LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viét một bài văn tự sự qua đó giúp em có thái độ tôn trọng kỉ luật(có yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm)

Viét một bài văn tự sự qua đó giúp em có thái độ tôn trọng kỉ luật(có yếu tố miêu tả và miẻu tả nội tâm)
giúp rm vs ạ!!!
2 trả lời
Hỏi chi tiết
94
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tôi từng là một người rất hay vi phạm kỉ luật. Từ việc đến trễ hẹn, không hoàn thành bài tập đúng hạn cho đến việc không tuân thủ các quy định trong gia đình và trường học. Tôi thường coi thường những quy tắc và luật lệ này, cho rằng chúng chỉ là những ràng buộc không cần thiết trong cuộc sống của mình.

Tuy nhiên, mọi thay đổi bắt đầu từ một sự nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của kỉ luật. Tôi nhận ra rằng kỉ luật không chỉ là những quy định bắt buộc mà còn là một cách để duy trì sự cân bằng và sự ổn định trong cuộc sống. Nếu không có kỉ luật, mọi thứ sẽ trở nên hỗn loạn và không thể kiểm soát.

Tôi bắt đầu thay đổi bằng cách tôn trọng thời gian. Tôi không còn đến trễ hẹn mà đã học cách sắp xếp thời gian một cách hợp lý. Tôi nhận ra rằng việc đến đúng giờ không chỉ là tôn trọng người khác mà còn là tôn trọng chính bản thân mình. Việc đến đúng giờ giúp tôi có thể hoàn thành công việc một cách hiệu quả và tránh tình trạng bị áp lực và căng thẳng.

Tôi cũng học cách tuân thủ các quy định trong gia đình và trường học. Tôi nhận ra rằng những quy định này được đặt ra với mục đích tốt đẹp và mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Việc tuân thủ các quy định này giúp tôi có một môi trường sống và học tập tốt hơn. Tôi không còn coi thường những quy định này mà đã học cách thích nghi và tuân thủ chúng một cách tự nguyện.

Tuy nhiên, việc thay đổi thái độ tôn trọng kỉ luật không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ các quy định mà còn phải đi sâu vào bản thân. Tôi nhận ra rằng tôn trọng kỉ luật cũng bao gồm việc kiểm soát cảm xúc và hành động của mình. Tôi học cách kiềm chế sự tức giận, không để những cảm xúc tiêu cực chi phối hành động của mình. Tôi cũng học cách đặt mục tiêu và làm việc một cách có kế hoạch, không để bị lạc lối và lười biếng.

Tôi tự hào về sự thay đổi này trong cuộc sống của mình. Tôi đã nhận ra rằng tôn trọng kỉ luật không chỉ là một thái độ mà còn là một cách sống. Việc tuân thủ kỉ luật giúp tôi có một cuộc sống tổ chức, hiệu quả và đáng sống. Tôi hiểu rằng tôn trọng kỉ luật không chỉ là lợi ích cho bản thân mà còn là sự tôn trọng đối với mọi người xung quanh.
2
0
Hồng Anh
09/11/2023 04:50:59

Kỷ luật là tuân theo quy định của cộng đồng, là hành động thống nhất để đạt chất lượng cao. Tính kỷ luật là thái độ biết tuân thủ những chuẩn mực, nguyên tắc, quy định chung của cộng đồng, tập thể và bản thân, hướng đến hoàn thành tốt công việc một cách tốt nhất. Tính kỷ luật tạo ra sự thống nhất cao về nhận nhận thức, ý chí và hành động, hình thành các điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân, xây dựng xã hội phát triển về mọi mặt. Nhờ biết tự kỷ luật mà cá nhân biêt tuân thủ những nguyên tắc trong công việc và trong đời sống. Qua đó, con người giữ được nề nếp kỷ cương và trật tự xã hội. Tính kỷ luật giúp ta hoàn thành tốt công việc được giao không bỏ dở giữa chừng khi gặp khó khăn. Kỷ luật đi đôi với tinh thần trách nhiệm và sự say mê sẽ khiến ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Bởi thế, vai trò của tính kỷ luật đối với sự phát triển của mỗi cá nhân là vô cùng cần thiết. Không có kỷ luật sẽ không có thành công. Những kẻ không khép mình vào kỷ luật sẽ sống tùy hứng thậm chí tùy tiện, cao hơn nữa dễ bị sa ngã cám dỗ bởi thói xấu. Một xã hội văn minh phát triển cần có những cá nhân ý thức sâu sắc về tinh thần này nhưng vẫn giữ được bản sắc cá nhân và cá tính sáng tạo. Ngay từ bây giờ, học sinh phải biết xây dựng tính kỷ luật cho mình. Kiên trì làm nên sức mạnh nhưng chính sự kỷ luật mới phát huy sức mạnh ấy. Không có kỷ luật sẽ không có sức mạnh nào được gìn giữ và không có thành công nào được tạo nên.




 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thắng
09/11/2023 08:54:32

Cha mẹ cho ta cuộc sống, dạy ta những bài học quý giá để có thể đương đầu với những khó khăn, thách thực trong cuộc sống. Thế nhưng, trường học là nơi nuôi dưỡng và dạy chúng ta rất nhiều bài học hơn nữa để ta có thể trở thành những con người có ích trong xã hội. Vì thế, những kỉ luật học đường rất quan trọng trong việc nuôi dạy nhân cách và học thức của mỗi người.

Kỷ luật học đường là những quy định, nề nếp mà học sinh, sinh viên cần phải nghiêm chỉnh chấp hành. Ngoài những kỉ luật trong thi cử, học tập, học sinh cần phải nghe theo những quy định về nề nếp, sinh hoạt. Những điều đó nhằm rèn luyện cho học sinh không chỉ những vốn kiến thức hữu ích, mà còn tạo nên những tính cách, phẩm chất quan trọng cho mỗi người.

Ở mỗi một ngôi trường sẽ có thể có những quy định riêng để phù hợp với định hướng, văn hóa của mỗi môi trường. Tuy nhiên sẽ cần có những quy định chung dành cho tất cả các học sinh ở khắp các nơi trên thế giới. Trường học là nơi cung cấp những nguồn tri thức bổ ích, hiệu quả, vì thế cần phải tạo ra một môi trường hòa đồng, thân thiện để các bạn học sinh có cơ hội công bằng để tìm tòi khám phá. Vì thế, việc chấp hành các quy định về làm bài tập về nhà, tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa, không được gian lận trong thi cử đều hướng đến mục đích tối ưu hóa việc học tập trên trường. Việc tuân thủ những quy định, bài tập ấy phản ánh một người sống có kỷ luật hay không. Việc sống có kỷ luật sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả cao trong công việc, đồng thời được thầy cô bạn bè mến mộ.

Bên cạnh đó, việc tuân thủ các kỷ luật học đường như trong vấn đề ý thức giao tiếp cũng rất quan trọng. Trong khi hiện nay, vấn nạn đánh nhau, chửi bậy, bạo lực trong học đường có xu hướng trở nên bị phổ biến hơn gây nên hậu quả rất xấu trong môi trường học đường. Thì việc tuân thủ quy định không tham gia đánh nhau, không sa vào các tệ nạn xã hội. Bạn bè cần chan hòa, thân thiện, cùng nhau thi đua giúp đỡ sẽ giúp cho các hành vi xấu không có cơ hội mở rộng trong môi trường văn hóa học đường. Hay việc tuân thủ quy định về đồng phục, đầu tóc, không được trang điểm,… khi đến trường cũng giúp giữ gìn nét đẹp mộc mạc, giản dị của các bạn học sinh.

Tuy nhiên, hiện nay với tốc độ phát triển và yêu cầu ngày càng cao hơn của mỗi cá nhân học sinh. Nhiều bạn thường xuyên phá vỡ các kỷ luật, không quan tâm đến hậu quả của những hành động mình làm dẫn đến những việc làm thiếu sót, đáng buồn. Các bạn không tích cực học tập, tham gia đầy đủ các lớp học nhưng vẫn muốn điểm cao, dẫn đến các hành vi quay cóp, gian lận. Rồi thay vì nhẹ nhàng, hòa đồng cùng các bạn đồng niên khi xảy ra tranh cãi, nhiều bạn chọn cách xử lý bằng bạo lực, đánh nhau. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, số lượng tội phạm học đường có thể sẽ tăng cao, và nhân cách của những người học sinh sẽ ngày càng bị sa sút nghiêm trọng.

Để ngăn chặn những hành vi không tuân thủ kỉ luật học đường, nhà trường và gia đình cần có sự phối hợp và quản lý chặt chẽ những hành vi tiêu cực. Các biện pháp từ khuyên răn, nhắc nhở cho đến xử lý mạnh mẽ, triệt để cần được áp dụng linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng.

Nghị luận xã hội về kỉ luật học đường - Mẫu 4

Nếu như gia đình là một tế bào, tạo nên xã hội thì nhà trường chính là một xã hội thu nhỏ phản ánh quá trình học tập, ý thức và trách nhiệm của các bạn học sinh. Bởi vậy, nhà trường cần phải có kỷ luật học đường để có thể kiểm soát hành vi của học sinh.

Kỉ luật học đường là những quy tắc, quy định, điều lệ được đặt cho cho cả giáo viên và học sinh để cùng nhau xây dựng một môi trường có kỉ luật và khuôn phép. Kỉ luật học đường được xem là một công cụ hữu hiệu để quản lý cũng như kiểm soát những hành vi của các thành viên trong nhà trường.

Hiện nay tại các trường học kỉ luật học đường được biểu hiện rất rõ. Cụ thể ở trang phục, đầu tóc, giữ gìn vệ sinh, trật tự trong lớp, thái độ đối với thầy cô giáo, trách nhiệm đối với mỗi bài học. Tất cả những điều đó sẽ tạo nên một môi trường lành mạnh và trong sáng.

Đến các trường học, chúng ta vẫn thấy đồng phục trường được quy định mặc vào thứ 2,4,6 và bắt buộc phải sơ viên. Khi đến trường thì phải dừng xe ở cổng và đẩy vào, không được đi xe vào trường. Gặp thầy cô giáo thì phải lễ phép chào hỏi. Tất cả đều là những quy định đã được hình thành từ thái độ của các bạn hằng ngày.

Mỗi nhà trường đều có một nội quy, thường thì sẽ được đặt tấm bảng này ở ngoài cổng trường hoặc ngay gần cột cờ để nhắc nhở các em chú ý chấp hành đúng. Khi đã gọi là kỉ luật học đường thì cần yêu cầu mọi thành viên trong nhà trường phải chấp hành và tuân thủ nghiêm minh.

Kỷ luật học đường xuất phát từ ý thức của mỗi cá nhân, từ học sinh đến thầy cô giáo cần phải chấn chỉnh lại ý thức để xây dựng ngôi trường ngày càng văn minh hơn.

Mặc dù nhà trường là nơi để học hỏi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm giữa thầy cô giáo với học sinh, nơi tình bạn được ươm mầm. Đó sẽ là cái nôi để chúng ta có thể định hướng được tương lai của bản thân mình từ bây giờ. Bởi vậy hình thành và trau dồi kỉ luật học đường thường xuyên không những góp phần xây dựng nhà trường phát triển mà còn hoàn thiện được nhân cách và lối sống cho bản thân mình.

Mỗi học sinh đến trường đều biết tuân thủ những kỉ luật học đường, không vi phạm những quy định được đề ra thì sẽ tạo thành thói quen tốt giúp cho học sinh rèn luyện bản thân mình hằng ngày. Ngược lại thầy cô cũng phải là những người cần phải chấp hành kỉ luật học đường trước tiên để có thể làm gương cho học sinh. Nếu nhà trường quy định không được đánh học sinh bằng roi, thước kẻ nhưng thầy cô lại vi phạm, không chấp hành thì chính thầy cô đã để lại ấn tượng xấu đối với học sinh.

Bởi vậy kỉ luật học đường không chỉ có học sinh mới phải tuân thủ mà ngay cả giáo viên cũng phải là những người chấp hành đầu tiên.

Khi học sinh chấp hành đúng kỉ luật sẽ được thầy cô và bạn bè yêu quý. Ngược lại nếu đến trường học nhưng học sinh lại xem trường học như cái chợ, cãi lại thầy cô, nói ngang trong giờ học, ăn mặc không phù hợp khi đến trường. Hành vi cá biệt đó sẽ tạo nên hình tượng cá biệt, thầy cô và bạn bè xa lánh.

Mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải không ngừng cố gắng để chấp hành đúng kỉ luật trong nhà trường để hoàn thiện mình và xây dựng môi trường học tập lành mạnh, bổ ích hơn.

Vấn đề kỉ luật học đường cần được thầy cô giáo tuyên truyền và đưa ra những biện pháp cưỡng chế để bắt buộc học sinh phải hình thành thói quen tốt hằng ngày. Như thế nhà trường sẽ là nơi cung cấp tri thức vừa là nơi giáo dục làm người rất ý nghĩa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư