Buổi trưa ở quê như buổi sáng trên thành phố. Không ai được nghỉ ngơi, họ phải ngoài đồng làm việc cực khổ, mồ hồi nhỏ giọt xuống ruộng. Để có một bát cơm vừa ngon vừa đầy, vừa thơm vừa dẻo, từng người nông dân phải trải qua bao khó nhọc mới có được thành quả xứng đáng cho người người có bữa cơm no mà thưởng thức. Đọc qua bài, ta sẽ có cảm nhận thấm thía hơn về nổi khổ cực của nông dân trên từng cánh ruộng miệt mài làm ngày làm đêm mà quên đi cơn đói, cơn mệt, mồ hôi ướt đẫm khi nào không hay. Trong bài, tác giả còn phong phú sử dụng biệt pháp tu từ so sách giữa mồi hôi với mưa trên ruộng, ý muốn nói đến mồ hôi nhiều và rơi từng giây từng phút như mưa. Khi ăn cơm, ta chỉ thấy thơm, ngon và dẻo, chứ không được nhìn thấy và thấu hiểu cho sự mệt nhọc của người nông dân. Một chén cơm ăn chốc lát sẽ hết, một kí gạo làm bao năm mới xong? Nhiều người ăn cơm còn chê, nói cơm dở, không ngon. Nhiều người không thích nông dân cày ruộng vì họ bẩn thỉu nghèo nàn. Vậy mà ai đã giúp ta có bữa cơm no? Như vậy, khi đọc bài ca dao, ta sẽ xúc động trước tình cảm của người nông dân đối với mình, thấy được nổi vất vả của họ khi làm ra hạt gạo. Vậy nên, hãy yêu mến và trân trọng những người nông dân nhé!