Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận 3 khổ thơ đầu của bài thơ

cảm nhận 3 khổ thơ đầu của bài thơ " anh trăng "
2 trả lời
Hỏi chi tiết
83
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Anh Trăng" của nhà thơ Hàn Mặc Tử bắt đầu bằng ba khổ thơ đầu tiên:

"Anh Trăng ơi, anh Trăng!
Anh có nghe không?
Tiếng lòng em rơi
Trong đêm thâu đêm?"

Cảm nhận về ba khổ thơ đầu này là sự tương tác giữa người viết và vật thể trăng. Nhà thơ gọi trăng bằng cách gọi "anh Trăng", tạo ra một sự gần gũi, thân thiết như đang nói chuyện với một người bạn thân. Câu hỏi "Anh có nghe không?" thể hiện sự mong muốn được lắng nghe, được chia sẻ những tâm tư, tình cảm của mình với trăng.

Tiếp theo, nhà thơ miêu tả tiếng lòng của mình "rơi trong đêm thâu đêm". Từ "rơi" mang ý nghĩa của sự chảy, sự tuôn trào, tạo nên hình ảnh một trạng thái tâm trạng đầy cảm xúc. Đêm thâu đêm là thời gian tĩnh lặng, buồn bã, khiến cho tiếng lòng của nhà thơ trở nên càng thêm sâu lắng và cô đơn.

Tổng cộng, ba khổ thơ đầu của bài thơ "Anh Trăng" mang đến cảm giác gần gũi, thân mật với trăng và thể hiện tâm trạng buồn bã, cô đơn của người viết.
1
1
Phonggg
02/12/2023 21:48:35
+5đ tặng

Ánh trăng là hình ảnh xuyên suốt 4 khổ thơ, xâu chuỗi các dòng hoài niệm và suy nghĩ của một đời người về hiện tại và quá khứ. Có thể nói Nguyễn Duy đã rất tinh tế để xây dựng thành công hình tượng “vô tri vô giác” nhưng có sức mạnh đánh thức và lay động trái tim.

Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh ánh trăng thân thuộc, gần gũi, gắn với những kỉ niệm đẹp gắn bó với tuổi thơ, với năm tháng chiến tranh ác liệt:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ.

Có thể nói hình ảnh “ánh trăng” đã thành biểu tượng xuyên suốt tuổi thơ của tác giả, gắn bó với những kỉ niệm khó quên. Ánh trăng tinh khiết, dịu nhẹ lan tỏa từ cánh đồng mênh mông, từ dòng sông bến nước – nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta.

Đến những năm tháng “hồi chiến tranh ở rừng” gian khổ, vất vả, ánh trăng từ kí ức tuổi thơ ấy đã thành “tri kỉ”, thành người bạn đồng hành, người bạn tâm tình đáng mến, thủy chung, son sắt. Có thể nói Nguyễn Duy đã rất khéo, rất tinh tế khi nhân hóa ánh trăng thành một người bạn tri kỉ của những anh bộ đội cụ hồ. Sự gắn bó quấn quýt, tình cảm chân thành và trong sáng giữa anh bộ đội và anh trăng thật đáng ngưỡng mộ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Lê Nhi
03/12/2023 10:50:05
+4đ tặng

Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bài thơ “Ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978 đã thể hiện những cung bậc cảm xúc và suy tư của tác giả trước thực tế có người còn ghi nhớ những mất mát hi sinh trong cuộc chiến, có người lại lãng quên quá khứ vẻ vang ấy.

 Bài thơ diễn biến như một câu chuyện, bắt đầu từ hồi nhỏ sống ở làng quê ven biển và hồi chiến tranh sống ở rừng thì vầng trăng là tri kỉ, gần gũi:

"Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa."

Hồi nhỏ tức là thuở còn bé thơ, còn sống với làng quê dân dã với trăng sáng. Lúc ấy, con người còn hồn nhiên, tươi vui, chưa toan tính điều gì. Trăng là một phần của thiên nhiên gắn kết với cuộc sống con người. Trăng mang theo nhiều điều mơ ước, chứa đựng biết bao tâm tư tình cảm. Trăng với người như hình với bóng, không thể xa rời.

Đến những năm tháng chiến trang gian khổ, ác liệt, vầng trăng đã trở thành “ tri kỉ”, lúc nào cũng kề cận, soi sáng bước đường hành quân của người lính, soi sáng khát khao kháng chiến thắng lợi. Ở đây, tác giả đã sử dụng phép nhân hóa trăng giống như con người, trăng là người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí cùng chia sẻ những vui buồn với người chiến sĩ. Hành quân giữa đêm, trên những nẻo đường xa xôi trắc trở ra mặt trận, những phiên gác giữa rừng khuya lạnh lẽo, những tối nằm yên giấc, người lính đều có vầng trăng bên cạnh. Trăng ở bên, bầu bạn, cùng trải qua bao gian khổ của cuộc sống chiến đấu, đồng cam cộng khổ; cùng hân hoan trong niềm vui thắng trận, cùng khắc khoải mỗi khi người lính nhớ nhà, nhớ quê…

Cho đến khi chiến tranh kết thúc, con người được về sống với ánh điện thành phố, con người cũng thay đổi:

"Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường."

Cuộc sống tiện nghi, đầy đủ, khác xa với kháng chiến gian khổ đã khiến con người quên hẳn người tri kỉ năm xưa. Giờ đây, vầng trăng đi qua ngõ mà lạnh lùng và xa lạ như người dưng qua đường. Vầng trăng vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình.

 Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị. Bài thơ gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, "ân tình thủy chung".

Lê Nhi
Nếu thấy hay nhớ like + chấm điểm nhé

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư