LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích đặc điểm thầy Đuy-sen

Viết bài văn phân tích đặc điểm thầy Đuy-sen 
3 trả lời
Hỏi chi tiết
354
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Thầy Đuy-sen là một giáo viên rất đặc biệt và có những đặc điểm riêng biệt trong cách giảng dạy và quản lý lớp học.

Đầu tiên, thầy Đuy-sen là một người rất nhiệt tình và đam mê với công việc giảng dạy. Mỗi buổi học của thầy đều được chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ. Thầy luôn tìm hiểu và nghiên cứu về các phương pháp giảng dạy mới nhất để áp dụng vào việc dạy học. Thầy cũng luôn cập nhật kiến thức mới và chia sẻ những thông tin hữu ích cho học sinh. Sự nhiệt huyết và đam mê của thầy giúp học sinh có được một môi trường học tập tích cực và đầy cảm hứng.

Thứ hai, thầy Đuy-sen có khả năng giao tiếp tốt và tạo ra một môi trường học tập thoải mái. Thầy luôn lắng nghe và quan tâm đến ý kiến của học sinh. Thầy tạo điều kiện cho học sinh tự do diễn đạt ý kiến và thảo luận trong lớp học. Thầy cũng thường xuyên tạo ra các hoạt động nhóm và trò chơi để học sinh có thể hợp tác và giao tiếp với nhau. Nhờ vào khả năng giao tiếp tốt của thầy, mọi người trong lớp đều cảm thấy thoải mái và tự tin khi tham gia vào các hoạt động học tập.

Thứ ba, thầy Đuy-sen là một người rất công bằng và tôn trọng học sinh. Thầy không phân biệt đối xử giữa các học sinh và luôn đối xử công bằng với tất cả mọi người. Thầy cũng luôn tôn trọng ý kiến và quan điểm của học sinh. Thầy khuyến khích học sinh tự tin và phát huy tối đa khả năng của mình. Sự công bằng và tôn trọng từ thầy giúp học sinh cảm thấy được đánh giá và động viên, từ đó tạo động lực để họ tiến bộ trong học tập.

Cuối cùng, thầy Đuy-sen là một người rất tận tâm và chăm chỉ. Thầy luôn sẵn sàng giúp đỡ học sinh trong việc học tập và giải đáp các thắc mắc của họ. Thầy cũng thường xuyên tổ chức buổi học bù và tạo điều kiện cho học sinh có thời gian ôn tập và nắm vững kiến thức. Sự tận tâm và chăm chỉ của thầy giúp học sinh cảm thấy được quan tâm và hỗ trợ, từ đó tạo động lực để họ tiến bộ trong học tập.

Tóm lại, thầy Đuy-sen là một giáo viên đặc biệt với nhiều đặc điểm tích cực. Sự nhiệt huyết, khả năng giao tiếp, công bằng và tận tâm của thầy giúp tạo ra một môi trường học tập tốt và đầy cảm hứng cho học sinh. Nhờ vào những đặc điểm này, thầy Đuy-sen đã trở thành một người thầy yêu thích và có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều học sinh.
1
0
Tạ Nguyên Đức
07/11/2023 21:01:58
+5đ tặng

Tác phẩm xuất sắc của ông là “Người thầy đầu tiên”Ai-tơ-ma-tốp gửi gắm bài học giá trị. Nổi bật trong truyện là nhân vật thầy giáo Đuy-sen.

Thầy Đuy-sen được tác giả khắc họa chủ yếu qua hành động, lời nói. Thầy là một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Nhờ có thầy, một vùng đất hoang tàn thành trường học. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên hết sức chân thực. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến trường với sự tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”.

Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Hay như lúc biết hoàn cảnh của An-tư-nai, thầy đã an ủi một cách thật chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Những chi tiết nhỏ nhưng góp phần khắc họa tính cách của nhân vật này.

Đặc biệt chú ý đến hành động của thầy Đuy-sen khi mùa đông đến. Mỗi khi đi học, các em học sinh đều phải lội qua một con suối. Mùa đông, nước suối đóng băng, lạnh buốt khiến các em không thể lội qua được nữa. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Ngay cả khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự. Những lúc rảnh rỗi, thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ cô bé lên lên bờ và lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc.

Qua phân tích trên, nhân vật thầy Đuy-sen hiện lên là thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ. Thầy chính là điểm tựa tinh thần cho những đứa trẻ ở làng Ku-ku-rêu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Đức
07/11/2023 21:02:10
+4đ tặng

Ai-tơ-ma-tốp là nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông là “Người thầy đầu tiên”. Nổi bật trong truyện là nhân vật thầy giáo Đuy-sen.

Qua lời kể của nhân vật “tôi”, thầy Đuy-sen hiện lên là một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Chính thầy Đuy-sen là người đã biến một vùng đất hoang tàn thành trường học. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến trường với sự tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”

Thầy Đuy-sen còn là một người giàu lòng yêu thương, luôn thấu hiểu trái tim trẻ thơ. Ở lần gặp gỡ đầu tiên, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Khi biết hoàn cảnh của An-tư-nai, thầy đã an ủi một cách thật chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Cũng chính thầy Đuy-sen đã khơi dậy khao khát được đi học của An-tư-nai.

Không chỉ là người trực tiếp giảng dạy, thầy Đuy-sen còn luôn quan tâm đến cuộc sống của học sinh. Mỗi khi đi học, các em học sinh đều phải lội qua một con suối. Đến mùa đông, nước băng lạnh buốt khiến các em không thể lội qua được nữa. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Ngay cả khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự. Những lúc rảnh rỗi, thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc. Đối với An-tư-nai, thầy Đuy-sen giống như một người thân, thậm chí cô bé con mong muốn thầy trở thành anh trai của mình.

Như vậy, nhân vật thầy Đuy-sen hiện lên trong văn bản “Người thầy đầu tiên” là một con người một con người đáng ngưỡng mộ và yêu mến.

1
1
ღ_Uyển Như_ღ
07/11/2023 21:04:37
+3đ tặng

Tác giả Ai-ma-tốp là nhà văn người Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Ông có nhiều tác phẩm quen thuộc với chúng ta, trong đó không thể không kể đến tác phẩm “Người thầy đầu tiên” vô cùng nổi tiếng và đặc sắc. Đoạn trích đã mượn lời của họa sĩ và An-tư-nai để kể về thầy Đuy-sen. Thầy là một người vô cùng tốt bụng và luôn chăm chút từng li từng tí một cho những học trò của mình.

Nhân vật ấy đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng người đọc. Thông qua từng lời kể của An-tư-nai đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp cao thượng của người thầy giáo trẻ ấy. Nhân vật Đuy-sen là một người giáo viên mẫu mực, hết lòng vì những học trò thân yêu của mình.

Là một thầy giáo trẻ, học vấn chưa cao lắm nhưng lúc nào cũng nỗ lực hết mình với sự nghiệp giáo dục và nhiệt tình với cách mạng. Chi tiết đầu tiên thể hiện sự yêu nghề của người thầy ấy được thể hiện thông qua lời kể của cô bé An-tư-nai đó là lúc thầy một mình sửa lại cái chuồng ngựa cũ bỏ hoang của một phú nông thành một ngôi trường nhỏ nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu. Khi có các bạn nhỏ tới thăm ngôi trường nho nhỏ ấy thầy đã rất vui mừng mời các em vào tham quan. Thầy luôn niềm nở như vậy với tất cả mọi người. Đuy-sen đã vô cùng tự hào giới thiệu về chiếc lò sưởi mà mình đã đắp phục vụ cho mùa đông sắp tới khi ở trường, tránh cho việc các em đến trường học bị lạnh. 

Chi tiết thứ hai thể hiện thầy là một người yêu nghề đó là khi thầy khuyên nhủ các em nhỏ đến trường học để bổ sung kiên thức cho các em. Thầy mong muốn những đứa trẻ ở ngôi làng nghèo nàn lạc hậu này đều được đi học để tương lai sau này có thể rộng mở hơn. Từng có người nói rằng “Không có kho báu nào quý bằng học thức. Hãy tích lũy nó bất cứ lúc nào có thể”, điều đó như khẳng định tầm quan trọng của việc học. Vì vậy mà thầy Đuy-sen đã dốc hết sức để khuyên nhủ An-tư-nai cùng các bạn nhỏ khác đến trường học.

Ngoài sự tận tâm với nghề, người thầy trẻ ấy còn quan tâm chăm chút tới các em từng li từng tí một. Thầy lo các em bị lạnh khi băng qua suối nên đã bế và cõng các em băng qua con suối để đến trường một cách an toàn nhất. Thầy còn cùng An-tư-nai đi kiếm gỗ để làm cầu cho các em băng qua. Trong lúc cùng thầy làm cầu, cô bé An-tư-nai đã vô tình bị ngã, ngay sau đó thầy Đuy-sen đã gác lại mọi việc để đỡ cô bé lên bờ, quấn áo choàng cho em và xoa bóp tay chân cho em đỡ lạnh. Thầy vẫn luôn ân cần như vậy với tất cả học trò của mình. Đuy-sen còn có mong ước gửi gắm An-tư-nai lên thành phố học tập, bởi thầy thấy được sự nhanh nhẹn cũng như sự thông minh của cô bé. Bỏ mặc những lời gièm pha, sự giễu cợt của bọn nhà giàu ngu xuẩn, thầy vẫn mỉm cười, kể những câu chuyện vui cho học sinh của minh nghe, giúp các em vơi đi nỗi buồn trong lòng.

Từ sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc thông qua những hình ảnh cao đẹp của thầy Đuy-sen ta thấy được nhân vật ấy là “người thầy đầu tiên” đã khai sáng cho các em nhỏ ở ngôi làng nghèo nàn về tầm quan trọng của việc học. Đặc biệt nhất chính là sự yêu nghề của người thầy nhiệt huyết mang tên Đuy-sen đã không ngại khó khăn gian khổ truyền đạt kiến thức cho các em nhỏ với mong muốn tương lai sau này của các em được rộng mở hơn.

Qua tác phẩm này, tác giả Ai-ma-tốp đã vô cùng thành công trông việc xây dựng lên nhân vật thầy Đuy-sen. Chính nhân vật ấy đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Cũng từ đó, câu chuyện giúp chúng ta nhận ra giá trị to lớn của việc học tập và chúng ta phải biết “tôn sư trọng đạo”, bởi thầy cô giáo chính là những người lái đò tận tâm giúp chúng ta cập bến thành công trên con đường tương lai đầy khó khăn gian khổ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư