Gạo là một loại lương thực phổ biến, chủ yếu dùng nhiều tại các nước Châu Á, bao gồm cả Việt Nam. Đến nay, gạo có rất nhiều loại với sự đa dạng về cả màu sắc, kích thước và giá trị dinh dưỡng. Những màu phổ biến của gạo bao gồm màu trắng, nâu hoặc đỏ sẫm. Theo phân tích, giá trị dinh dưỡng của gạo cụ khá đa dạng, trong 100g gạo có chứa các chất dinh dưỡng như: 130 calo; 0.3g chất béo; 1mg natri; 35mg kali; 28g carbohydrate; 0.4g chất xơ; 2.7g protein; 0.2mg sắt; 0.1mg vitamin B6; 10mg canxi. Giá trị dinh dưỡng của gạo và những tác dụng mà gạo mang lại 1 Tùy vào mỗi loại gạo cụ thể mà giá trị dinh dưỡng của gạo có thể thay đổi Giá trị dinh dưỡng của gạo chủ yếu là protein, carbohydrate và một số vitamin, chất khoáng khác. Phân tích cụ thể dinh dưỡng trong gạo cho thấy: Protein: Mỗi giống gạo khác nhau có sự khác biệt về giá trị dinh dưỡng của gạo, trong đó có protein. Hàm lượng protein của các loại gạo có sự chênh lệch nhưng không quá nhiều, điển hình như gạo trắng có thể bổ sung 7 - 8.5% protein cần trong ngày. Thành phần protein có trong gạo ít lysine nên cần phải kết hợp các thực phẩm khác để đa dạng dinh dưỡng. Glucid: Nói đến giá trị dinh dưỡng của gạo thì không thể nào bỏ qua glucid, tỷ lệ glucid trong gạo có thể lên đến 80% tùy mỗi loại gạo. Các glucid này trong gạo bao gồm xenlulozơ đóng vai trò như chất kích thích tiêu hóa tốt hơn, hỗ trợ phân tách tinh bột hiệu quả hơn. Vitamin và chất khoáng: Mặc dù không quá nhiều nhưng vitamin và chất khoáng trong gạo cũng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Gạo trắng được chứng minh có ít vitamin, chất khoáng hơn so với gạo lứt nên để tốt cho sức khỏe hơn, bạn nên chọn ăn gạo lứt thay vì gạo trắng. Axit ferulic và lignans: 2 thành phần này thường có nhiều nhất trong các loại gạo nâu, gạo trắng cũng có chứa axit ferulic và lignans nhưng không quá nhiều. Giá trị dinh dưỡng của gạo gồm 2 thành phần axit này đem lại tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, cải thiện đường ruột,...