vẫn chưa hề đi đến. Điều đó làm con khao khát được khám phá, vì vậy mà con đã mong muốn cha mượn một cánh buồm “trắng” để con đi. Người con muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế giới rộng lớn ngoài kia. Và cha đã bắt gặp chính mình trong ước muốn của con. Vậy là, giờ đây, ước mơ chưa thể thực hiện của cha sẽ được gửi gắm nơi con. Bài thơ “Những cánh buồm” được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm.

2
0
Little wolf
07/11/2023 19:57:43
+3đ tặng
Thuyết minh về cây lúa nước

Đất nước Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Vì thế từ bao đời nay cây lúa đã gắn liền với nỗi nhọc nhằn, vất vả của người dân Việt Nam. Từ Bắc chí Nam, đâu đâu cũng xuất hiện những cánh đồng mênh mông bát ngát, trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu cho mọi du khách nhận ra đất nước Việt Nam – đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người và cây lúa xanh tươi.

Không biết từ bao giờ có khái niệm cây lúa có trong từ điển Việt Nam. Từ một giống cây hoang dại, cây lúa đã được con người cải tạo và thuần hóa trở thành cây lương thực chính. Để có được những hạt thóc vàng căng mẩm là bao mồ hôi, công sức của người nông dân. Hạt thóc ngâm nước, ủ lên mầm, gieo xuống bùn trở thành cây mạ xanh non. Sau khi làm đất ký mạ non được bó lại như lên ba theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu. Qua bàn tay chăm sóc của người dân cấy lúa đã phát triển xanh tươi thành ruộng lúa nối bờ mênh mông bát ngát.

Việt Nam có nhiều loại lúa: lúa nước, lúa nổi, lúa cạn, lúa nếp, lúa tẻ,….Có nhiều loại thơm ngon, rất nổi tiếng như lúa nàng hương, nàng thơm chợ đào,…. Nhiều giống lúa cho năng xuất cao, thích nghi ở nhiều loại đất khác nhau. Trừ những vùng quá phèn, quá mặn hoặc khô cằn. Ở đâu có nước ngọt là có trồng lúa. Tuy nhiên cây lúa thích hợp nhất vẫn là đất phù sa. Ở nước ta, nghề trong lúa phát triển mạnh ở các lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long.

Cây lúa nước là loại cây thân cỏ, tròn có nhiều giống và đốt. Giống thường rỗng, đặc ở đốt. Lá dài có bẹ ôm lấy thân. Gân lá song song. Những chiếc lá lúa giống như hình lưỡi. Dáng lá yểu điệu duyên dáng như trăm ngàn cánh tay bé xíu đùa giỡn với gió. Sóng lúa nhấp nhô giữa chiều hạ hay nắng sớm mùa xuân gợi bức tranh đồng quê thi vị, mượt mà. Đó là đề tài quen thơ của thơ ca nhạc họa.

Rễ lúa là rễ chùm, mọc nông trên đất. Hoa lúa mọc thành bông, không có cánh hoa. Khi nở nhụy dài ra có chùm lông có tác dụng quét hạt phấn. Quả lúa (thóc) khô có nhiều chất bột. Vỏ quả gồm vỏ trấu và vỏ cám. Vỏ cám dính sát vào hạt, còn vỏ trấu ở ngoài do máy tạo thành. Khi lúa tạo hạt, vỏ thóc xuất hiện trước bảo vệ phần tinh bột phát triển sau ở bên trong.

Vụ lúa Việt Nam phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết nên thường có những thời vụ khác nhau. Vụ lúa chiêm gieo từ tháng 10 âm lịch gặt tháng 1-2 năm sau. Vụ lúa xuân gieo từ tháng 2 âm lịch gặt tháng 4-5. Vụ lúa hè – thu gieo tháng 5-6 gặt tháng 8-9.

Hạt lúa, hạt gạo là nguồn lương thực chính của Việt Nam. Cơm gạo là thức ăn chính trong bữa ăn con người Việt Nam. Từ hạt gạo có thể chế tạo ra những đặc sản như: Bánh tráng, bánh phồng, các loại bánh nổi tiếng của vùng. Nhưng đặc biệt nó có lẽ là bánh chưng, bánh giầy và cốm.

Lúa gạo là nguồn dự trữ đảm bảo an ninh lương thực của nước ta và thế giới. Xuất khẩu gạo là nguồn kinh tế làm giàu cho đất nước. Thân lúa (rơm, rạ ) dùng để làm các chất đốt. Rơm khô là thức ăn cho gia súc và còn là nguyên liệu cho các mặc hàng thủ công mỹ nghệ.

Sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi vào xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị của nó vẫn là vị trí quan trọng nhất trong quá trình phát triển đất nước. Chẳng thế cây lúa còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.

0
0
Dương Thân Nguyễn ...
07/11/2023 19:58:51
+2đ tặng
Bài thơ “Ta đi tới” của Tố Hữu đã mang đến cho tôi nhiều cảm nhận sâu sắc. Tác giả viết nên tác phẩm này vào tháng 8 năm 1954, thời điểm mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc với chiến thắng lịch sử. Niềm vui khích lệ từ chiến thắng đó đã tràn ngập khắp nơi, tạo cảm hứng dồi dào cho tác giả. Qua từng câu vần, Tố Hữu tái hiện lại hành trình đầy gian khổ và hy sinh của dân tộc Việt Nam trong “ba ngàn ngày không nghỉ” đối mặt với thế lực thực dân. Nhà thơ bộc lộ tâm hồn của mình, với niềm hạnh phúc và tự hào khi giấc mơ độc lập trở thành hiện thực. Tâm trạng căm hờn sâu kín với kẻ thù cũng được thể hiện một cách rõ ràng. Những hình ảnh của các địa danh quen thuộc kết hợp với những cảm xúc chan chứa đã làm tăng thêm sự sống động và sinh động của bài thơ. Đó là hình ảnh niềm vui, hy vọng và khát vọng của một tổ quốc tự do và độc lập. Khi đọc những dòng vần này, người đọc không chỉ đơn thuần là nghe mà còn như cảm nhận được nhịp đập rộn ràng của lúc bấy giờ. Tố Hữu đã trở thành một người hướng dẫn viên du lịch, đưa chúng ta trở về với những kỷ niệm ngọt ngào của quá khứ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×