Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giúp em làm về 20/11 tôn sư trọng đạo

Giúp em làm về 20/11 tôn sư trọng đạo với ạ
2 trả lời
Hỏi chi tiết
78
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Ngày 20/11 là ngày Tôn sư trọng đạo, một ngày trọng đại trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Dưới đây là một số ý tưởng để bạn làm về ngày này:

1. Tìm hiểu về ngày Tôn sư trọng đạo:
- Nêu rõ ý nghĩa và lịch sử của ngày này.
- Trình bày về vai trò của giáo viên trong xã hội và sự cống hiến của họ trong việc truyền đạt tri thức và giáo dục cho thế hệ trẻ.

2. Tổ chức buổi lễ tôn sư trọng đạo:
- Chuẩn bị một buổi lễ nhỏ để tôn vinh các giáo viên.
- Tạo không gian trang trọng với bảng hiệu, hoa và tranh ảnh của các giáo viên nổi tiếng.
- Mời các giáo viên và học sinh tham gia buổi lễ, tổ chức các tiết mục biểu diễn, văn nghệ để tôn vinh sự cống hiến của giáo viên.

3. Triển khai các hoạt động tôn sư trọng đạo:
- Tổ chức cuộc thi viết về giáo viên mà học sinh có thể chia sẻ những câu chuyện, kỷ niệm về giáo viên của mình.
- Tổ chức buổi thảo luận về vai trò của giáo viên trong xã hội và những thách thức mà họ đang đối mặt.
- Tổ chức các hoạt động tình nguyện như dọn vệ sinh trường học, tặng quà cho các giáo viên, hoặc tham gia vào các dự án giáo dục cộng đồng.

4. Tạo ra những tác phẩm nghệ thuật:
- Dùng tranh vẽ, ảnh, hoặc video để thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với giáo viên.
- Viết bài thơ, bài hát hoặc sáng tác nhạc để tôn vinh giáo viên.

5. Tổ chức buổi gặp gỡ giữa học sinh và giáo viên:
- Tổ chức buổi trò chuyện, gặp gỡ giữa học sinh và giáo viên để học sinh có cơ hội chia sẻ về những ảnh hưởng tích cực mà giáo viên đã mang lại cho cuộc sống của họ.
- Tổ chức buổi thảo luận về những khó khăn và thách thức mà học sinh đang gặp phải trong việc học tập và cách giáo viên có thể giúp đỡ.

Nhớ rằng, ngày Tôn sư trọng đạo không chỉ là một ngày để tôn vinh giáo viên, mà còn là dịp để chúng ta nhìn lại vai trò quan trọng của giáo dục và sự cống hiến của giáo viên trong việc xây dựng tương lai cho đất nước.
2
0
Hồng Anh
16/11/2023 21:57:12
+5đ tặng

Ai đã từng ngồi ghế nhà trường chắc hẳn đã từng đựơc dìu dắt dưới sự dạy dỗ của thầy cô. Từ ngày đầu tiên đến trường với biết bao bỡ ngỡ cho đến khi ta gặt hái đựơc những thành công trong sự nghiệp, trong cuộc sống. Thầy cô chính là người đem đến cho ta không chỉ những kiến thức mênh mông mà còn những đạo lý làm người, cách đối nhân xử thế. Công ơn trời biển đó mỗi chúng ta luôn luôn ghi nhớ.

 “Tôn sư trọng đạo” là truyền thống tốt đẹp bao đời nay của dân tộc Việt Nam, thể hiện sự tôn kính vô bờ dành cho những người theo đuổi sự nghiệp “trồng người” và cũng chính là lời nhắc nhở đến mỗi chúng ta phải luôn biết tôn kính những người đã có công dạy dỗ, dìu dắt mình trên con đưòng tri thức. Những người thầy, người cô như những người đưa đò và trên mỗi chuyến đò đó chứa đựng biết bao hành trang kiến thức, những trải nghiệm cuộc sống mà họ muốn gởi gắm hết cả vào những người trò thân yêu. Điều mà tất cả những nhà giáo mong đợi không phải là những món quà, những đoá hoa hay những lời chúc tụng mà là những thành công học trò mình đạt đựơc, đó mới chính là món quà thiết thực mà quý thầy cô luôn mong mỏi và thực sự hạnh phúc khi đón nhận.

Ngày 20/11 hằng năm là dịp để tất cả những người trò thể hiện sự tôn kính, biết ơn và cũng là dịp ngồi lại cùng nhau ôn lại những kỉ niệm thời còn được ngồi ghế nhà trường, còn được dìu dắt, nâng đỡ dưới tình thưong yêu của thầy cô. Giờ có những người giữ được vị trí cao trong xã hội, là lãnh đạo của chính những người thầy, người cô mình năm xưa nhưng trong họ vẫn luôn ghi nhớ câu: “Tôn sư trọng đạo” . Đây là điều mà mỗi chúng ta nên trân trọng, gìn giữ và phát huy.

Bên cạnh những tấm chân tình thiêng liêng đó bản thân mỗi chúng ta  không thể không nhìn lại thực trạng giáo dục nước ta hiện nay, một số học sinh, sinh viên của các trường đang có tình trạng xuống cấp về đạo đức, làm mất đi nét đẹp vốn có của người học trò, mất đi truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Đây hiện đang là vấn đề đáng đựơc xã hội quan tâm. Là những cán bộ tham gia công tác Đoàn, chúng ta nên phát động nhiều hơn nữa những phong trào tuyên truyền về giáo dục, về truyền thống văn hoá và lối sống của người Việt Nam để những thế hệ sau được giáo dục một cách toàn diện và đầy nhân văn .

 Bác Hồ đã từng nói:“ Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Ngoài sự giáo dục của nhà trường điều quan trọng hơn cả là trách nhiệm của mỗi gia đình, sự quan tâm của xã hội nơi mà ở đó hình thành nên nhân cách của mỗi người. Cho nên muốn giáo dục một người trở thành người tốt thì nhà trường, đoàn thể, gia đình và xã hội đều phải kết hợp chặt chẽ với nhau có như vậy thì xã hội mới ngày càng phát triển giàu mạnh, văn minh và tiến bộ./. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
meyy
16/11/2023 22:34:53
+4đ tặng
Comenxki- một nhà giáo dục, nhà hoạt động nhân văn vĩ đại người Séc đã nói rằng: “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”, để tôn vinh nghề giảng dạy, đồng thời gián tiếp nêu bật lên sự đáng quý, đáng trọng của những con người làm nghề giáo, những người cả đời lái những chuyến đò đưa học sinh đến bến bờ của tri thức. Ở Việt Nam ta truyền thống tôn sư trọng đạo đã có từ ngàn đời nay, trở thành một chuẩn mực đạo đức, một lối ứng xử tốt đẹp mà mỗi một con người đều phải ghi nhớ không quên. Mỗi thế hệ con em đều được ông cha nhắc nhở rằng “Một ngày làm thầy cả đời làm cha”, thầy cô chính là người cha người mẹ thứ hai, mà chúng ta phải yêu thương, kính trọng bằng hết tầm lòng, không khác gì những người thân ruột thịt trong gia đình, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
   Truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc, đã trở thành nét văn hóa đặc sắc trong phong tục tập quán. Từ thuở xa xưa, đặc biệt là nước ta dưới ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ của nền Nho học đã có quan niệm về ba vị trí có vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội ấy là “Quân-Sư-Phụ”, tức đứng đầu là bậc cửu ngũ chí tôn, sau đó là vị trí của người thầy và cuối cùng chính là người cha. Như vậy vị trí của người thầy chỉ đứng sau vua, nhận đủ mọi sự tôn trọng, kính mến từ những người khác trong xã hội, họ được coi là tấm gương sáng, là “khuôn vàng thước ngọc” để đánh giá các chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Người thầy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng đất nước, là người trực tiếp bồi dưỡng đào tạo các nhân tài cho quốc gia, chính vì thế xã hội lại càng tin tưởng vào nhân cách, đạo đức và tu dưỡng của bậc làm thầy. Bởi vậy, nên để trở thành một người thầy giáo trong xã hội xưa được nhiều người kính trọng, thì họ cũng phải tự đặt ra cho mình những quy tắc, nề nếp nghiêm cẩn, tác phong đứng đắn, để không phụ lòng mong mỏi của đất nước, nhân dân đồng thời làm tấm gương sáng cho học trò noi theo, mong có ngày trò giỏi hơn thầy. Không chỉ vậy, lời nói của người thầy trong xã hội cũ vô cùng có sức ảnh hưởng, việc được tiếp xúc giao lưu với những con người được coi là biểu tượng, khuôn mẫu của nhân cách và đạo đức khiến người ta vô cùng vinh dự và quý trọng. Đặc biệt, giữa thầy và trò luôn có sự phân biệt rạch ròi tôn ti, người thầy có quyền nặng lời trách mắng, xử phạt nếu học sinh vi phạm, yếu kém mà học sinh thì phải răm rắp nghe theo, lệnh thầy có lẽ chỉ kém lệnh của thiên tử, sức nặng của truyền thống “tôn sư trọng đạo” vào thời này được bộc lộ vô cùng rõ ràng.
   Ngày nay xã hội có nhiều đổi thay, vị thế của thầy và trò ngày càng được kéo gần, người thầy vẫn đóng vai trò truyền đạt tri thức như bao đời nay, thế nhưng tiếng nói và vị trí xã hội thì không giống như trong xã hội cũ, nghề giáo trở thành một nghề như bao nghề khác. Thế nhưng truyền thống tôn sư trọng đạo thì vẫn không hề thay đổi trong ý thức hệ của dân tộc ta, và những người làm nghề giáo cũng vẫn giữ được những phẩm cách, tư chất của người làm thầy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn là tấm gương sáng về nhân cách, đạo đức cho lớp học trò noi theo
   Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta cũng đã đề ra nhiều chính sách nhằm ưu tiên cho phát triển giáo dục, coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cho phép đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Chủ trương đưa đất nước phát triển tiến lên bằng nền kinh tế tri thức. Mong rằng mỗi học sinh Việt Nam đều ý thức được tầm quan trọng của người thầy và tôn trong, kính yêu các thầy cô hơn nữa. Hãy luôn nhớ rằng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý”

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư