Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Dế Mèn trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" của nhà văn Tô Hoài

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Dế Mèn trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" của nhà văn Tô Hoài
(giúp mình vs ạ, mình đang cần gấp ạ, mình cmon, tặng 30 xu cho 2 lời giải nhanh nhất ạ)
2 trả lời
Hỏi chi tiết
625
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" của nhà văn Tô Hoài, nhân vật Dế Mèn được xây dựng với nhiều đặc điểm đáng chú ý.

Đầu tiên, Dế Mèn được miêu tả là một con dế nhỏ bé, có màu đen và có đôi chân ngắn. Tuy vậy, Dế Mèn lại rất thông minh và linh hoạt trong việc tìm cách thoát khỏi những tình huống khó khăn. Nhờ vào sự thông minh và sáng tạo của mình, Dế Mèn đã vượt qua được nhiều thử thách và trở thành một nhân vật rất đáng yêu và đáng ngưỡng mộ.

Thứ hai, Dế Mèn là một nhân vật rất kiên nhẫn và kiên trì. Dù gặp nhiều khó khăn và thất bại, Dế Mèn không bao giờ từ bỏ. Thay vào đó, Dế Mèn luôn cố gắng tìm ra cách giải quyết vấn đề và không ngừng nỗ lực để đạt được mục tiêu của mình. Điều này cho thấy tính cách kiên nhẫn và quyết tâm của Dế Mèn, là một thông điệp ý nghĩa về sự kiên trì và đáng quý trong cuộc sống.

Cuối cùng, Dế Mèn cũng là một nhân vật rất thông minh và sáng tạo. Dế Mèn luôn tìm ra những cách giải quyết sáng tạo và không truyền thống cho những tình huống khó khăn. Nhờ vào sự thông minh và sáng tạo này, Dế Mèn đã vượt qua được nhiều khó khăn và trở thành một người chiến thắng.

Tóm lại, nhân vật Dế Mèn trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" của nhà văn Tô Hoài được xây dựng với những đặc điểm như thông minh, kiên nhẫn và sáng tạo. Nhân vật này truyền tải một thông điệp ý nghĩa về sự kiên trì, đáng quý và sự sáng tạo trong cuộc sống.
0
0
Đặng Công
19/11/2023 22:37:12
+5đ tặng

Dế Mèn phiêu lưu kí là truyện thiếu nhi đặc sắc nhất của nhà văn Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí là câu chuyện đầy thú vị, hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của chú Dế Mèn qua nhiều vùng đất và thế giới của các loài vật khác, nhằm thể hiện khát vọng tươi đẹp của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên là đoạn trích miêu tả sinh động vẻ đẹp ngoại hình của chàng dế mới lớn nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi, sau một lần ngỗ nghịch dại dột đáng ân hận suốt đời đã rút ra bài học đầu tiên cho chính mình.

 

Gia đình Dế Mèn có ba anh em, sau vài ngày hạ sinh mẹ Dế Mèn quyết định cho anh em nhà dế ra ở riêng. Đây là điều kiện thuận lợi để Dế ta có thể thoải mái khám phá thế giới, trải nghiệm cuộc sống đầy màu sắc và thú vị.

 

Ngay đoạn văn mở đầu Tô Hoài đã cho người đọc thấy Dế Mèn cũng là người biết sống khoa học: "Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm", chính nhịp sinh hoạt đều đặn như vậy mà "Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng". Bằng sự quan sát tỉ mỉ, kĩ lưỡng nhà văn đã tái hiện chân dung của một cậu chàng dế mới lớn thật đẹp đẽ, sinh động. Thân hình chú cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ ngày một cứng dần lên và nhọn hoắt chẳng khác nào một lưỡi kiếm, chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống. Đôi cánh dài, kín xuống tận chấm đuôi. Thân hình mang một màu nâu bóng mỡ, có thể soi gương được trông rất khỏe khoắn, chính vậy cậu chàng rất tự tin và nhận xét bản thân là rất ưa nhìn. Sợi râu dài, uốn cong, hàm răng đen nhánh như hai lưỡi máy làm việc, làm cho Dế Mèn càng tự hào hơn nữa về bản thân mình, bởi vậy mỗi bước đi của Mèn cũng trở nên trịnh trọng, khoan thai cho ra dáng kiểu cách con nhà võ.

 

Không dừng lại ở đó, qua các chi tiết miêu tả về ngoại hình Tô Hoài còn hé lộ những nét tính cách khác nhau của Dế Mèn. Mèn là thanh niên tự tin, yêu đời, luôn tự hào về bản thân, "hãnh diện" với bà con, hàng xóm về cặp râu dài uốn cong của mình, tự hào về vẻ đẹp khỏe khoắn với thân hình mang màu nâu bóng mỡ, răng như hai lưỡi liềm máy. Nhưng khốn nỗi, Mèn còn là một kẻ kiêu căng, xốc nổi, dám đi chòng ghẹo những người hàng xóm mà không biết rằng kì thực họ chỉ nhường nhịn và không muốn chấp với mình. Bản thân luôn tự cho rằng mình là một tay ghê gớm, "có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi" .

 

Bản tính kiêu căng, hống hách đã khiến cho Dế Mèn có bài học nhớ đời, bài học đắt giá ấy phải trả bằng mạng sống của người bạn hàng xóm – Dế Choắt. Dế Choắt là một kẻ gầy gò, ốm yếu (cái cánh ngắn hủn hoẳn, người dài lêu nghêu như gã nghiện thuốc phiện, ăn ở luộm thuộm,…) đã có lần nhờ Mèn ta giúp đỡ, nhưng trái lại với sự khẩn cầu của mình, Choắt chỉ nhận được thái độ khinh thường và từ chối của Dế Mèn. Nhưng Dế Mèn không hề quan tâm đến chuyện ấy. Bản tính kiêu ngạo đã khiến Dế Mèn dám cả gan trêu chị Cốc và rủ Dế Choắt tham gia cùng. Sau những lời chọc ghẹo ngu dại của mình, Mèn ta chui vào hang sâu nằm khểnh mà không lường được trước rằng Dế Choắt lại là người phải gánh chịu hậu quả của trò đùa dại dột ấy. Chỉ đến khi nhìn thấy Dế Choắt tắt thở, lúc bấy giờ Dế Mèn mới ân hận, nhưng sự ân hận đã quá muộn màng. Trước khi chết Dế Choắt có nói: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy". Câu nói vào giờ phút cuối cùng của cuộc đời Dế Choắt đã làm cho Dế Mèn thức tỉnh, rút ra bài học sâu sắc cho bản thân về thái độ sống, về lòng tốt với những người xung quanh, và về tình bạn chân thành.

 

Nghệ thuật nhân hóa tài tình, với óc tưởng tượng phong phú, những hình ảnh so sánh độc đáo, giàu chất tạo hình. Ngoài ra, vốn ngôn từ đa dạng với hệ thống động từ, tính từ phong phú, sinh động cùng với lời kể dung dị, tự nhiên, như lời ăn tiếng nói hàng ngày "con nhà võ" "mưa dầm sùi sụt"… tác giả đã làm nổi bật chân dung cũng như tính cách của Dế Mèn.

 

Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình, bút pháp nhân hóa, so sánh điêu luyện, qua nhân vật Dế Mèn, Tô Hoài không chỉ cho ta thấy chân dung của một cậu chàng thanh niên khỏe mạnh cường tráng, tự tin. Mà còn để lại cho người đọc những bài học sâu sắc trong cuộc sống: sống ở đời phải biết khiêm nhường, luôn quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, khi mắc lỗi sai phải biết hối cải và sửa chữa những lỗi lầm đó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Lê Nhi
19/11/2023 23:48:50
+4đ tặng

“Bài học đường đời đầu tiên” là một đoạn trích hấp dẫn trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký”. Đoạn trích đã khắc họa nhân vật Dế Mèn khỏe mạnh nhưng hống hách, coi thường người khác. Cũng bởi tính xấu ấy mà nó đã gây ra cái chết của Dế Choắt. Cuối cùng Dế Mèn đã nhận được một bài học đường đời đầu tiên vô cùng đắt giá.

Đầu tiên, nhà văn đã khắc họa Dế Mèn qua ngoại hình. Trước hết là một đôi càng “mẫm bóng” cùng “những cái móng vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”. Người của Dế Mèn “rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn”. Không chỉ vậy, đầu của Dế Mèn còn “to ra và nổi từng tảng, rất bướng”. Và hai cái răng thì đen nhánh và “lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc” cùng với sợi râu “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”. Có thể thấy, Dế Mèn hiện lên với một thân hình cường tráng.

Về tính cách, Dế Mèn ngay từ nhỏ đã sống rất tự lập. Nên chú thích đi phiêu lưu khắp nơi. Dế Mèn đi đến đâu cũng đều khiến các con vật nhỏ bé khiếp sợ. Hàng xóm của chú - Dế Choắt lại là một chú dế gầy gò, ốm yếu. Bởi vậy mà Dế Mèn tỏ ra coi thường bạn hàng xóm của mình. Nhưng cũng chính vì vậy mà Dế Mèn đã phải nhận một bài học “đường đời đầu tiên”. Câu chuyện bắt đầu khi Dế Mèn luôn coi khinh Dế Choắt. Nó cho rằng mình luôn là người mạnh nhất, một người có tầm nhìn xa trông rộng. Có thể kể đến việc khi Dế Choắt ngỏ ý muốn đào ngách thông sang nhà Dế Mèn để khi gặp chuyện thì có thể giúp đỡ nhau, Dế Mèn đã tỏ vẻ khinh bỉ rồi không chấp nhận. Câu chuyện được đẩy lên cao trào khi Dế Mèn cố tính trêu đùa chị Cốc ốc, khiến chị Cốc nổi giận. Ban đầu, Dế Mèn kiêu ngạo bao nhiêu thì bây giờ lại trở nên nhát gan bấy nhiêu. Dế Mèn nhanh chóng chui vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Để rồi để Dế Choắt tội nghiệp phải chịu nỗi oan ức, bị chị Cốc mổ cho đến kiệt sức. Dế Mèn chứng kiến tất cả nhưng vẫn nằm im thin thít. Đến khi Cốc đi rồi mới dám chui ra. Nhưng cuối cùng Dế Choắt đã chết. Dế Choắt đã đưa ra những lời khuyên chân thành cho Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân”. Cái chết của Dế Choắt đã thức tỉnh Dế Mèn. Sau khi chôn cất Choắt xong xuôi, Dế Mèn “đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình”. Nó đã nhận được bài học đầu tiên.

Dế Mèn ân hận về cách đối xử của mình với Dế Choắt. Nó hối hận khi đã gián tiếp gây ra cái chết của Dế Choắt. Nó tự trách mình rằng nó là một kẻ có sức mạnh nhưng lại chỉ biết trốn tránh một cách nhát gan. Chôn cất Dế Choắt xong, cảm giác của nó thật hụt hẫng và bất lực bởi Dế Choắt đã chết rồi, đâu thể cứu vãn được nữa. Dế Mèn đứng lặng bởi nó muốn suy nghĩ một cách nghiêm túc về cách sống của mình trong suốt thời gian qua. Nhận ra bài học đó, nó tự hứa từ nay sẽ sống chan hòa với mọi người.

Tóm lại, nhân vật Dế Mèn hiện lên thật chân thực qua ngòi bút của nhà văn Tô Hoài. Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” quả là một đoạn trích đặc sắc.

Lê Nhi
Chấm điểm cho mik ạ
Nguyễn Tiên
bài này có chép mạng ko ạ?

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư