LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhân vật được gọi là nàng trong vb chuyện người con gái Nam Xương có rất nhiều đức tính tốt đẹp.Em hãy viết một đoạn văn(khoảng 13 câu)theo lập luận diễn dịch phân tích 1 trong các đức tính ấy.Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép,phép nối

nhân vật đc gọi là nàng trong vb chuyện người con gái Nam Xương có rất nhiều đức tính tốt đẹp.Em hãy viết một đoạn văn(khoảng 13 câu)theo lập luaaj diễn dịch phân tích 1 trong các đức tính ấy.Troang đoạn văn có sử dungjk câu ghép,phép nối(chỉ rõ cau ghép và phép nối đã sử dụng)
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
136
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Nàng trong văn bản chuyện "Người con gái Nam Xương" được miêu tả là một người có rất nhiều đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính đó là lòng nhân ái. Nàng luôn tỏ ra rất quan tâm và chia sẻ với mọi người xung quanh. Câu ghép được sử dụng trong đoạn văn này là "đức tính tốt đẹp" và "lòng nhân ái". Phép nối được sử dụng là "có rất nhiều". Nàng luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác trong những hoàn cảnh khó khăn và luôn đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và chia sẻ. Nàng không chỉ giúp đỡ về vật chất mà còn đem lại niềm vui và sự động viên tinh thần cho những người xung quanh. Nàng là một người có trái tim rộng lớn và luôn sẵn lòng chia sẻ yêu thương với mọi người.
2
0
Tiến Dũng
17/11/2023 20:29:06
+5đ tặng

Vũ Nương là nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ đức hạnh ở xã hội phong kiến nhưng phải chịu số phận oan khuất. Câu chuyện vừa có ý nghĩa ca ngợi vẻ đẹp của lòng vị tha, đức hạnh vừa thể hiện ước mơ muôn thủa của con người, người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng dù chỉ là một thế giới huyền bí, ảo ảnh.

Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất đức hạnh. Tác giả giới thiệu là người phụ nữ thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Và để làm nổi bật vẻ đẹp này nhà văn đã đặt nhân vật vào các hoàn cảnh tình huống cụ thể. Khi mới lấy chồng Vũ Nương cư xử đúng mực, nhừng nhịn, giữ gìn khuôn phép lên chồng nàng có tính đa nghi đối với vợ, phòng ngừa quá mức nhưng gia đình vẫn chưa từng phải đến bất hòa.

Khi chồng đi lính Vũ Nương giót chén rượu đầy giặn dò chồng những lời tình nghĩa đằm thắm thiets, nàng không mong vinh hiển mà chỉ cầu mong chồng được trở về bình yên. Cảm thông với những vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng nơi trận mạc nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung của mình. Những lời nói ân tình của nàng khiến mọi người đều xúc động.

Khi Trương Sinh ở ngoài mặt trận Vũ Nương càng tỏ rõ mình là người vợ thủy chung yêu thương chồng hết mực. Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn – Cảnh vui mùa xuân hay mây che kín núi – Cảnh buồn mùa đông. Nàng lại chảy nỗi buồn thương, nhớ nhung da diết lại thổn thức tâm tình, tiết hạnh của nàng còn được khẳng định: Trong câu nói sau này của chồng cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngỡ liễu tường hoa chưa hề bén gót.

Khi chồng đi vắng nàng sinh con một mình, vừa nuôi con nhỏ vừa chăm lo săn sóc mẹ chồng khi già yếu ốm đau hết sức thuốc thang lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khuyên bảo. Phẩm hạnh của nàng được ghi nhận trong lời chăn chối của mẹ chồng. Đó là sự đánh khách quan. Khi mẹ chồng mất nàng hết lòng lo việc ma chay, tế lễ lo liệu như cha mẹ đẻ.

Khi chiến tranh kết thúc Trương Sinh trở về lẽ ra nàng được đón nhận một cuộc sống hạnh phúc. Tuy nhiên vì lời nói vô tình ngây thơ của con, một sự hiểu nhầm bởi tính đa nghi quá mức. Phải kết thúc cuộc đời mình khi quá trẻ.

Vì người chồng thất học lại hay ghen, độc đoán truyền quyền đã không bộc bạch lời nói của con cho mình biết lại còn không chịu nghe lời rãi bầy phân trần, không chịu động lòng trước thái độ khổ đau của vợ. “Cách biệt 3 năm… cho thiếp”. Lời nói này của Vũ Nương không chỉ nhằm minh oan mà nàng còn cố gắng tìm mọi cách để hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Nhưng điều đó đâu có được Trương Sinh chấp nhận, khi họ hàng làng xóm bênh vực cho nàng nhưng Trương Sinh không tin. Như vậy, ngay cả quyền tự bảo vệ mình và được người khác làm chứng minh oan cũng không có, nàng đau đớn thất vọng mà than: “Thú vui nghi gia nghi thất… ngay cả ước nguyện cũng không được rãi bày”.

Mọi cố gắng của Vũ Nương đều không được chấp nhận. Tiết hạnh không được tỏ bày, thất vọng tột cùng nàng mượn dòng sông Hoàng Giang minh chứng tấm lòng trong sáng, rửa sạch tiếng nhơ oan ức. “Kẻ bạc mệnh này… khắp mọi người phỉ nhổ”. Lời than vừa là lời rãi bày vừa là lời thề nguyền cùng trời đất của kẻ bạc mệnh đầy đau khổ. Cái chết đau đớn của Vũ Nương cũng là sự đầu hàng của con người trước số phận. Nguyễn Dữ đã thốt lên:

“Đau đớn thay thân phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Qua câu truyện từ nhiều thế kỉ trước bằng năng lực sáng tạo của mình Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật có chiều sâu hơn, các chi tiết kì ảo được mô tả vừa lung linh vừa hiện thực tạo lên vẻ đẹp riêng của tác phẩm. Vũ Nương là người phụ nữ thủy chung, đức hạnh vẹn toàn mà vô cùng bất hạnh. Tác phẩm là lời tố cáo hiện thực xã hội phong kiến đương thời nêu bật thân phận nỗi đau của người phụ nữ trong bi kịch gia đình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư