Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chủ ngữ vị ngữ trạng ngữ

chủ ngữ vị ngữ trạng ngữ
1 trả lời
Hỏi chi tiết
69
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Chủ ngữ (subject) là người hoặc vật thực hiện hành động trong câu. Ví dụ: "John" trong câu "John is studying."

Vị ngữ (predicate) là phần của câu mô tả hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ. Ví dụ: "is studying" trong câu "John is studying."

Trạng ngữ (adverbial) là từ, cụm từ hoặc mệnh đề mô tả hoặc bổ sung thông tin về hành động, trạng thái hoặc sự so sánh trong câu. Ví dụ: "quickly" trong câu "John is studying quickly."
0
0
Chu Ly
10/11/2023 22:02:44
+5đ tặng

Chủ ngữ là một trong các thành phần chính của câu, là thành phần bắt buộc để câu có một cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu, kể tên sự vật, hiện tượng,... Và thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Cái gì? Còn gì? Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong một số trường hợp cụ thể, thì động từ và tính từ, hoặc cụm động từ và cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ. Trong câu, chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. Trường hợp đảo ngữ thì vị trí của chủ ngữ có thể thay đổi.

Ví dụ: 

- Tôi đang làm việc (Từ "tôi" là chủ ngữ)

- Ngọc đang đi học ( Từ "Ngọc" là chủ ngữ)

- Lao động là vinh quang (Từ "lao động" vốn là một động từ, nhưng trong trường hợp này thì "lao động"đóng vai trò là chủ ngữ của câu)
 

Vị ngữ cũng giống như chủ ngữ, là một thành phần chính của câu và là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn. Đây là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, đặc điểm,... của con người, sự vật, tượng được nêu trong câu. Vị ngữ là bộ phận chính có thể được kết hợp cùng với các trạng ngữ chỉ quan hệ thời gian và trả lời các câu hỏi: Là gì? Làm gì? Như thế nào? Vị ngữ thường là một động từ hoặc một cụm động từ, là tính từ hoặc một cụm tính từ, một danh từ hoặc một cụm danh từ. Trong một câu có thể có một hay nhiều vị ngữ. Thông thường trong một câu vị ngữ đứng sau chủ ngữ. Tuy nhiên trong trường hợp đảo ngữ thì vị trí của vị ngữ có thể thay đổi.

Ví dụ: 

- Con cún con đang ngủ ("đang ngủ" là vị ngữ)

- Chiếc ghế này gỗ còn tốt lắm! ("Gỗ còn tốt lắm" là vị ngữ và là một cụm chủ vị).

 Trạng ngữ là thành phần phụ của câu được sử dụng với mục đích bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính và là bộ phận của câu nhằm xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ thường trả lời cho các câu hỏi sau: Khi nào? Ở đâu? Vì sao? Thông thường giữa trạng ngữ và các thành phần chính của câu thường được ngăn cách bằng dấu phẩy (khi viết), hoặc ngắt quãng (khi nói). Trạng ngữ có thể là một từ hoặc một cụm chủ vị. Thông thường trạng ngữ thường được đứng ở vị trí đầu câu và sẽ được ngăn cách với thành phần chính qua dấu phẩy. Trong trường hợp trạng ngữ đứng ở cuối câu thì trạng ngữ thường có từ nối.

Các loại trạng ngữ: 

- Trạng ngữ chỉ thời gian

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

-Trạng ngữ chỉ mục đích

- Trạng ngữ chỉ phương tiện

Ví dụ: 

- Trước cổng trường, từng tốp em nhỏ xíu tít ra về. Trong câu này, "trước cổng trường" là trạng ngữ chỉ nơi chốn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Tiếng Việt Lớp 5 mới nhất
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư