Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phương pháp thu hoạch, bảo quản khoai mì (sắn) và rau màu

Phương pháp thu hoạch, bảo quản khoai mì (sắn) và rau màu 
- giúp tớ với ạa-

 
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
587
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Để thu hoạch và bảo quản khoai mì (sắn) và rau màu, bạn có thể tham khảo các phương pháp sau:

1. Thu hoạch khoai mì (sắn):
- Khoai mì có thể thu hoạch khi cây đã đạt đủ kích thước và tuổi trưởng. Thời điểm thu hoạch khoai mì thường từ 8-12 tháng sau khi trồng.
- Để thu hoạch, cắt bỏ các cành cây và củ khoai mì khỏi đất. Cẩn thận không làm hỏng củ khoai mì trong quá trình thu hoạch.
- Sau khi thu hoạch, lau sạch bụi bẩn và cắt bỏ các cành lá không cần thiết. Để củ khoai mì khô ráo trong nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

2. Bảo quản khoai mì (sắn):
- Khoai mì có thể được bảo quản trong thời gian dài bằng cách đặt chúng trong một nơi khô ráo và thoáng mát. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản khoai mì là từ 10-15 độ Celsius.
- Tránh để khoai mì tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp, vì ánh sáng có thể làm cho củ khoai mì nảy mầm và mất chất lượng.
- Kiểm tra định kỳ củ khoai mì để phát hiện sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào. Nếu có củ bị hỏng, hãy loại bỏ chúng ngay lập tức để tránh sự lây lan của nấm mốc.

3. Thu hoạch và bảo quản rau màu:
- Rau màu có thể thu hoạch khi cây đã phát triển đủ kích thước và lá đã đạt độ tươi màu.
- Để thu hoạch, cắt bỏ các lá rau màu từ gốc cây. Cẩn thận không làm hỏng cây trong quá trình thu hoạch.
- Rửa sạch rau màu bằng nước lạnh để loại bỏ bụi bẩn và côn trùng.
- Để bảo quản rau màu, bạn có thể đặt chúng trong túi nhựa hoặc hộp chứa rau trong tủ lạnh. Rau màu có thể được bảo quản trong tủ lạnh từ 3-7 ngày.
- Tránh để rau màu tiếp xúc với nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời trực tiếp, vì điều này có thể làm cho rau màu nhanh chóng hỏng.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn thu hoạch và bảo quản khoai mì (sắn) và rau màu một cách hiệu quả.
2
2
Tạ Nguyên Đức
20/11/2023 20:14:41
+5đ tặng
I. Thu hoạch
1. Yêu cầu:
  • Để đảm bảo được số lượng và chất lượng của nông sản phải tiến hành thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận.

2. Thu hoạch bằng phương pháp nào?
  • Tùy theo từng loại cây có cách thu hoạch khác nhau như: hái, cắt, nhổ, đào bằng phương pháp thủ công hay cơ giới.

    • Hái: cam, quýt, đậu xanh ...

    • Nhổ: su hào, khoai mì, đậu phộng …

    • Đào: khoai tây, khoai lang …

    • Cắt: lúa, hoa, bắp cải …

 
II. Bảo quản
1. Mục đích: 
  • Bảo quản nhằm hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản.

2. Các điều kiện bảo quản tốt:
  • Hạt hạt cần phải phơi hoặc say khô.

  • Rau quả phải sạch sẽ, không giập nát.

  • Kho bảo quản phải xây dựng nơi khô ráo, thoáng khí, có hệ thống thông gió và phải có biện pháp để trừ mối, mọt, chuột,…

3. Phương pháp bảo quản
  • Có 3 phương pháp bảo quản:

    • Bảo quản thông thoáng: Lúa, bắp…

    • Bảo quản kín: Đậu xanh, các loại hạt ….

    • Bảo quản lạnh: Hoa, rau xà lách, trái vải… 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
3
Tiến Dũng
20/11/2023 20:16:51
+4đ tặng
1/ Thời vụ :
- Các giống khác nhau có thời gian trồng và thu hoạch khác nhau, cây sắn có khả năng lưu lại qua năm, nên có thể thu hoạch muộn mà không ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng củ. Đáp ứng được nhu cầu kéo dài thời gian sử dụng của nông hộ.
 
- Yêu cầu khi trồng: tầng đất từ 40 - 60 cm phải đủ độ ẩm để tránh hạn cục bộ
 
2/ Kỹ thuật làm đất :
 
Sắn là cây trồng lấy củ nên khâu làm đất là một trong những yếu tố cơ bản quyết định năng suất. Do đó, yêu cầu làm đất phải tơi xốp, giữ ẩm tốt trong mùa khô và thoát nước tốt trong mùa mưa. Tuỳ điều kiện cụ thể mỗi vùng mà chuẩn bị đất trồng có khác nhau. Đa số cày từ 1-2 lượt, sau đó bừa một lượt rồi trồng. Có thể lên luống để trồng hoặc không cần lên luống để giữ độ ẩm đất cho sắn phát triển tốt trong điều kiện lượng mưa ít, đất thường hạn.
 
3/ Chuẩn bị hom giống:
 
Vào thời gian thu hoạch, người ta chọn những cây mẹ 10-12 tháng tuổi, thân dài không sâu bệnh để làm hom giống. Một số nơi nông dân lấy ngay hom chỗ thu hoạch vụ trước. Khi bảo quản 1-2 tháng sau mới trồng, nông dân thường buộc thân thành từng bó, dựng dưới bóng cây hoặc che phủ để giữ hom nảy mầm tốt.
 
4/ Phương pháp và Kỹ thuật trồng:
 
Hom sắn có thể trồng đứng hoặc trồng nằm ngang . Nơi nào trồng sắn vào lúc mưa nhiều thì thường đặt hom đứng.
Tuy nhiên nhiều nông dân lại áp dụng cách trồng nghiêng để kết hợp ưu điểm giữa hai cách trồng đứng và nằm.
 
- Rạch hàng lên luống ( đất tương đối bằng phẳng) hoặc cuốc đất vun nấm, đường kính nấm từ 50 - 80 cm, cao từ 30 - 40 cm, nấm nọ cách nấm kia 70 - 80 cm ( đất dốc không cày được)
 
- Cuốc hố, bón phân lót, xới xáo cho phân lẫn với đất và lấp đất kỷ trước khi đặt hom
 
- Sau khi đặt hom phải lấp đất phủ kín hom sắn
 
- Hom sắn trước khi trồng phải cưa hoặc chặt dài từ 10 - 15 cm(mỗi hom sắn có ít nhất 5 mắt trở lên)
 
5/ Mật độ trồng :
 
- Mật độ trồng phụ thuộc vào độ phì của đất và mức độ thâm canh theo nguyên tắc : đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày và mức thâm canh cao trồng thưa, mức thâm canh thấp trồng dày
 
- Mật độ trồng phổ biến hiện nay là : 10.000 - 12.500 hom/ha với quy cách trồng tương ứng : 1m x 1m và 1m x 0,8m
 
6/ Bón phân :
 
Phần lớn đất trồng sắn ở tỉnh ta là đất bị xói mòn, bạc màu, nghèo dinh dưỡng. Do đó, cần phải bón phân khi trồng sắn (ngoại trừ một số ít diện tích đất mới được khai hoang) để duy trì độ phì đất, tăng năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng sắn. Nếu không bón phân,đất sẽ ngày càng nghèo kiệt dinh dưỡng, năng suất ngày càng giảm.
 
- Do sắn là cây trồng lấy củ nên việc bón phân lót là hết sức quan trọng
 
- Lân và kali là 2 loại phân cần thiết để tăng năng suất củ và hàm lượng tinh bột của củ sắn, do đó không thể thiếu được trong quy tình phân bón của cây sắn
 
- Công thức bón : (40kgN + 40kg P2O5 + 70kg K2O)/ha (công thức chung)
 
Tùy theo loại phân mà tính toán lượng phân bón cho phù hợp. Có thể sử dụng 2 công thức bón đang được áp dụng phổ biến hiện nay như sau :
 
*/ Công thức 1 : sử dụng phân hữu cơ và phân N.P.K :
 
+/ Phân hữu cơ : 1.000 kg/ha ( hoặc 10 tấn phân chuồng/ha)
+/ N.P.K (16.16.16) : 250 kg/ha
+/ Ka-li : 50 kg/ha
 
Cách bón : 
+/ Bón lót : trộn 1000 kg phân hữu cơ trộn với 100 kg N.P.K (16.16.16) bón vào hốc ( 100g/hốc)
+/ Bón thúc lần 1 : sau khi trồng 40 ngày bón 100 kg N.P.K (16.16.16)
+/ Bón thúc lần 2 : sau khi trồng 70 ngày bón 50 kg N.P.K (16.16.16) + 50 kg Kali
 
*/ Công thức 2 : sử dụng phân đơn và phân hữu cơ (hoặc phân chuồng) :
+/ Phân hữu cơ : 1.000 kg/ha (hoặc 10 tấn phân chuồng/ha)
+/ Urê : 100 kg/ha
+/ Lân : 250 kg/ha
+/ Ka li : 120 kg/ha
 
. Cách bón : 
+/ Bón lót : toàn bộ phân hữu cơ (hoặc phân chuồng) + 250 kg lân + 40 kg urê + 40 kg Kali
+/ Bón thúc lần 1 : sau khi trồng 40 ngày bón : 30 Kg urê + 40 kg Kali
+/ Bón thúc lần 2 : sau khi trồng 70 ngày bón : 30 kg urê + 40 kg Kali
*/ Những nơi đất mới khai hoang (đất tốt) thì tùy điều kiện mà vận dụng lượng phân bón cho hợp lý.
 
7/ Phòng trừ cỏ dại :
Cỏ dại làm giảm năng suất sắn do chúng cạnh ranh dinh dưỡng, nhất là khi sắn còn non. Vì vậy cần chú ý làm cỏ, chủ yếu làm bằng cuốc từ 1-3 lần
- Làm cỏ lần 1, lần 2 là yếu tố quan trọng để sắn phát triển tốt, cho năng suất cao, do đó phải tổ chức làm cỏ kịp thời 
- Để hạn chế cỏ dại, sau khi trồng 4 -5 ngày, đất đủ ẩm, tiến hành phun thuốc diệt mầm. Dùng thúc Dual hoặc Ron Star rất hiệu quả, giảm chi phí làm cỏ đợt 1.
 
II. Chế biến và bảo quản sắn
. Sắn thường được dùng để :
- Tiêu dùng tại chỗ (làm thực phẩm cho người hoặc chăn nuôi)
- Sản xuất sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường trong nước và ngoài nước ở 3 dạng : sắn ltá, tinh bột sắn ướt và tinh bột sắn khô
. Sau khi dỡ (thu hoạch), sắn cần được chế biến càng sớm càng tốt. Nếu do điều kiện khó khăn chưa chế biến ngay được, có thể gọt vỏ, ngâm ngập trong nước và thay nước hàng ngày; nhưng không để lâu quá vài ba ngày.
 
Chuẩn bị nguyên liệu 
1/ Dỡ sắn :
- Dỡ đúng vụ, củ sắn có nhiều tinh bột khi vỏ lụa dính chặt với thịt củ.
- Giữu củ sắn nguyên vẹn để giảm mức độ tổn thất.
 
2/ Chặt cuống và gọt vỏ :
- Không chặt cuống sát thịt củ
- Gọt hết hoặc cho phép để sót lại một phẩn vỏ tùy theo yêu cầu, mục đích sử dụng
- Dùng dao hoặc bàn nạo tay để gọt vỏ
 
3/ Rửa sạch :
Rửa sắn sạch để đảm bảo chất lượng sản phẩm chế biến
 
III. Chế biến và bảo quản sắn lát
 
1/ Thái lát :
- Để giảm nhẹ sức lao động và tăng năng suất thái lát.Bà con sử dụng máy bóc vỏ sắn 3A và máy thái sắn 3A do công ty cổ phần Đầu Tư Tuấn Tú chế tạo và cung cấp. Máy có bán tại các đại lý trên toàn quốc. Để biết thêm chi tiết Bà con vào http://maynhanong.com hoặc gọi điện thoại số  02422050505, 0914567869
 
2/ Phơi khô :
- Trước khi phơi, nếu sắn được rửa thì lát sắn khô sẽ trắng.
- Tùy quy mô sản xuất và điều kiện cụ thể mà phơi sắn ở sân, trên sườn đồi, . . . Rải sắn thành một lớp trên sàn phơi. Tốt nhất nên dùng nong, nia, phên, cót để phơi sắn.
- Phơi sắn khi trời nắng. Ngày phơi, tối nên cất để tránh sương làm giảm chất lượng sản phẩm
- Trời mưa, đưa sắn vào mái che và hong gió. Sắn càng chóng khô nếu có gió hoặc phơi trên giàn cao.
- Phơi trong điều kiện không thuận lợi thì sản phẩm dễ bị giảm chất lượng.
- Sắn lát chớm mốc phải rửa sạch và phơi khô.
 
3/ Để nguội :
Sau khi phơi khô phải để sắn nguội rồi mới đem đi cất giữ.
 
4/ Bảo quản :
- Cho sắn lát vào dụng cụ bảo quản như chum, vại, thùng kim loại hoặc bao ni lông nhiều lớp kín và có biện pháp phòng, chống chuột, gián cắn phá. Nếu số lượng lớn, có thể quây cót tráng nhựa đường và dán giấy xi măng làm dụng cụ bảo quản. Nếu bảo quản tốt có thể giữ sắn lát trong 8-9 tháng. 
 
IV- Chế biến và bảo quản sắn củ khô (sắn gạc nai)
 
. Nếu làm thực phẩm thì cạo vỏ ngoài (vỏ gỗ)
. Phơi hoặc sấy sắn nguyên củ
. Xếp bảo quản trên giàn bếp
 
V- Chế biến và bảo quản tinh bột sắn
 
1/ Mài xát sắn thành cháo bột :
Để giảm nhẹ sức lao động và tăng năng suất xát sắn. Bà con sử dụng máy bóc vỏ sắn 3A và máy xát sắn 3A do công ty cổ phần Đầu Tư Tuấn Tú chế tạo và cung cấp. Máy có bán tại các đại lý trên toàn quốc. Để biết thêm chi tiết Bà con vào http://maynhanong.com hoặc gọi điện thoại số 02422050505, 0914567869 Máy xát sắn chạy bằng nguồn điện gia đình đạt năng suất 300-500 kg/giờ.
 
2/ Lọc bã :
- Cứ một phần cháo bột dùng bốn phần nước để lọc bỏ bã sắn. Vải lọc càng mịn thì tinh bột sắn thu được càng đẹp. Vải lọc được căng thành vỏ hoặc may thành túi cho dễ lọc. Tinh bột cùng với nước lọt qua vải lọc tạo thành dịch bột. Hứng dịch bột vào bể lắng.
- Bã sắn dùng làm nguyên liệu thức ăn gia súc, gia cầm.
 
3/ Lắng thu hồi tinh bột :
- Đơn giản có thể dùng ni lông lót trong sọt thồ để lắng. Nếu ít, có thể dùng chậu lắng, rửa tinh bột.
- Bể lắng có dạng nằm, rộng đáy, không quá cao. Nếu là bể chuyên dùng để chế biến tinh bột sắn, cần có vòi xả cách đáy 10-15 cm. Lắng bột ít nhất 12 giờ (thường để lắng qua đêm), khi bột đã lắng chắc dưới đáy bể, dùng ống cao su, ống nhựa hoặc vòi xả để gạn nước trên bề mặt bột. Khi gạn nước không làm xáo động tinh bột.
- Dùng nước sạch để rửa bề mặt tinh bột. Nước rửa bề mặt bột được pha vào dịch bột của mẻ sau nhằn tận thu bột. Sau đó, xúc tinh bột ra để bảo quản.
- 2,5-3 kg củ sắn tươi cho 1 kg tinh bột ướt. Tỷ lệ tinh bột thu được phụ thuộc nhiều vào mức mịn của cháo bột, kỹ thuật lọc bã và thao tác gạn lắng tinh bột.
 
4/ Bảo quản tinh bột ướt :
- Tinh bột ướt được bảo quản bằng ang, chum, vại, bể, túi ni lông. Càng giữ kín càng bảo quản tinh bột được lâu.
- Nếu số lượng lớn, đựng tinh bột ướt trong túi ni lông rồi chôn kín dưới đất để bảo quản gối vụ.
2
2
Thu Huyen
20/11/2023 20:17:31
+3đ tặng

• Phương pháp thủ công: Hái, nhổ, đào, cắt.

   • Phương pháp cơ giới như: dùng máy thu hoạch.

 

– Một số cách bảo quản:

       + Bảo quản thông thoáng: Nông sản được để trong kho những vẫn tiếp xúc với không khí bên ngoài.

       + Bảo quản kín: Bảo quản trong kho, phương tiện kín không cho không khí xâm nhập.

       + Bảo quản lạnh: Đưa nông sản vào kho lạnh giảm sự hoạt động của vi sinh vật

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×