Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích các câu thơ của bài thơ ánh trăng trang 155 156

phân tích các câu thơ của bài thơ ánh trăng trang 155 156
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
106
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Ánh Trăng" của nhà thơ Hàn Mặc Tử nằm trong tập thơ "Trăng Vỡ" và được đăng trên trang 155-156 của tập thơ này. Dưới đây là phân tích các câu thơ trong bài thơ này:

1. "Ánh trăng như nước, trăng như gương" - Câu thơ này mô tả ánh trăng như một tia sáng phản chiếu trên mặt nước, tạo ra một hình ảnh đẹp và mơ màng.

2. "Trăng như gương, trăng như nước trong" - Câu thơ này tiếp tục mô tả ánh trăng như một chiếc gương trong suốt, tạo ra một hình ảnh mộng mị và lãng mạn.

3. "Trăng như hồn ai, trăng như tình" - Câu thơ này nhấn mạnh sự tương đồng giữa ánh trăng và tình yêu, ánh trăng được xem như một biểu tượng của tình yêu và sự lãng mạn.

4. "Trăng như tình, trăng như hồn ai" - Câu thơ này lặp lại ý trước đó, nhấn mạnh sự tương đồng giữa ánh trăng và tình yêu, ánh trăng được xem như một biểu tượng của tình yêu và sự lãng mạn.

5. "Trăng như mắt ai, trăng như môi" - Câu thơ này mô tả ánh trăng như một đôi mắt và đôi môi, tạo ra một hình ảnh tươi sáng và quyến rũ.

6. "Trăng như môi, trăng như mắt ai" - Câu thơ này lặp lại ý trước đó, nhấn mạnh sự tương đồng giữa ánh trăng và vẻ đẹp của một người phụ nữ.

Tổng thể, bài thơ "Ánh Trăng" của Hàn Mặc Tử tạo ra một không gian thơ mộng và lãng mạn, mô tả ánh trăng như một biểu tượng của tình yêu và vẻ đẹp của một người phụ nữ. Các câu thơ trong bài thơ này sử dụng những hình ảnh tươi sáng và mơ màng để tạo ra một cảm giác thơ thẩn và lãng mạn cho người đọc.
1
0
Đặng Công
19/11/2023 21:58:28
+5đ tặng

Cuộc sống là những chuỗi biến chuyển và đổi thay mà con người không thể nào lường trước được. Đôi khi chúng ta bị cuốn theo dòng chảy bất tận của nó mà vội vã bỏ quên những giá trị, những nghĩa tình thuỷ chung cũng chưa xa trong quá khứ. Sau cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ vĩ đại của dân tộc – cuộc chiến mà biết bao nhiêu máu và nước mắt đã đổ xuống cho sự thống nhất của dân tộc, cuộc chiến mà trong nó hiển hiện bao nhiêu chiến công lẫy lừng, bao nhiêu tấm gương hi sinh anh dũng, chúng ta thật xót xa khi phải chứng kiến sự thờ ơ, lạnh nhạt của con người trước những năm tháng tưởng như không thể nào quên ấy. Văn học thời kì đó nhận thức rõ điều đó. Nhiều tác phẩm đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đầy ngỡ ngàng và chua xót đối với cái xã hội đang quẩn quanh trong nỗi lo cơm áo gạo tiền. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một trong số đó.

Tác giả đặt nhan đề cho bài thơ là Ánh trăng. Quả thật xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh ánh trăng – vầng trăng của đồng quê, của rừng vàng, biển bạc. vầng trăng ấy đã theo chân tác giả thuở còn thơ cho đến những năm tháng nhọc nhằn của tâm hồn con người với một vẻ đẹp tuy hoang sơ mà kì diệu. Cao hơn nữa, con người và vầng trăng đã trở thành tri kỉ. Sợi dây gắn bó mối quan hệ đó bền chặt, xoắn xuýt qua bao nhiêu chuyển biến của thời gian đến mức nhà thơ phải thốt lên:

Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa

Nhưng cuộc đời không phải sự kéo dài thẳng tắp của ngày hôm nay, không phải bao giờ cũng đi theo dự tính của con người. Cái mà hôm qua ta nâng niu trân trọng bao nhiêu thì hôm nay rất có thể trở thành thừa thãi, vô nghĩa, xa lạ, lạnh lùng,… bấy nhiêu. Quá khứ dù đẹp đẽ đến đâu vẫn chỉ là quá khứ, Tần có thể bị che khuất bởi những lo toan, dự định với bao khát vọng ước mơ của đời sống thường ngày. Ở đây tác giả đã kể lại câu chuyện đầy cay đắng của một vầng trăng bị lãng quên, bị lấn át bởi “ánh điện cửa gương”. Trong tâm trí con người, vầng trăng tri kỉ của những ngày chưa xa ấy, chua xót thay, giờ đây lại chỉ như “người dưng qua,đường”. Cái ngớ thân quen xưa nay trở nên âm thầm và xa lạ. Rồi ngay sau đó, nhà thơ đã tạo nên bước ngoặt của tác phẩm, khi để tình huống bất ngờ “đèn điện tắt” xảy ra. Lúc đó, con người đối diện với vầng trăng tròn trịa ân tình trong quá khứ, khiến họ chợt nhận ra vẻ đẹp và giá trị đích thực của những ngày xưa cũ ẩn sau sự dịu dàng, bao dung của ánh trăng.

Trên cơ sở đó, tác giả đã viết nên khổ thơ cuối, khổ thơ chứa đầy ý nghĩa triết lí sâu sắc của toàn bài thơ.

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

Vầng trăng vẫn còn đó, trọn vẹn và cao thượng đến lạ lùng. Mặc cho con người có thờ ơ, lạnh nhạt, nó vẫn toả sáng với bao vẻ đẹp tự nhiên, thanh bạch. Vầng trăng đó biểu tượng cho những ngày tháng gian khổ, thiếu thốn mà hào hùng, vinh quang thuở trước, cho tấm lòng của nhân dân yêu thương, chở che, đùm bọc cách mạng:

Trăng cứ tròn vành vạnh

Những giá trị đích thực của quá khứ, những ân tình thuỷ chung của một thời oanh liệt – dù đã lùi xa ẩn mờ vào dĩ vãng nhưng vẫn trường tồn cùng thời gian. Sự tròn đầy, viên mãn của vầng trăng đặt cạnh sự vô tình của con người càng làm tác giả thêm day dứt, hối hận trước tòa án lương tâm. Quả thật, chẳng có toà án nào xét xử sự lãng quên của con người, chỉ có lương tri ở sâu thẳm tâm hồn mới đánh thức trong chúng ta trách nhiệm với quá khứ. Sự cao thượng, vị tha của vầng trăng bất chấp ta vô tình, xa lạ – buộc nhà thơ phải suy nghĩ lại về chính mình. Bài thơ được sáng tác năm 1978, chỉ ba năm sau ngày toàn thắng của dân tộc. Tại sao chỉ ba năm với cuộc sống thị thành, với những bộn bề lo toan thường nhật lại có thể làm người ta lãng quên hơn mười ngàn ngày trong lửa đạn, thiếu thốn, trong ấm áp tình đồng đội, trong/vòng tay che chở của nhân dần? vẫn biết không có gì là mãi mãi trước sức mạnh xói mòn của dòng chảy thời gian nhưng những điều đang diễn ra vẫn khiến nhà thơ phải ngỡ ngàng nhìn lại.

Con người ta lãng quên nhanh quá! Còn vầng trăng vẫn nặng lòng sáng soi. Với biện pháp nhân hoá tinh tế:

Ánh trăng im phăng phắc

Ta đã thấy sự bao dung cao cả của vầng trăng quá khứ. Nó im lặng trước sự bội bạc vô tình của con người, cái im lặng dịu dàng, tha thứ nhưng lại như một lời trách cứ nghiêm khắc xoáy sâu vào tâm hồn nhà thơ. Thật lạ, chính sự im lặng ấy, tưởng như yếu ớt và lẻ loi ấy lại có sức mạnh khiến con người ta phải trầm ngâm xét lại mình. Họ chợt nhận ra giá trị của những điều mình đã bỏ quên – quá khứ của chính mình và một thời hào hùng oanh liệt của toàn dân tộc:

Đủ cho ta giật mình

Giọng thơ như một lời tâm tình, thủ thỉ đầy trải nghiệm, từ “giật mình” được tác giả sử dụng rất khéo léo, kết hợp với nhịp thơ liền mạch giàu sức biểu cảm làm toát lên ý nghĩa toàn bài thơ. Nó không chỉ thể hiện sự ân hận của con người mà còn gửi gắm bên trong nhiều điều nhà thơ muốn nói với cái xã hội đang quay cuồng quanh vòng xoáy của bao lo toan và mưu tính.

Không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại và lại càng không có tương lai! Tất cả những gì chúng ta đang có đều dựa trên thành quả của những ngày đã qua. Tất cả những gì chúng ta đang làm đều là tiếp nối những điều cha ông ta và chính chúng ta đã làm trong quá khứ. Phải trân trọng và giữ gìn quá khứ để có thể hướng tới tương lai. Phải chăng đó chính là triết lí mà tác giả Nguyễn Duy muốn gửi gắm đến người đọc qua những vần thơ?

Mục đích của nghệ thuật là tác động đến tâm hồn con người, làm thay đổi con người và xã hội theo hướng tốt đẹp hơn. Bài thơ Ánh trăng, với những đặc sắc riêng biệt về nghệ thuật và nội dung, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đó. Khổ thơ cuối bài là một chút “giật mình” của tác giả, hàm chứa trong đó bao nhiêu triết lí về cuộc sống và cả sự thức tỉnh đến toàn xã hội chúng ta!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Lê Nhi
20/11/2023 08:22:28
+4đ tặng

Ánh trăng từ lâu đã trở thành đề tài muôn thuở, khơi gợi dòng cảm xúc bất tận của các nhà văn, nhà thơ. Ánh trăng qua mỗi dòng văn, dòng thơ của các tác giả khác nhau sẽ hiện lên với những hình ảnh riêng biệt. Nếu như ánh trăng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu là "đầu súng trăng treo" đầy thơ mộng, thì ánh trăng của Nguyễn Duy lại đem đến hình ảnh ánh trăng như một người bạn tri kỉ trong những năm tháng gian lao chống giặc.

Tác phẩm “Ánh trăng” được nhà thơ Nguyễn Duy sáng tác vào năm 1978 khi đất nước đã giải phóng được khoảng ba năm. Bước ra khỏi cuộc sống chiến đấu gian khổ đề sống những ngày tháng hòa bình, độc lập, con người ta thường dễ dàng lãng quên đi những quá khứ gian lao mà tình nghĩa của một thời. Bởi vậy, để nhắc nhở chính mình cũng như mọi người, Nguyễn Duy đã sáng tác nên bài thơ này, trong đó hình ảnh ánh trăng chính là sự ẩn dụ cho một người chứng kiến những khó khăn, gian khổ ấy.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã có thấy sự gắn bó giữa bản thân và vầng trăng:

''Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

Hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ''

Trăng ở bốn câu thơ đầu được nhắc đến những cùng với hình ảnh đồng, sông, bể gợi lên không gian bao la nhưng đầy thân quen của những năm tháng ấu thơ, kết hợp với giọng kể thủ thỉ, tâm tình ''hồi nhỏ'', ''hồi chiến tranh'' đã đưa người đọc trở về quá khứ đã rất xa, một quá khứ đầy ắp kỷ niệm của tác giả. Điệp từ ''với'' như gắn kết ý thơ nhưng cũng là gắn kết con người với thiên nhiên, với vũ trụ, với vầng trăng tri kỷ. Đến khi ra chiến trường, trăng thành người bạn tri kỉ, gắn bó. Ánh trăng khi ấy là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến.

''Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa.''

Với phép liên tưởng đầy nghệ thuật ''trần trụi với thiên nhiên'' cùng lối so sánh độc đáo ''hồn nhiên như cây cỏ'' đã cho người đọc chúng ta sự ấn tượng về ánh trăng chân thành, không chút giả tạo và đầy tình nghĩa trong quá khứ. Ánh trăng ở trên trời, luôn hướng ánh sáng xuống thế gian làm bạn với các đồng chí, cũng chính vì vậy mà nhà thơ đã đinh ninh rằng bản thân sẽ chẳng bao giờ quên được ánh trăng nơi núi rừng ấy. Thế nhưng từ ''ngỡ'' lại như báo trước cho sự chuyển biến trong suy nghĩ, tâm trạng và thái độ của nhà thơ.

Chiến tranh qua đi, đất nước ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được cải thiện. Và như một lẽ thường tình, hoàn cảnh sống thay đổi, lòng người cũng dễ dàng đổi thay:

''Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường''

Nếu như trước đây ở trong rừng tối, những người chiến sĩ chỉ có ánh trăng làm bạn, ánh trăng soi rọi cho chiến sĩ sinh hoạt, thì bây giờ khi đã về thành phố, ánh trăng được thay thế bằng ánh đèn điện. Ánh đèn điện như làm lu mờ đi những tia sáng dịu nhẹ, chân thật phát ra từ vầng trăng trên đỉnh đầu. Ánh trăng vẫn vậy, vẫn tỏa sáng và ngày ngày hiện hữu trong đời sống con người, chỉ duy nhất có lòng người là đổi thay. Cái bạc bẽo, vô tình đến với người ta một cách từ từ, kín đáo, khó nhận ra: Từ'' vầng trăng tri kỉ'', ''vầng trăng tình nghĩa ''bỗng chốc trở thành ''người dưng qua đường'' lúc nào không hay. Chỉ với hình ảnh so sánh "vầng trăng'' với ''người dưng qua đường'' cũng đủ để thấy được thái độ thờ ơ, vô tâm của con người với người bạn của mình năm xưa. Nghe mới thật xót xa làm sao, khi mà chỉ với vài ánh đèn điện ở nơi phố thị xa hoa đã làm cho con người quên đi vầng trăng tình nghĩa sát cánh bên mình những năm tháng khó khăn gian khổ. Có lẽ vầng trăng sẽ mãi đi vào lãng quên nếu không có sự kiện thành phố bị mất điện:
 

''Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn''

Khoảnh khắc ấy như mở ra cảm xúc vỡ òa trong lòng tác giả. Các từ "thình lình", "vội", "đột ngột" như diễn tả tâm trạng gấp gáp của tác giả. Chỉ khi không còn đèn điện, người ta mới “vội” bật tung cửa sổ để rồi “đột ngột” phát hiện ra vầng trăng tròn tỏa sáng lung linh vẫng đang hiện hữu. Chỉ khi không còn thứ ánh sáng nhân tạo kia, người ta mới nhận ra người bạn lâu năm vẫn đứng ở đó, vẹn nguyên, thủy chung và tròn đầy. Cuộc hội ngộ ấy đã thức tỉnh lương tâm con người, để từ đó tác giả thấy day dứt, suy tư, bao kỉ niệm xưa bỗng chốc ùa về:

"Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng, là bể

như là sông là rừng''

Nhà thơ lặng lẽ đối diện với vầng trăng trong tư thế im lặng, có phần thành kính: ''ngửa mặt lên nhìn mặt''. Nếu sự đối diện của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự say đắm trước vẻ đẹp của đêm trăng, là một khát khao mãnh liệt được chạm tới trăng, được hoà mình vào trăng,vào thiên nhiên: ''Người ngắm trăng soi ngoài cửa / Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ'', thì ở Nguyễn Duy, sự đối diện ấy là đối diện với quá khứ, với sự ăn năn, day dứt với người bạn tri kỉ của mình năm xưa. Nhìn trăng, nhân vật trữ tình cũng như nhìn thấy chính mình trong quá khứ để rồi nhận ra giá trị cũng như vẻ đẹp vầng trăng - người bạn năm nào của mình:

''Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình''

Ở đây, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn tả vầng trăng như đang giận hờn, trách móc: "kể chi người vô tình". Nhưng liệu có phải vầng trăng đang giận hờn hay không, hay đó chính là sự trách móc của chính tác giả đối với bản thân mình? Đằng sau cánh cửa, vầng trăng xuất hiện ''tròn vành vạnh'' không chút thay đổi. Trăng lặng lẽ nhưng rất nhân hậu, bao dung, không oán hờn, không trách móc người bạn đã từng quay lưng với mình. Thế nhưng, cũng chính sự im lặng ấy lại khiến cho bản thân con người phải giật mình thức tỉnh. ''Giật mình'' để không chìm vào lãng quên, để không đánh mất quá khứ, đánh mất người bạn tốt của mình.

Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, "Ánh trăng" của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Điều đặc biệt, cả bài thơ ''Ánh trăng'' chỉ có duy nhất một dấu chấm khiến ta liên tưởng dòng hồi tưởng của Nguyễn Duy như một dòng chảy xiết, nó cứ triền miên mãi không nguôi mà lại đầy sâu lắng. Qua đó, Nguyễn Duy cũng muốn gửi gắm tới mọi người lời nhắc nhở về thái độ sống "ân tình, thuỷ chung'', ''uống nước nhớ nguồn'' của không chỉ riêng những người lính thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước mà còn của tất cả mọi người, mọi thời - trong đó có chúng ta.

Lê Nhi
Chấm điểm cho mik ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×