Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn nêu cảm nhận của em về hai bài thơ à ơi tay mẹ và bài về thăm mẹ

Anh chị ơi giúp em bài này với em đang cần gấp ạ đề bài: viết một bài văn nêu cảm nhận của em về hai bài thơ à ơi tay mẹ và bài về thăm mẹ ạ giúp em với ạ
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
173
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài văn: Cảm nhận về hai bài thơ "À ơi tay mẹ" và "Bài về thăm mẹ"

Hai bài thơ "À ơi tay mẹ" và "Bài về thăm mẹ" là những tác phẩm văn chương đầy tình cảm và sâu sắc, đã gợi lên trong tôi nhiều cảm xúc và suy nghĩ về tình mẫu tử. Dưới đây là những cảm nhận của tôi về hai bài thơ này.

Bài thơ "À ơi tay mẹ" của nhà thơ Tố Hữu đã khắc họa một cách tuyệt vời tình yêu thương của mẹ dành cho con. Từng câu thơ ngọt ngào, nhẹ nhàng như những cánh hoa bay trong gió, tác giả đã tả lại hình ảnh một tay mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng và yêu thương con một cách vô điều kiện. Điều đó đã khiến tôi cảm nhận được tình mẫu tử vô điều kiện và sự hy sinh của mẹ dành cho con. Bài thơ đã làm tôi nhớ về những kỷ niệm ngọt ngào khi được mẹ ôm, vuốt ve và chăm sóc. Tôi cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ, và tôi biết rằng không có gì trên đời này có thể thay thế tình yêu của mẹ dành cho con.

Còn bài thơ "Bài về thăm mẹ" của nhà thơ Xuân Diệu lại mang đến cho tôi một cảm nhận khác về tình mẫu tử. Bài thơ đã tả lại hình ảnh một người con xa quê, xa nhà đến thăm mẹ. Tôi cảm nhận được sự nhớ nhung, sự luyến tiếc và sự xúc động trong từng câu thơ. Tình yêu thương của mẹ đã trở thành một sợi dây liên kết vô hình, giữ chặt tình cảm gia đình. Bài thơ đã khiến tôi nhớ về những lần xa nhà, xa mẹ và những lần trở về để thăm mẹ. Tôi cảm nhận được tình yêu thương và sự ấm áp của gia đình, và tôi hiểu rằng không có gì trên đời này có thể thay thế tình yêu và sự quan tâm của mẹ.

Tổng kết, hai bài thơ "À ơi tay mẹ" và "Bài về thăm mẹ" đã gợi lên trong tôi nhiều cảm xúc và suy nghĩ về tình mẫu tử. Tôi cảm nhận được tình yêu thương vô điều kiện và sự hy sinh của mẹ dành cho con trong bài thơ "À ơi tay mẹ", cũng như sự nhớ nhung và sự quan tâm của người con trong bài thơ "Bài về thăm mẹ". Hai bài thơ đã làm tôi hiểu rõ hơn về ý nghĩa và giá trị của tình mẫu tử trong cuộc sống.
1
1
Duc Tuila
21/11/2023 14:48:02
+5đ tặng

Tình mẫu tử vô cùng quý giá đối với mỗi người. Trong kho tàng văn học, nhiều tác giả đã viết về tình cảm này, trong đó có bài thơ “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên.

Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát - thể thơ truyền thống giúp ích trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình. “Đôi bàn tay” là hình ảnh trung tâm, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ để chỉ người mẹ. Đôi bàn tay của mẹ thật kì diệu, mang phép nhiệm màu che chở cho con:

“Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng”

Dù chỉ là đôi bàn tay rất đỗi bình thường, nhưng dường như lại có sức mạnh phi thường. Nó đã bảo vệ, che chở con qua “mưa sa”, “bão qua mùa màng” - ý chỉ những khó khăn, thử thách trong cuộc đời.

Những câu thơ tiếp theo, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ. Cụm từ “À ơi” được điệp lại nhiều lần, đứng đầu câu thơ gợi ra suy nghĩ bài thơ giống như bài hát ru của mẹ mà con được nghe khi còn thơ ấu:

"Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi…
Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru"

Người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Vầng trăng và mặt trời là hai sự vật không thể thiếu được trong tự nhiên. Vạn vật đều cần đến để duy trì sự sống. Gọi con là “vầng trăng” và “mặt trời bé con” cho thấy con chính là nguồn sống, niềm tin của mẹ.

Lời ru ngọt ngào của mẹ không chỉ cho con giấc ngủ êm đềm mà có thể tạo nên nhiều điều kì diệu:

“Ru cho mềm ngọn gió thu
Ru cho tan đám sương mù lá cây
Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”

Đôi bàn tay của mẹ đã nâng niu con trên từng bước đường đời. Bàn tay ấy phải chắt chiu biết bao sương gió mới tạo ra phép màu như vậy:

“Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”

Hai câu thơ cuối dường như đã khắc họa hết nỗi nhọc nhằn trong cuộc đời của mẹ. Đôi bàn tay chai sần làm lụng để chắt chiu điều tốt đẹp nhất cho đứa con.

“À ơi tay mẹ” là một bài thơ giàu hình ảnh, gợi nhiều cảm xúc. Đọc xong bài thơ, tôi thêm thấu hiểu hơn về tình mẹ bao la, đẹp đẽ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Lê Nhi
22/11/2023 18:17:53
+4đ tặng

Tình mẹ thật to lớn, vĩ đại. Bài thơ “À ơi tay mẹ” đem đến cho người đọc cảm nhận vô cùng ấn tượng sâu sắc.

Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, lấy bộ phận để chỉ toàn thể. Hình ảnh “đôi bàn tay” muốn chỉ người mẹ. Đôi bàn tay nhỏ bé nhưng lại có một sức mạnh phi thường:

"Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng"

Chúng ta có thể hiểu được rằng sức mạnh phi thường đó xuất phát từ tình yêu sâu sắc mà người mẹ dành cho đứa con của mình. Mẹ đã bảo vệ, che chở con qua “mưa sa”, “bão mùa màng” - những điều giông bão, khó khăn trong cuộc đời.

Những câu thơ tiếp theo gợi cho người đọc nhớ đến những lời ru ầu ơi của bà, của mẹ:

"Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng tròn
À ơi này cái trăng còn nằm nôi…
Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru"

Chắc hẳn trong cuộc đời mỗi người đều từng được nghe tiếng ru của bà, của mẹ. Những lời ru ngọt ngào đã đưa đứa trẻ vào giấc ngủ say. Lời ru trong bài “À ơi tay mẹ” cũng vậy. Người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Cách gọi đó cho thấy tình cảm yêu thương của mẹ đối với con. Với mẹ, con chính là ánh trăng hay mặt trời, bất kể là đêm hay ngày đều đem lại nguồn sống cho mẹ. Và dù thời gian có trôi qua, vạn vật có thay đổi, đôi bàn tay của mẹ vẫn sẽ ôm lấy con, lời ru của mẹ vẫn cất lên.

Thật kì lạ khi lời ru cũng có một sức mạnh phi thường:

“Ru cho mềm ngọn gió thu
Ru cho tan đám sương mù lá cây”

Những thứ vốn trường tồn cùng với thiên nhiên, nay đã “mềm lòng”, đã “tan chảy” trước lời ru ngọt ngào của tình mẫu tử. Lời ru ngọt ngào biết bao, chan chứa tình yêu sâu nặng:

“Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”

Đôi bàn tay của người mẹ đã làm lụng vất vả, chăm sóc cho đứa con suốt cả một cuộc đời. Bởi vậy với đứa con thì đó là đôi bàn tay chứa đựng những phép nhiệm màu được chắt chiu từ những khó khăn, vất vả đó.

Như vậy, bài thơ “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên đem đến những cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử đẹp đẽ.

Lê Nhi
Nếu thấy hay nhớ like + chấm điểm nhé

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×