Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em ãy đóng vai một người vợ hoặc 1 người bạn của người lính tham gia thế chiến thứ 1 .Hãy viết một đoạn nhật kí về 1 chi tiết mà em ân tượng nhất trongthế chiến thứ 1

em ãy đóng vai một người vợ hoặc 1 người bạn của người lính tham gia thế chiến thứ 1 .Hãy viết một đoạn nhật kí về 1 chi tiết mà em ân tượng nhất trongthế chiến thứ 1
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
71
1
1
Tạ Nguyên Đức
30/11/2023 21:05:04
+5đ tặng

Trong suốt một năm qua, tôi đã nói với các cựu chiến binh Mỹ về cơn sốt nhật ký chiến tranh, về những tấm gương liệt sĩ như Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm... đang làm rung động hàng triệu con tim VN, đặc biệt là giới trẻ vì lòng dũng cảm, vị tha và lý tưởng cao đẹp của họ. Điều đó đã làm nên sức mạnh thần kỳ để một dân tộc nhỏ bé, nghèo nàn như VN chiến thắng cường quốc Mỹ.

Một số cựu binh sống gần thư viện Texas, nơi đang lưu giữ bản gốc nhật ký Đặng Thùy Trâm, đã đến tận nơi để xem. Số khác không biết tiếng Việt nhờ tôi tìm hộ những bài báo bằng tiếng Anh liên quan đến cơn sốt nhật ký chiến tranh ở VN. Và rồi có những cựu binh Mỹ đi đầu trong nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh nảy ra ý tưởng rằng sao không giúp bạn đọc ở VN tìm hiểu về phía bên kia cuộc chiến qua thư từ, nhật ký của những chiến binh trẻ.

Người thổi kèn ở thành phố Kansas

Trong số các lá thư cựu binh Mỹ gửi cho tôi, thư của Gary Canant đặc biệt nhất. Gary có mặt ở vùng chiến sự ác liệt Đông Hà, Quảng Trị, Đà Nẵng và bắt đầu viết cho người vợ trẻ ở Mỹ ngay ngày đầu tiên ở VN (20/5/1968) đến lúc trở về vào tháng 3/1970.

Thư tình của Gary có thể xem như những trang nhật ký vì hầu như ngày nào ông cũng viết cho Maxie, người là vợ ông chỉ chưa đầy một tháng trước khi nhận lệnh tới trại Lejeune, Bắc California để chuẩn bị sang chiến trường VN. Trước đó, Gary làm nhiệm vụ như một sĩ quan vận tải hàng không được gần 2 năm. Tại trại Lejeune,  Gary bất ngờ nhận lệnh tới chiến trường VN. Dù không muốn, nhưng Gary không còn lựa chọn nào khác là phải tuân lệnh.

Gary hồi tưởng những tuần đầu tiên của cuộc hôn nhân chẳng khác nào sự đùa giỡn của tạo hóa. Chưa kịp cảm nhận như thế nào là hạnh phúc, đôi vợ chồng trẻ đã sống cách biệt vì Gary phải vào trại lính. Nếu cứ như vậy anh lính trẻ Gary vẫn còn hy vọng và cố chịu đựng. Tuy nhiên, tất cả đã vụt tắt khi Gary nhận lệnh sang VN. Hồi đó ai cũng biết sang chiến trường VN đồng nghĩa với việc có rất ít cơ hội sống sót trở về.

Trước khi sang chiến trường VN, Gary được huấn luyện cấp tốc trong 2 tuần tại trại Pendleton ở California. Gary và những chiến binh khác tập hít đất, leo đồi, bắn súng, ăn lương khô, sống trong hầm, thăm mô hình trại tù binh, tập tấn công các làng bản VN, tham gia các lớp học lý thuyết... và chỉ được nghỉ để ăn, ngủ.

Gary viết cho Maxie những ngày được huấn luyện ở trại Pendleton:

“Thứ Năm,
Maxie thân yêu,
... Như anh đã nói, những ngày ở đây rất bận rộn. Bọn anh phải dậy từ lúc 4 giờ hoặc 4 giờ 30 phút sáng và thường tối mặt tới 10 giờ đêm. Là một sĩ quan nên mọi thứ dễ thở hơn, nhưng trách nhiệm cũng nặng hơn. Các sĩ quan được đối xử tốt và anh không cảm thấy nhiệm vụ ở đây quá khủng khiếp như những người khác đánh giá... Cả ngày, bọn anh tập bắn, đi bộ và ở trong các lớp học. Mọi thứ trôi qua nhanh ngoại trừ trong lớp học bởi vì nó buồn chán như địa ngục và khó có thể tỉnh táo để nghe giảng...”.

Những lá thư của Gary được bà Maxie lưu giữ đến nay, trong khi thư của bà gửi cho ông hầu như không còn nữa. Nếu không là chiến binh có lẽ Gary đã trở thành nhà văn bởi những dòng nhật ký bằng thư của ông ngập tràn cảm xúc; mỗi chữ, mỗi câu đều chất chứa hình ảnh và tâm hồn lãng mạn của tuổi trẻ. Trong thư có người VN, làng xóm, đồi núi, hàng cây, ngọn cỏ, mưa, nắng, gió và thậm chí cả muỗi, vắt... Đặc biệt, thư của Gary còn ghi lại những hình ảnh, câu chuyện chân thực về đời lính chiến của ông cũng như các chiến binh trẻ khác của Mỹ ở chiến trường miền Nam VN. 

36 năm trước, Gary Canant lên chiếc trực thăng Chinook gần khu phi quân sự, cách Khe Sanh khoảng 22 km, để bắt đầu cuộc hành trình từ VN trở về Mỹ. Giờ đây cựu binh Gary vẫn đang trong cuộc hành trình này. Gary tâm sự, ông vẫn còn một lỗ hổng trong cuộc đời được gọi là VN suốt 1/3 thế kỷ qua.

Trở về quê nhà ở Mỹ, Gary cố xua đi mọi ký ức về những năm tháng ở VN. Ngay cả việc xem phim, ông chỉ xem thể loại giải trí nhẹ nhàng và không bao giờ dám để mắt tới những bộ phim chiến tranh, nặng nề. Không người Mỹ nào xung quanh Gary muốn nghe về VN, họ nói rằng các chiến binh Mỹ đã bắn giết cả trẻ em, đã làm những điều tồi tệ ở VN.

Gary để tóc dài, thường lang thang bên ngoài hơn là ở nhà với gia đình. Trong các cuộc chuyện trò, nếu người khác lái sang chủ đề quân sự hoặc chiến tranh, Gary chỉ nói rằng ông từng ở trong quân đội, hiếm khi tiết lộ mình thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ và đã sang chiến trường VN.

Gary nghiện rượu và thuốc lá nặng hơn cả thời gian ở chiến trường VN. Gary thú nhận: “Tôi đã phải trả giá đắt cho những năm tháng ở VN. Tôi uống quá nhiều để quên đi tất cả. May mắn là tôi đã biết dừng lại trước khi phá hủy mọi thứ”. Gary kể với tôi, về Mỹ, ông vẫn mang theo nỗi buồn từ chiến trường VN. Ông thường xuyên say khướt ở bên ngoài để quên đi trách nhiệm phải nuôi dạy 2 đứa con. Ông cảm thấy dằn vặt, chán ghét đến mức không tham gia bất kỳ hội cựu chiến binh nào, tránh gặp gỡ mọi người kể cả các cựu chiến binh. Cứ như vậy, Gary trở thành một cựu binh “bí mật”.--PageBreak--

Những đứa con của Gary đã phải hứng chịu hậu quả từ người cha chán đời, luôn say khướt và hầu như không ở nhà. Gary tâm sự, đến tận ngày nay các con ông vẫn còn vết thương tinh thần lẫn thể xác vì sự “hư hỏng” của ông. Gary bị ám ảnh bởi chiến tranh đến mức có lần ông nói với tôi rằng sẽ không bao giờ trở lại VN nữa.

Và rồi cựu binh Gary đã “sống sót” như ông thừa nhận nhờ tình yêu của bà Maxie. Năm 1990, việc Gary giành được bằng Thạc sĩ về Quản trị kinh doanh của Đại học Hartford (Connecticut) khiến người thân của ông xem như một chuyện lạ. Nhờ tấm bằng Thạc sĩ, Gary kiếm được việc làm có thu nhập khá. Hiện ông làm tại chi nhánh của Tập đoàn Bảo hiểm New York Life ở thành phố Kansas.

Kỳ diệu hơn, sau 21 năm nghiện nặng, Gary đã bỏ được rượu và thuốc lá, thay vào đó, ông chơi thể thao hoặc đi du lịch. Hiện Gary đang sống cùng bà Maxie ở thành phố Kansas, miền Trung nước Mỹ. Họ có 2 người con trai, trong đó có 1 người gia nhập quân đội và từng phải sang chiến trường ở Iraq. Đây lại là một nỗi đau nữa mà Gary không muốn nhắc tới. Thế hệ của Gary đã chịu đựng quá đủ rồi và ông không thể ngờ con trai lại đang phải ném mình vào một cuộc chiến tranh tàn khốc khác.

Nay Gary đã gia nhập Hội Cựu chiến binh Mỹ, tham gia đội kèn chơi nhạc tại nghĩa trang cựu binh ở thành phố Kansas, thỉnh thoảng còn tới Bức tường chiến tranh ở Washington D.C... Qua những lần tâm sự với tôi, có lẽ Gary đã cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi biết rằng ngày nay hầu hết người dân VN có cách nhìn thiện cảm với cả cựu chiến binh Mỹ từng gây tội ác với họ. Tôi nói với Gary rằng cách duy nhất để không còn “vết thương” trong cuộc đời là trở lại thăm VN.

Trong thư gửi cho tôi dịp Giáng sinh 2005, Gary viết:

“Giá như tôi có thể trở lại VN để cùng anh đi tới Đông Hà, Khe Sanh và một số nơi khác tại Quảng Trị. Tôi muốn được chơi những điệu kèn buồn để tiễn biệt và tưởng nhớ những người lính ở phía bên kia cuộc chiến đã mãi mãi nằm xuống... Tôi và Maxie muốn được góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh”.

Tình yêu Nửa vòng Trái Đất

Gary và các chiến binh trẻ khác bắt đầu cuộc hành trình nửa vòng trái đất đến VN từ California tới Hawaii để tiếp nhiên liệu. Sau đó, máy bay tiếp tục đưa họ tới Okinawa.

“Maxie, anh không thể xác định hôm nay là thứ Sáu hay thứ Bảy. Bọn anh sẽ bay đến Okinawa sớm”.

Gary cho biết, trên chuyến bay này, các chiến binh trẻ bắt chuyện để tìm hiểu nhau, cười đùa một cách thoải mái như thời còn ngồi trên ghế trường trung học mà chưa thể hình dung được những gì sẽ đến với họ ở chiến trường VN.

“Thứ Bảy,
Maxie,... Bọn anh đến Okinawa sau gần 15 giờ bay và 2 giờ mệt mỏi chờ đợi ở Hawaii. Bọn anh đến đây lúc 4 giờ sáng, hoàn thành một số thủ tục để tiếp tục bay đến Đà Nẵng lúc 5 giờ 15 phút. Không có thời gian để ngắm nhìn phong cảnh và căn cứ ở đây... Anh rời nước Mỹ ngày 16, nhưng phải ngày 19 mới tới VN và do chênh lệch múi giờ dường như không có ngày 17...
Tái bút: Thư tới, anh sẽ viết từ VN”.

Sau khi máy bay hạ cánh ở Đà Nẵng ngày 19/5/1968, Gary và các chiến binh khác được đưa lên chiếc C-130 để bay tới Đông Hà. Cảm nhận đầu tiên của anh lính trẻ Gary là sự mệt mỏi và cái nóng ở VN.

Thư đầu tiên Gary viết từ VN ngày 20/5:

“Maxie, anh được phân vào một đại đội ở Đông Hà, gần với khu phi quân sự, nhưng ở sau tiền tuyến. Nơi đây có vẻ an toàn nên đừng lo lắng cho anh. Điều nguy hiểm duy nhất là đạn pháo bay tới, bay lui và bọn anh thường phải ở dưới chiến hào... Anh sống trong lều với 6 chiến binh khác cùng đại đội. Bọn anh đào hầm ngay trong lều nên không phải lo lắng về những gì sẽ đến vào ban đêm”.

Lúc đầu Gary làm việc như một thư ký bàn giấy, nhưng sau đó ông phải làm lính tuần tra, gác đêm, trinh sát và những nhiệm vụ đặc biệt khác... Gary cho biết những tháng đầu ông không thể ngủ dưới hầm vì mắc chứng sợ hãi bị giam giữ.

Sau ít tháng ở Đông Hà, đại đội của Gary chuyển tới căn cứ Vandegrift ở Quảng Trị. Trong thư, thậm chí Gary đã vẽ bản đồ để vợ có thể hình dung được vị trí đóng quân của mình. Theo ông miêu tả, căn cứ của ông ở Quảng Trị được bao quanh bởi đồi núi và chỉ cách Khe Sanh hơn 12 km. Sau hơn 1 năm ở Quảng Trị, Gary lại được chuyển tới căn cứ ở Đà Nẵng.

Gary nói với tôi rằng, tình yêu với bà Maxie, niềm khát khao được trở về sum họp là chỗ dựa tinh thần duy nhất giúp ông sống sót. Sống sót không chỉ từ trong các trận chiến mà từ chính sự cô đơn, thất vọng, buồn chán đến điên cuồng về cuộc chiến tranh phi nghĩa. Tình yêu cũng chính là chút lòng tin, niềm hy vọng còn sót lại trong tâm hồn một chiến binh đang sống mà không dám nghĩ đến ngày mai và chiến đấu không có lý tưởng như Gary.

Gary cho biết, những chiến binh không còn tình yêu, không còn sự bấu víu, nếu không chết trận, thì bị sa vào nghiện ngập ma túy hoặc bị những căn bệnh tinh thần nặng nề sau chiến tranh. Một ngày không viết thư cho Maxie hoặc không nhận được lá thư nào của bà, Gary như phát điên lên. Gary hiểu rằng tình yêu, hay những phút giây được ở bên người mình thương yêu chỉ là giấc mơ, bởi ông và các chiến binh khác không dám nghĩ mình sẽ sống sót trở về...

“Thứ Năm,
Maxie thân yêu,
Chán ngắt. Anh chẳng nhận được lá thư nào của em trong 2 ngày qua. Thật khó diễn tả khi không có thư em – hai ngày là không thể chịu đựng được. Hy vọng anh sẽ nhận được thư em vào ngày mai. Anh cần một chỗ dựa tinh thần.
Maxie. Anh mệt mỏi và buồn chán quá. Anh buồn chán vì phải sống xa em. Anh buồn chán vì những gì mình đang làm. Tinh thần anh bị xé nát. Anh mơ được lên máy bay trở về và được ở bên em. Anh muốn ôm em thật chặt. Anh muốn yêu và được yêu...”.
Giữa tận cùng của sự buồn chán, thất vọng, Gary luôn tự dối mình bằng những giấc mơ về tình yêu:

“Thứ Tư,
Maxie thân yêu,
Anh mong cuộc chiến này kết thúc sớm... Nó đang xé nát và lấy đi một phần trong con người anh. Anh không thể giải thích được điều này. Dường như một phần trong anh đã chết... Chẳng còn gì có thể vực dậy tinh thần của anh ngoài chút hy vọng được ở bên em.
Niềm hạnh phúc được ở bên em đường như chỉ là một giấc mơ... Anh cảm thấy mình đang tụt dốc”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×