Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Heo em, điều còn lại mà chiến tranh không thể lấy đi trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là gì?

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Câu 4. Theo em, điều còn lại mà chiến tranh không thể lấy đi trong tác phẩm Chiếc lược
không thể lấy
ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là gì?
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
127
1
1
Tạ Nguyên Đức
05/12/2023 19:32:28
+5đ tặng

Chúng ta có thể tự hào rằng, nền văn học nước nhà đã có những tác phẩm xuất sắc, phản ánh sâu sát cuộc sống và chiến đấu kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ. Các nhà văn đã bám sát hiện thực cuộc chiến, kịp thời phát hiện, ca ngợi, biểu dương những tấm gương anh hùng, đã anh dũng chiến đấu quên mình vì đất nước. Bên cạnh đó, một số nhà văn tìm cho mình một hướng đi mới, hướng ngòi bút vào những câu chuyện cảm động đời thường nhưng không kém phần quyết liệt. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng với cách nhìn nhẹ nhàng, đằm thắm, đã đi sâu vào đời sống tình cảm gia đình và phát hiện ra những giá trị sáng ngời cách mạng bằng trái tim trân trọng sâu sắc.

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi đến khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu – con gái ông – không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không giống với người cha trong bức ảnh mà em biết. Nó cương quyết không gọi anh là ba. Đến khi Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải lên đường trở về khu căn cứ. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con. Trong một trận càn củ giặc, ông Sáu hi sinh. Trước lúc ra đi mãi mãi, ông đã kịp trao cây lược cho bác Ba, nhờ bạn chuyển cho con gái.

Viết Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng không miêu tả nhiều về cuộc chiến, ông hướng ngòi bút vào đời sống tình cảm gia đình và những chuyển biến tâm lí của nhân vật ông Sáu và bé Thu. Đó là một thử thách lớn đối với nhà văn. Làm thế nào để gắn kết giữa cái chung và cái riêng, giữa nhiệm vụ chiến đấu và trách nhiệm với gia đình. Dĩ nhiên, nhà văn đã có ý định và cách thể hiện hợp lí nhưng để làm bừng sáng lí tưởng cách mạng và khát vọng tự do, khẳng định sâu sắc tình cảm gia đình trong chiến tranh đòi hỏi nhà văn phải có điểm nhìn hợp lí, đúng đắn, tự nhiên và giàu sức thuyết phục.

Nỗi khao khát gặp lại con sau tám năm xa cách trở thành động lực mãnh liệt thôi thúc anh Sáu trở về nhà. Khi gặp lại con, không chờ xuồng cập bến, ông đã “nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, bước vội vàng với những bước dài rồi dừng lại kêu to: “Thu! Con ! Anh vừa bước vào vừa khom người đưa tay đón chờ con… Cảm xúc mãnh liệt bột phát khiến anh không kìm nổi xúc động. Tiếng gọi tha thiết dồn ứ tám năm trời, ngọt ngào hơn tất cả. Tiếng gọi thiêng liêng của tâm hồn và tình yêu vĩ đại của người cha. Thế nhưng, thực tế lại không như anh nghĩ. Tình huống truyện nảy sinh từ khoảng khắc này – Bé Thu hoàn toàn hờ hững, xa lạ. Nó ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang sảy ra rồi sợ hãi bỏ chạy. Nó quá bất ngờ bởi tình huống sảy ra đột ngột, không được báo trước. Ông Sáu cũng không hiểu chuyện gì đang sảy ra nữa. Tình yêu và nỗi chờ mong trong ông đột nhiên không được tiếp nhận khiến ông đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn làm mặt ông sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.

Phải chăng, cuộc đời đang thử thách ông? Số phận đang trêu đùa ông? Với bản lĩnh của người lính, ông đã vượt qua cảm giác hụt hẫng ban đầu, trong lòng không hề hoài nghi. Những ngày ở nhà, ông đã cố gắng gần gũi và tìm hiểu vì sao bé Thu không nhận cha nhưng trước thái độ lạnh nhạt, ông đã đau khổ, cảm thấy bất lực. Suốt ngày ông chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về, con bé càng đẩy ra. Ông mong được nghe một tiếng ba của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Ông đau khổ lắm nhưng chỉ “nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười” vì “khổ tâm đến nỗi không khóc được”. Nhiều lúc giận quá, ông đã đánh bé Thu sau lại hối hận. Mâu thuẫn cứ giằng xé trong ông. Thời gian nghỉ phép sắp hết. Cuộc chiến vẫn đang ác liệt và chưa có dấu hiệu kết thúc. Có thể sau lần trở về này sẽ lâu lắm ông mới quay trở lại. Tác giả đã tinh tế miêu tả nỗi đau giằng xé trong ông Sáu bằng sự cảm thông sâu sắc. Hoàn cảnh của ông Sáu cũng là hoàn cảnh của biết bao chiến sĩ trên mặt trận. Họ ngày đêm chiến đấu nhưng trái tim vẫn giữ ấm tình cảm gia đình và khát khao đoàn tụ. Hoàn cảnh đặt ra thử thách quá trớ trêu. Trái tim ông Sáu tuy mạnh mẽ nhưng không thể tránh khỏi đau xót. Ông tự nhắc mình phải kiên trì, biết đâu bé Thu sẽ hiểu ra. Ông cố tìm hiểu con nhưng con bé quá bướng bỉnh, khiến ông đành bất lực, ngậm ngùi nghĩ đến ngày phải xa con ra đi.

Hôm chia tay, nhìn thấy con đứng trong góc nhà, ông muốn ôm con, hôn con nhưng “sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy” nên “chỉ đứng nhìn nó” với đôi mắt “trìu mến lẫn buồn rầu”… Tình cảm của người cha quá lớn, tình yêu thương mãnh liệt khiến ông rưng rưng nước mắt. Cho đến khi nó cất tiếng gọi “Ba”, ông xúc động đến không cầm được nước mắt. Tiếng “ba” ngọt ngào mà ông đã mong đợi bấy lâu, khao khát bấy lâu. Đây là những giọt nước mắt hạnh phúc của người cha, của người cán bộ kháng chiến. Được ở bên gia đình, yêu thương và chia sẽ những yêu thương vốn là quyền của con người. Chiến tranh đã ngăn cách họ. Chiến tranh đã gây nên những nghịch cảnh trớ trêu dở khóc dở cười. Giọt nước mắt hạnh phúc hòa lẫn trong nỗi đau thương bất tận. Ông Sáu hiểu rõ giây phút bé Thu nhận ra ông, dành cho ông tình cảm tha thiết nhất cũng là lúc phải chia tay. Cuộc chiến đang vẫy gọi, ông Sáu phải lên đường. Có ai ngờ đâu, đó lại là cuộc chia ly vĩnh viễn.

Tình yêu con tha thiết của ông còn được thể hiện rất sâu sắc khi ông ở khu căn cứ. Xa con, ông luôn nhớ con trong nỗi day dứt, ân hận ám ảnh vì mình đã lỡ tay đánh con. Lời dặn của con lúc chia tay đã thôi thúc ông làm cho con cây lược. Rồi ông dồn hết tâm trí và công sức vào việc làm cho con cây lược: “anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như một người thợ bạc”. Trên sống lưng lược, ông đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét chữ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Ông gửi vào đó tất cả tình yêu và nỗi nhớ. Có bao nhiêu nhát khắc là có bấy yêu thương mà ông Sáu đã dành cho con.

Nhớ con “anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”. Ông không muốn con ông đau khi chải lược. Yêu con, ông Sáu yêu đến từng sợi tóc của con. Chiếc lược trở thành vật thiêng liêng đối với ông Sáu, nó làm dịu đi nỗi ân hận, nó chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ thương, mong ngóng của người cha với đứa con xa cách. Cây lược ngà chính là sự kết tinh của tình phụ tử thiêng liêng.

Ông Sáu đã không bao giờ trở về và lời hứa với con bé mãi mãi không thực hiện được. Trong trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, Ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp trao cây lược cho con gái. “Trong giờ phút cuối cùng,không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được”, tất cả tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông làm một việc “đưa tay vào túi, móc cây lược” đưa cho người bạn chiến đấu. Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chúc. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử. Người đọc bàng hoàng, sửng sốt và tiếc thương. Ông Sáu hi sinh nhưng ngọn lửa yêu thương trong trái tim ông vẫn còn cháy mãi. Chiến tranh có thể ngăn cách họ, hoặc giết chết họ nhưng không thể khiến họ ngừng yêu thương. Chiếc lược ngà mà ông Sáu nhờ đồng đội gửi cho bé Thu trước lúc ông hi sinh là hình ảnh của sáng giá về sức mạnh phi thường của tình cảm cha con thiêng liêng, bất diệt. Chiếc lược ngà đã rất thành công khi xây dựng được tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí. Nguyễn Quang Sáng đã chú trọng xây dựng cốt truyện chặt chẽ, lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Chuyện được kể bởi người đồng đội của anh sáu khiến câu chuyện tự nhiên, chân thực, dễ đi vào lòng người, gây được sự cảm động sâu sắc ở người đọc. Với ngôi kể này, người kể chuyện xen vào những lời bình luận, suy nghĩ, bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật, và câu chuyện vẫn mang tính khách quan. Có lẽ, nhà văn đã dụng công lớn nhất ở việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu. Chất giọng Nam bộ ngọt ngào, bình dị cũng là điểm mạnh của nhà văn.

Qua nhân vật ông Sáu, người đọc không chỉ cảm nhận tình yêu con tha thiết sâu nặng của người cha chiến sĩ mà còn thấm thía bao đau thương mất mát đối với những em bé, những gia đình. Tình yêu thương con của ông Sáu còn như một lời khẳng định: “Bom đạn của kẻ thù chỉ có thể hủy diệt được sự sống của con người, còn tình cảm của con người – tình phụ tử thiêng liêng thì không bom đạn nào có thể giết chết được”. Truyện “Chiếc lược ngà” đã thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Truyện còn gợi cho người đọc nghĩ đến và thấm thía những mất mát, đau thương mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
2
Lê Thủy
05/12/2023 19:32:37
+4đ tặng
Điều còn lại” ở đây ta có thể hiểu đó là những điều thiêng liêng có giá trị vượt lên trên sự hủy diệt của chiến tranh, vượt lên trên thời gian để tồn tại vĩnh cửu. Mà tính chất của chiến tranh thì tàn khốc, hủy diệt, gây ra sự sinh ly tử biệt. Trong truyện “Chiếc lược ngà”, chiến tranh đã tàn phá thân thể, lấy đi sinh mạng, gây ra đau thương, chia cắt tình cảm của con người nhưng nó không thể lấy đi lí tưởng sống cao đẹp, lòng yêu nước người chiến sĩ. Họ sẵn sàng từ giã vợ trẻ, con thơ để lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc. Nén tình riêng để tiếp tục ra đi sau những ngày nghỉ phép. Hiến dâng trọn vẹn tuổi thanh xuân cho dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×