MỞ BÀI phân tích đánh giá nhu nhược Anton Chekhov
– Giới thiệu truyện kể: “Nhu nhược” là một truyện ngắn đơn giản nhưng thâm thúy của nhà văn nổi tiếng người Nga Anton Chekhov.
– Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn nói trên.
THÂN BÀI phân tích đánh giá nhu nhược Anton Chekhov
1. Tóm tắt truyện: phân tích đánh giá nhu nhược Anton Chekhov
Truyện kể về cô gia sư Iulia Vasilievna làm gia sư cho nhà chủ, nhưng khi đến kì trả lương thì người chủ đã tìm mọi cách để trừ tiền công của cô một cách vô lý. Với bản tính nhu nhược, cô gia sư đã không dám cãi lại. Cuối cùng, người chủ cho biết đó chỉ là một trò đùa để dạy cho cô bài học về sự nhu nhược, và sau đó ông đã trả tiền công đầy đủ cho cô gia sư.
2. Xác định và phân tích, đánh giá chủ đề: phân tích đánh giá nhu nhược Anton Chekhov
a. Xác định chủ đề: phân tích đánh giá nhu nhược Anton Chekhov
Thông qua câu chuyện, tác giả ngầm phê phán những con người thiếu can đảm, có tính cách nhu nhược trong cuộc sống; đồng thời cũng nhắn nhủ con người cần dũng cảm đấu tranh để đòi quyền lợi chính đáng, cũng như để thể hiện lòng tự trọng của mình.
b.Phân tích, đánh giá chủ đề: phân tích đánh giá nhu nhược Anton Chekhov
– Truyện là một lời phê phán gay gắt đối với thói nhu nhược. Vì nhu nhược mà cô gia sư đã cúi đầu để cho người chủ hết lần này đến lần khác đưa ra những lý do vô lý, thậm chí không có thật để trừ tiền công của cô. Chính vì thói nhu nhược đó mà công sức của cô bỏ ra hầu như bị cướp trắng, cô đã để cho người khác áp đặt lí lẽ lên mình, và hèn nhát im lặng trước lí lẽ của kẻ mạnh.
– Câu chuyện là một lời cảnh tỉnh đối với mỗi con người, nhất là người trí thức trong xã hội bất công: Nếu anh không dũng cảm đối đầu và đấu tranh với cái xấu, cái ác, với cường quyền, thì bản thân anh là người trước nhất sẽ phải gánh chịu hậu quả. Đó không chỉ là thiệt hại về lợi ích, mà quan trọng hơn, anh sẽ đánh mất lòng tự trọng, điều tối thiểu cần có để làm người.
– Truyện cũng cho thấy rằng: để làm một kẻ mạnh, cường bạo, bất chấp lí lẽ thật là dễ; nhưng để làm một con người dũng cảm, dám đứng về phía chân lí, dám bảo vệ lẽ phải thì đòi hỏi một bản lĩnh kiên cường và một trí tuệ tỉnh táo, sáng suốt.