LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn khoảng( 9 đến 10 câu) phân tích đánh giá khổ thơ đầu của bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ

Viết đoạn văn khoảng( 9 đến 10 câu) phân tích đánh giá khổ thơ đầu của bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ
3 trả lời
Hỏi chi tiết
198
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Đây Thôn Vĩ Dạ" của nhà thơ Nguyễn Du là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Khổ thơ đầu của bài thơ này được xem là một trong những khổ thơ đẹp nhất trong tác phẩm của Nguyễn Du.

Khổ thơ đầu của bài thơ "Đây Thôn Vĩ Dạ" có cấu trúc 7 chữ ngũ ngôn, tức là mỗi câu thơ có 7 chữ và có 5 câu thơ trong mỗi khổ. Cấu trúc này tạo nên một sự cân đối và hài hòa cho bài thơ, giúp tạo nên một nhịp điệu êm đềm và uyển chuyển.

Ngoài ra, khổ thơ đầu còn được đánh giá cao về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh. Nhà thơ đã sử dụng những từ ngữ tinh tế, giàu hình ảnh và ý nghĩa để miêu tả cảnh đêm tĩnh lặng và trầm mặc của làng quê. Những hình ảnh như "đèn trăng", "cánh đồng", "cánh đồng", "rừng cây", "sóng nước" được sắp xếp một cách khéo léo, tạo nên một bức tranh thi vị về cảnh đời quê hương.

Khổ thơ đầu của bài thơ "Đây Thôn Vĩ Dạ" cũng mang trong mình một ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống và tình yêu. Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh của đêm tĩnh lặng để tả sự trầm mặc và cô đơn của người lính xa quê hương. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh tình yêu thương và lòng trung thành của người lính dành cho quê hương và gia đình.

Tổng thể, khổ thơ đầu của bài thơ "Đây Thôn Vĩ Dạ" là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế, giàu ý nghĩa và đẹp mắt. Không chỉ là một phần trong bài thơ, khổ thơ đầu còn là một điểm nhấn quan trọng, tạo nên sự hấp dẫn và sức thu hút cho toàn bộ tác phẩm.
1
1
Tạ Nguyên Đức
24/11/2023 20:17:31
+5đ tặng

Có thể nói, trong bầu trời thi ca Việt Nam, Hàn Mặc Tử giống như một ngôi sao chổi bỗng chốc vụt qua và để lại những vầng sáng chói lòa. Cuộc đời của ông tuy ngắn ngủi nhưng những áng thơ của sẽ vẫn còn mãi với thời gian. Mặc dù đã ra đời khá lâu nhưng Đây thôn Vĩ Dạ vẫn để trong lòng người đọc nhiều câu hỏi tự vấn. Đây là một bài thơ thi vị về phong cảnh trữ tình nơi xứ Huế hay là tiếng lòng tương tư của tác giả?

Trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã hướng ngòi bút đến khung cảnh thiên nhiên giản dị mà đẹp đẽ, trong trẻo của thôn Vĩ:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

“Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác dựa trên cảm xúc tha thiết khi Hàn Mặc Tử đón nhận món quà của Hoàng Cúc là bức thiệp có in phong cảnh xứ Huế mộng mơ cùng lời mời đầy dịu dàng, tha thiết “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”.

Mở đầu bài thơ là câu hỏi tu từ cùng giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết vừa như trách móc, vừa như hờn giận, vừa như lời mời chân thành của người con gái xứ Huế. Câu hỏi cũng chính là lời tự trách của nhà thơ với bản thân khi không thể về thăm lại vùng đất Vĩ Dạ, nơi nhà thơ từng có những kỉ niệm tốt đẹp. Hoàn cảnh hiện tại không cho phép nhà thơ về thăm Vĩ Dạ nhưng bằng tất cả nỗi nhớ, hồi ức đã có, Hàn Mặc Tử đã vẽ lên bức tranh Vĩ Dạ thật sinh động, độc đáo.

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”

Vĩ Dạ là vùng quê nổi tiếng với nghề trồng rau truyền thống, với những hàng cau thẳng tắp xanh mướt. Hình ảnh hàng cau trong thơ Hàn Mặc Tử được gợi tả thật đẹp với màu xanh ngắt của lá cau cùng ánh nắng vàng nhẹ tinh khiết của mặt trời khi buổi bình minh. “Nắng” được điệp lại hai lần vừa gợi ấn tượng về ánh sáng vừa diễn tả được cảm giác náo nức, xôn xao của thi sĩ trước khung cảnh thôn Vĩ. Nhớ về thôn Vĩ, tâm hồn nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng sáng bừng những cảm xúc trong trẻo, chân thành.

“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

Khung cảnh khu vườn xanh ngát, căng tràn sức sống của thôn Vĩ hiện lên tươi đẹp đến ngỡ ngàng, để tăng hiệu quả về thẩm mĩ, tác giả Hàn Mặc Tử đã sử dụng cách so sánh đầy ấn tượng “xanh như ngọc”. Sắc xanh trong trẻo của những tán lá dưới ánh mặt trời trở lên thật lung linh, thật đặc biệt. Từ “mướt” được tác giả sử dụng rất khéo không chỉ diễn tả được cái mượt mà, tươi tốt của vườn cây mà còn cho thấy sự khéo léo, chăm chỉ của bàn tay chăm sóc khu vườn ấy.

Trong cảm xúc bất tận, xao xuyến về khung cảnh thôn Vĩ, hình ảnh con người thấp thoáng sau khóm trúc hiện lên thật đặc biệt:

“Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”

Khuôn mặt chữ điền gợi ra vẻ hiền lành, phúc hậu mang đến cho người đọc một liên tưởng, phải chăng đấy chính là bóng dáng của người con gái Hàn Mặc Tử thương. Dáng vẻ xa xôi, bị cách trở bởi hàng trúc nhưng lại mang đến những xuyến xao da diết cho người nhìn. Đến đây, cảnh và người đã hòa quyện làm một cùng tạo nên bức tranh thơ thật đẹp đẽ, trong trẻo.

Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, tác giả Hàn Mặc Tử đã vẽ lên bức tranh Vĩ Dạ đầy gợi cảm, sinh động cùng tình cảm tha thiết, chan chứa tình yêu thương của chủ thể trữ tình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
+4đ tặng

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” vẫn luôn được yêu mến qua nhiều thế hệ và đã có ba ý kiến nhận định dành cho bài thơ. Đầu tiên, bài thơ là tiếng lòng, nỗi trăn trở của mối tình thầm kín; sau đó là lời yêu thương dành cho một miền quê bình yên và thứ ba, bài thơ là niềm khao khát được sống của nhà thơ, khao khát được đồng cảm, được chia sẻ với cuộc đời. Và hai khổ thơ đã thể hiện rõ một cách xúc động những tâm tình ấy của tác giả gửi gắm qua bài thơ:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay

Thơ ca luôn là sự phản ánh cuộc đời qua lăng kính của nhà thơ, qua tâm hồn nhạy bén của nhà thơ. Bởi vậy thơ luôn mang tư tưởng, tình cảm mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm, muốn biểu đạt. Và Hàn Mặc Tử luôn không ngừng sáng tạo, không ngừng chiêm nghiệm đời sống để mang lại nhiều tác phẩm đặc sắc. “Đây thôn Vĩ Dạ” là tác phẩm tiêu biểu.

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

Câu hỏi tu từ này chính là sự phân thân của nhà thơ. Lúc này Hàn Mặc Tử đang trở thành cô gái Huế và hỏi với giọng trách móc, hờn giận thật nhẹ nhàng. Từ “chơi” dường như một sự chơi chữ. Bởi tác giả có thể dùng từ “thăm” nhưng lại mất đi sự thân quen gần gũi.

Câu thơ cũng có thể là sự tự trách, tự hỏi sao Huế đẹp đến vậy mà anh không vào chơi. Câu hỏi ấy là nỗi đau khắc khoải, bởi có lẽ khi viết bài thơ này, nhà thơ đang phải chịu đựng những đau đớn của bệnh Phong ở giai đoạn cuối. Vì vậy, về chơi ở Huế đã trở thành niềm khao khát của Hàn Mặc Tử.

Dù không thể về Huế, trong tâm tưởng nhà thơ, thiên nhiên ở thôn Vĩ vẫn thật lung linh, đẹp đẽ:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Ba câu thơ đã khắc họa thật thành công một bức tranh về thôn Vĩ thơ mộng, từ xa đến gần. Điệp từ “nắng” gợi lên trước người đọc một không gian tràn ngập ánh sáng. Còn cau là loại cây đặc trưng của thôn Vĩ, thân cây thẳng tắp với tán lá xanh tốt đến thực khách phải thốt lên “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Dù nói rằng “vườn ai” nhưng ai cũng biết là vườn của cô gái Huế.

“Mướt quá xanh như ngọc”. Xanh như ngọc là màu xanh tinh khiết, màu xanh tinh túy kết tinh từ nắng, từ sương. Màu xanh ngọc ấy đã tạo nên khu vườn quyến rũ và thôn Vĩ vì thế trở nên đẹp hơn. Nhưng bức tranh thôn quê ấy hoàn hảo hơn, có thần có tình hơn khi có sự thấp thoáng của bóng dáng người thiếu nữ: “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Là lá trúc cũng bởi, thôn Vĩ Dạ nổi tiếng với loài cây trúc luôn được trồng trước ngõ. Bởi vậy, trong tâm tưởng của thi nhân hiện lên gương mặt chữ điền thấp thoáng sau hàng trúc.

Phân tích 2 khổ đầu bài đây thôn vĩ dạ, trước tiên người đọc thấy rõ, tất cả khung cảnh và con người tạo nên một bức tranh hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Nhưng có lẽ nếu thơ chỉ có niềm vui, niềm lạc quan yêu đời thì hẳn đó không phải thơ của Hàn Mặc Tử. Bởi vậy, sau khổ thơ đầu rạng rỡ nắng, thì ở khổ thứ hai giọng thơ đã chuyển sang sự mặc cảm về cảnh chia ly:

“Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

Với hai câu thơ này, vẻ đẹp đặc trưng của xứ Huế hiện lên rõ nét. Đó là dòng Hương lững lờ trôi, là vườn cắp, còn trên cao “gió theo lối gió”, mây đi đường mây. Dù thực tế mây và gió là hai hiện tượng không thể tách rời, bởi có gió thổi, mây mới có thể bay. Thế nhưng trong câu thơ của Hàn Mặc Tử, gió và mây chia lìa nhau, dòng nước buồn thiu mang trong mình tâm trạng không thể tả thành lời.

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”

Hai câu thơ tiếp theo vẫn là dòng sông Hương, là thành Huế mơ mộng, nhưng lúc này đã không còn nắng, màu xanh ngọc của Vĩ Dạ nay là không gian tràn ngập ánh sáng của trăng. Và thuyền trở thành thuyền trăng, sông trở thành sông trăng và bến là bến trăng.

Bến trăng, thuyền trăng đã xuất hiện nhiều trong thi ca, nhưng sông trăng thì lại là hình ảnh mới lạ. Bởi vậy, câu thơ như đưa người đọc vào cõi mộng. Và “Có chở trăng về kịp tối nay?” là câu hỏi mong chờ, khắc khoải, lo âu lẫn hoài nghi, khẩn thiết; đó cũng như câu hỏi nhà thơ hỏi chính mình. Người viết ý thức được rằng, nếu trăng không “về kịp tối nay”, thì mình sẽ rơi vào đau đớn, tuyệt vọng mãi mãi.

Qua 2 khổ đầu bài đây thôn vĩ dạ có thể thấy, thành công của hai khổ thơ nhờ các biện pháp tu từ như điệp từ, các câu hỏi thu từ, cách so sánh bằng liên tưởng. Qua các bút pháp nghệ thuật, Hàn Mặc Tử đã khắc họa nên một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống nhưng cũng mang tải nỗi buồn, nỗi lòng của người thi sĩ chịu nhiều bất hạnh.

1
0
Lê Nhi
24/11/2023 21:06:06
+3đ tặng

Làm thơ từ năm mười sáu tuổi, Hàn Mặc Tử là một nhà thơ có sức sáng tạo dồi dào trong phong trào Thơ mới. Một trong những bài thơ đặc sắc về thiên nhiên, đất nước và con người là Đây thôn Vĩ Dạ. Khổ thơ mở đầu sau đây miêu tả thiên nhiên xứ Huế vô cùng gợi cảm, hòa vào một tình cảm nhớ thương đằm thắm, bâng khuâng, tiêu biểu cho một nét phong cách thơ Hàn Mạc Tử:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có kết cấu ba đoạn. Khổ thơ thứ nhất, tả vườn cây dưới ánh nắng ban mai thanh tân, tinh khiết. Khổ thơ thứ hai gợi lên cảnh trời, trăng, mây nước mang nét buồn xa vắng. Khổ thơ cuối là nỗi lòng nao nao, mơ mộng bởi bóng hình thiếu nữ xứ Huế.

Thôn Vĩ Dạ nằm ngay trên bờ sông Hương, nổi tiếng bởi những vườn cây trái cây tươi bốn mùa, với những ngôi nhà duyên dáng... đi vào văn học qua câu thơ tuyệt bút. Nhưng đâu phải chỉ có thiên nhiên gợi niềm ấp yêu tuyệt diệu mà quanh quẩn đâu đó còn cả bóng dáng con người quen thuộc, có tấm lòng chờ đợi thiết tha.

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Câu thơ là một lời mời mọc, cũng có thể là một lời trách móc thân tình. Ngôn ngữ chọn lọc mà như ngẫu nhiên phóng bút. “Sao anh không về” vừa nhẹ nhàng vừa dễ thương như một duyên cớ gợi nhớ những hình ảnh của thôn Vĩ ngày nào trong kí ức nhà thơ - một thời từng là cậu học trò trường Pe-lơ-ranh xứ Huế với trái tim đa cảm. Hãy về thôn Vĩ, một thôn Vĩ tràn ngập ánh nắng ban mai:

Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc.

Thôn Vĩ Dạ có những hàng cau thẳng tắp. Nắng sớm ban mai tràn ngập không gian. Những tàu lá cau xanh mướt vươn lên đón tia nắng sớm, vô vàn hạt sương đêm đọng lại, lấp lánh màu ngọc bích. Lời thơ thật hồn nhiên. “Vườn ai mướt quá” như tiếng reo vui nhưng cũng thật điêu luyện: từ mướt thật đắt và xanh như ngọc mang nghĩa tượng trưng gợi tả độc đáo.

Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Lá trúc thì mảnh mai, thanh tú. Nhiều cành lá xếp lên nhau, lay nhẹ theo làn gió thoảng ban mai, dưới ánh nắng sớm, che ngang in bóng như chữ điền trên khuôn mặt người thôn Vĩ. Hay khuôn mặt người thôn Vĩ hồn hậu vuông vắn chữ điền? Có thể là cả hai: hình ảnh vừa thực, vừa có phần hư ảo lung linh trong niềm nhớ của lòng người. Câu thơ được cách điệu hóa, mang ý nghĩa tượng trưng. Vườn cây mượt mà đó phải là quê hương những con người hiền hòa. đôn hậu. Con người chợt xuất hiện trên cái nền thiên nhiên tươi mát làm cho cảnh vật sinh động hẳn lên và hình ảnh con người cùng thiên nhiên hòa hợp trong vẻ đẹp dịu dàng, thơ mộng.

Mạch thơ êm nhẹ, ý thơ chuyển dịch: sau lời mời mọc dễ thương (câu 1 cảnh vật hiện lên trước mắt với màu sắc tươi tắn (câu 2,3) và con người hiền hòa xuất hiện, với ngôn ngữ điêu luyện, bút pháp vừa lãng mạn vừa tượng trưng), khổ thơ biểu hiện nét đẹp nên thơ của con người và cảnh vật xứ Huế. Qua đó, ý thơ cũng gợi lên một tình yêu thiên nhiên đằm thắm, một nỗi bâng khuâng, xa xôi mờ ảo, như trong câu cuối của bài thơ:

Ai biết tình ai có đậm đà?

Có ý kiến cho rằng cảnh vật hiện ra trong một số bài thơ của Hàn Mặc Tử đậm đà màu sắc dân tộc. Thật vậy, nếu không gắn bó máu thịt với quê hương Hàn Mạc Tử khó viết được những câu thơ trác tuyệt như trên.

Bên cạnh những bài thơ hay về quê hương đất nước của Thế Lữ, Xuân Diệu. Huy Cận, Chế Lan Viên, Anh Thơ.... mấy câu thơ mở đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử. đã góp phần khẳng định giá trị của phong trào Thơ mới vào những năm ba mươi của thế kỉ XX, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa văn học nước ta trong nửa đầu thế kỉ này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư