LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết đoạn văn ( 200 chữ ) gth 1 số nét đặc sắc về văn hóa về xã văn giang huyện ninh giang tỉnh Hải Dương

em hãy viết đoạn văn ( 200 chữ ) gth 1 số nét đặc sắc về văn hóa về xã văn giang huyện ninh giang tỉnh hải dương
(e đang cần gấp ạ)
1 trả lời
Hỏi chi tiết
178
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Xã Văn Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương là một địa điểm mang trong mình những nét đặc sắc về văn hóa. Với vị trí nằm ở trung tâm của tỉnh Hải Dương, xã Văn Giang có lịch sử lâu đời và là nơi gắn bó với nhiều truyền thống văn hóa độc đáo.

Văn hóa của xã Văn Giang được thể hiện qua nhiều hoạt động truyền thống như lễ hội, hát bội, hát chèo, đặc biệt là múa lân. Múa lân là một nghệ thuật truyền thống của người dân xã Văn Giang, được truyền từ đời này sang đời khác. Múa lân không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng.

Ngoài ra, xã Văn Giang còn có nhiều di tích lịch sử và văn hóa đáng chú ý. Điển hình là chùa Văn Giang, một ngôi chùa cổ xưa với kiến trúc độc đáo và nhiều tác phẩm nghệ thuật đá quý. Chùa Văn Giang là nơi linh thiêng, thu hút đông đảo du khách và người dân đến tham quan, cầu nguyện và tìm hiểu về văn hóa địa phương.

Ngoài ra, xã Văn Giang còn có nhiều làng nghề truyền thống như làng gốm, làng nón, làng đá quý... Những làng nghề này không chỉ là nơi sản xuất hàng hóa mà còn là nơi gìn giữ và phát triển những nét đặc trưng văn hóa của địa phương.

Với những nét đặc sắc về văn hóa, xã Văn Giang đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn khám phá và trải nghiệm văn hóa truyền thống của vùng đất Hải Dương.
1
0
Tạ Nguyên Đức
14/11/2023 15:56:18

Ninh Giang là vùng đất có nhiều nét văn hoá đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, hệ thống di sản phong phú với nhiều đền, chùa nổi tiếng linh thiêng từ rất lâu đời. Những ngôi đền, chùa vốn đã thu hút được đông đảo khách tham quan với mục đích tâm linh có những nét đặc sắc riêng. Kết hợp những nét đặc sắc này sẽ khiến những điểm đến không bị lặp lại một cách nhàm chán về mục đích, ý nghĩa.

Đền Tranh (thường được gọi là đền Quan lớn Tuần Tranh) ở xã Đồng Tâm có mối quan hệ đến tận vùng biên ải Lạng Sơn. Theo tài liệu của khu di tích đền Kỳ Cùng Lạng Sơn thì ông Tuần Tranh là quan nhà Trần được nhậm chức tuần ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương sau đó được cử lên Lạng Sơn để yên dân, dẹp giặc. Hằng năm tại đền Tranh có 2 kỳ lễ hội chính vào tháng 2 và tháng 8 (âm lịch), ngoài ra còn có ngày tiệc quan 25 tháng 5. Nét đặc sắc của những kỳ lễ hội là những đám rước, tế lễ linh đình, các hoạt động hầu bóng, trò chơi dân gian diễn ra cho đến khi đóng cửa đền. Năm 2009, Đền Tranh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Chùa Trông (xã Hưng Long) do Minh Không thiền sư xây dựng từ thời Lý (thế kỷ XI). Điểm đặc biệt là chùa thờ cả Phật và đức thánh Nguyễn Minh Không. Hội chùa Trông bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của vị thánh này, kéo dài từ 15.3 đến 1.4 (âm lịch), là lễ hội lớn kéo dài nhất trong vùng. Trong những ngày diễn ra lễ hội, có các đám rước truyền thống mang dấu ấn của vùng quê này như: lễ rước nước từ sông Luộc, lễ rước xuất Đông nhập Tây, lễ rước chạ. Chùa Trông hiện nay vẫn giữ được những nét cổ kính, là một ngôi chùa đẹp lưu giữ nhiều giá trị lịch sử - văn hóa.

Đền thờ Khúc Thừa Dụ ở xã Kiến Quốc tọa lạc trên diện tích 3,5 héc-ta ngay bên dòng sông Luộc. Đền có kiến trúc độc đáo, gồm các tòa tiền tế, trung từ và hậu cung; hai bên có nhà tả vu, hữu vu, giếng mắt rồng, phù điêu đá, tượng linh thú, hồ sen, cầu đá… Tất cả được xây dựng theo kiến trúc truyền thống với nguyên liệu bền vững như đồng, đá và gỗ lim. Trong đền có 3 pho tượng bằng đồng nguyên khối: tượng Khúc Tiên chúa (Khúc Thừa Dụ), tượng Khúc Trung chúa (Khúc Hạo), tượng Khúc Hậu chúa (Khúc Thừa Mỹ), là ba vị chúa thế kỷ thứ 10 được nhân dân tôn kính.

Bên cạnh những di tích lịch sử, văn hóa, mảnh đất Ninh Giang còn có làng nghề truyền thống làm bánh gai và phường rối nước Hồng Phong, đáp ứng nhu cầu ẩm thực và thưởng thức nghệ thuật của du khách.

Nghề làm bánh gai là nghề cổ truyền của người dân thị trấn Ninh Giang. Mỗi hộ gia đình làm bánh gai đều có những bí quyết riêng nên phạm vi sản xuất thường chỉ gói gọn trong gia đình. Theo các cụ cao niên thì bí quyết của nghề làm bánh gai không phải ở công thức bánh mà ở liều lượng pha chế các loại nguyên liệu. Chiếc bánh gai ngon phải đạt các yêu cầu: thịt bánh phải dẻo, dai, nhân phải trắng, mùi phải thơm… Khi đến tham quan, khách du lịch được chứng kiến các quy trình làm bánh gai, nghe giới thiệu những sự tích liên quan loại bánh này, được nếm thử và mua bánh làm quà.

Phường rối nước Hồng Phong (xã Hồng Phong) là một trong 3 phường rối nước mạnh nhất của Hải Dương đang hoạt động thường xuyên. Phường rối nước Hồng Phong có những tích trò riêng, có cách điều khiển con rối độc đáo không nơi nào có. Hiện nay, phường có những buổi diễn đều đặn phục vụ khách du lịch.

Ninh Giang là điểm đến có nhiều tiềm năng du lịch. Nơi đây vừa có các di tích lịch sử nổi tiếng vừa có sản phẩm làng nghề, lại có chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian đặc sắc. Nếu biết kết hợp và phát huy những điểm mạnh đa dạng ấy sẽ giúp Ninh Giang trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn cho nhiều đối tượng du khách.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư