LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nhân vật trong 1 truyện dân gian mà em yêu thích

phân tích nhân vật trong 1 truyện dân gian mà em yêu thích
2 trả lời
Hỏi chi tiết
475
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Em yêu thích truyện dân gian "Thạch Sanh" và dưới đây là phân tích về nhân vật chính trong truyện này:

1. Thạch Sanh: Là nhân vật chính của truyện, Thạch Sanh được miêu tả là một chàng trai thông minh, gan dạ và có lòng nhân ái. Anh ta là con trai của một người nghèo khó, nhưng thông qua sự thông minh và sự kiên nhẫn, Thạch Sanh đã vượt qua khó khăn và trở thành một người giàu có và quyền lực. Anh ta cũng là một người rất tốt bụng và luôn giúp đỡ người khác.

2. Công chúa: Là người phụ nữ xinh đẹp và quyền lực, công chúa là một trong những nhân vật quan trọng trong truyện. Cô là người mà Thạch Sanh yêu thương và muốn cưới. Mặc dù ban đầu công chúa không chấp nhận tình yêu của Thạch Sanh vì sự khác biệt về địa vị xã hội, nhưng sau đó cô nhận ra tình yêu chân thành của anh ta và cuối cùng chấp nhận kết hôn với anh.

3. Các nhân vật phản diện: Trong truyện, có nhiều nhân vật phản diện như kẻ thù của Thạch Sanh, như kẻ tham lam, ghen tuông và ác độc. Những nhân vật này thường gây ra các rắc rối và thử thách cho Thạch Sanh, nhưng anh ta luôn sử dụng sự thông minh và lòng nhân ái để vượt qua chúng.

4. Nhân vật phụ: Ngoài những nhân vật chính, truyện còn có nhiều nhân vật phụ như bạn bè, người hàng xóm và người thân của Thạch Sanh. Những nhân vật này thường đóng vai trò hỗ trợ và giúp đỡ Thạch Sanh trong cuộc sống hàng ngày và trong việc vượt qua các khó khăn.

Truyện "Thạch Sanh" là một câu chuyện dân gian phổ biến và nhân vật chính Thạch Sanh được coi là biểu tượng của sự thông minh, lòng nhân ái và sự kiên nhẫn.
5
1
nmaiiiii
03/12/2023 16:11:25
+5đ tặng

Truyện Dế Mèn phiêu lưu ký là một tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đây là một câu chuyện đầy thú vị và hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau.

Ngay phần mở đầu nhà văn đã giới thiệu một cách chi tiết về chú dế này. Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”.

Dưới cái nhìn tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và kỹ lưỡng, Tô Hoài đã tái hiện chân chung của một chàng dế thanh niên thật đẹp và sinh động: “thân hình cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những vuốt ở chân và ở khoeo cứng và nhọn hoắt”, “ chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống”…

Dế Mèn luôn tự tin về bản thân mình, mỗi bước đi của cậu trở nên “trịnh trọng, khoan thai”, cho ra cái dáng điệu của “con nhà võ”. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hình dáng bên ngoài của Dế Mèn, nhà văn còn đi sâu vào tính cách của chú dế này, cho người đọc cảm nhận một chú dế nhỏ bé cũng có những nét tính cách khác nhau.

Dế Mèn là một chú dế tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng chính từ sự tự hào và tự tin thái quá của tuổi trẻ mà Dế Mèn lại trở thành kiểu tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi.

Trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn, Dế Choắt là một kẻ gầy gò, ốm yếu, bộ dạng không có sức sống lại không có sức làm. Dế Mèn là hàng xóm nhưng lại chỉ biết chê bai, khinh bỉ, khi Dế Choắt nhờ giúp cũng chẳng bận tâm.

Bản tính ngông cuồng của Dế Mèn đã nảy ra ý tưởng trêu chị Cốc, hắn rủ Dế Choắt nhưng Dế Choắt thì sợ không dám, còn căn ngăn nhưng không được. Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thì chui tọt vào hang sâu của mình lẩn trốn, mà đâu ngờ người bị chị Cốc tóm được lại là Choắt, Dế Choắt đã gánh chịu mọi hậu quả từ trò đùa dại dột của Dế Mèn.

Chỉ đến khi Dế Choắt thoi thóp, Dế Mèn mới ân hận nhận ra lỗi lầm, tuy vậy cũng nhờ có Dế Choắt mà Dế Mèn có được bài học quý giá: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.

Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình và bút pháp nhân hóa so sánh điêu luyện, nhà văn Tô Hoài đã cho người đọc thấy được chân dung sống động về một chú dế. Bên cạnh đó còn rút ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống đó là phải luôn biết khiêm tốn, giúp đỡ người khác và khi mắc lỗi phải biết sửa chữa lỗi lầm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Lê Nhi
03/12/2023 16:12:22
+4đ tặng

Dân gian ta từ xưa đã đề cao sự thông minh, trí khôn của nhân dân lao động. Rất nhiều câu chuyện cổ tích ra đời nhằm ca ngợi trí thông minh, lanh lợi, khôn ngoan. Mỗi câu chuyện lại có những nét đặc sắc và sự hấp dẫn riêng. "Em bé thông minh" là một trong những câu chuyện như thế.

Giống như bao truyện cổ tích dân gian liên quan đến trí khôn, tác giả dân gian xây dựng câu chuyện luôn xoay quanh một nhân vật thông minh hơn người nhưng lại có một xuất thân bình thường, giản dị. Câu chuyện em bé thông minh tập trung vào nhân vật một em bé lanh lợi, trí khôn bộc lộ từ thuở nhỏ. Em bé thông minh xuất thân từ một gia đình nông dân. Em bé thường phụ giúp cha làm đồng ruộng. Như vậy, nhân vật trong câu truyện là em nhỏ trong gia đình nông dân hết sức bình thường. Nhưng cách tác giả dân gian chọn nhân vật của mình là một em bé là một lựa chọn khéo léo có thể tạo ra những chi tiết dí dỏm, lanh lợi và hài hước.

Tình huống truyện được xây dưng rất tự nhiên bắt nguồn từ việc chiêu mộ người tài. Từ thời phong kiến xưa, các bậc minh quân luôn muốn đi khắp nơi trên đất nước để chiêu dụ những người thông minh, tài giỏi hơn người để phục vụ đất nước. Trong câu chuyện, tình huống chuyện bắt đầu khi vua sai quân đi tìm kiếm người thông minh thì gặp em bé đang làm ruộng cùng cha trên cánh đồng. Đây là một chi tiết cho thấy sự khéo léo trong việc xây dựng tình huống truyện của tác giả dân gian, giúp tạo ra sự tự nhiên, mở đầu cho những phần hấp dẫn của cốt truyện phía sau.

Nhân vật đại diện cho trí thông minh trong câu chuyện đã trải qua rất nhiều cuộc đấu trí hóc búa để làm nổi bật lên sự thông minh, dí dỏm của mình.

Đầu tiên, viên quan đi qua cánh đồng hỏi cha cậu bé "một ngày trâu của ông cày được mấy đường". Trong khi người cha còn lúng túng không biết trả lời sao thì đứa con đã nhanh nhẹn vặn lại hỏi "một ngày ngựa của ông đi được bao bước". Không cần trả lời trực tiếp mà thông qua một câu hỏi đã cho thấy sự nhanh nhẹn, thông minh của em bé.

Rồi lần thứ hai, vua sai ban cho làng ba con trâu đực, ba thúng gạo nếp và lệnh cho làng nuôi làm sao sau ba năm ra được chín con. Trong khi cả làng lo sợ không dám cãi lời thì em bé nói mọi người thịt hết trâu và mang gạo ra đồ xôi ăn, còn lại hai cha con làm lộ phí lên kinh gặp vua. Gặp vua, em bé nói mẹ mất muốn cha sinh thêm em bé mà cha không chịu. Vậy là vua bật cười nói cha là giống đực sao đẻ được. Em bé ngay lập tức hỏi lại nhà vua tại sao làng được ban trâu đực mà bắt ba năm đẻ thành chín con trâu. Vậy là lần thứ hai này em bé lai chiến thắng nhà vua bởi trí khôn của mình. Em bé đã để nhà vua nói lên sự bất hợp lý trong sự tương đồng giữa hai sự việc để nói lên sự bất hợp lý trong yêu cầu của vua, khiến vua cũng không sao bàn cãi được. Đó quả là một sự thông minh hiếm có, không những thế qua đây còn cho thây sự dung cảm của em, bởi không ai dám cãi lý lẽ với nhà vua cả ngoài em bé thông minh.

Không dừng lại ở đó, vua ban cho con chim sẻ và yêu cầu làm ba mâm cỗ. Em bé lại gửi lại cây kim yêu cầu rèn cho ba con dao để làm thịt chim. Một con chim với ba mâm cỗ cũng tương đồng một cây kim làm ra ba cái dao. Qủa là tài trí, hiếm có ai nghĩ ra được. Phù hợp và tương đồng giữa cái phi lý và số lượng. Điều này tạo nên sự hài hước, hấp dẫn cho câu chuyện.

Tác giả dân gian không chỉ tạo ra những chi tiết làm nổi bật sự thông minh của con người mà mỗi một câu chuyện, một chi tiết thể lại có mức độ tăng dần về độ khó và tính quan trọng của câu đố. Ở đây, các thử thách của nhà vua dành cho em bé thông minh tăng dần mức độ. Nó không còn đơn thuần là một câu hỏi, câu đố của nhà vua, mà còn là câu hỏi của xứ thần nước khác. Nếu cả một quốc gia mà không ai giải được câu đố oái oăm của nước bạn thì thật sự xấu hổ. Nhưng rồi một câu hỏi hóc búa làm quan đại thần ai cũng mải mồ hôi thì em bé thông minh lại giúp giải dễ dàng. Xứ giả nước láng giềng đố rằng làm sao luồn được sợi chỉ qua vỏ ốc xoắn. Em bé nhanh trí giải đáp bằng một vài câu hát dí dỏm. Cách giải quyết câu đố của em bé khiến ai nấy đều nể phục:

Tang tình tang! Tang tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng,
Bèn thời lấy giấy mà bưng,
Bền thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang Tang tình tang...

Không cần những chi tiết hoang đường kỳ ảo, nhưng với những các giải đó dí dỏm, thông minh và tă dần mức độ khó, câu chuyện em bé thông minh đã mang đến cho người đọc những giây phút thú vị cùng tiếng cười sảng khoái. Qua đó, câu chuyện bày tỏ niềm ca ngợi sự thông minh, tài trí của người dân lao động Việt Nam.

Lê Nhi
Nếu thấy hay nhớ like + chấm điểm nhé

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư