Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1. Trước khi nói
- Xác định phạm vi trình bày (ý nghĩa của tiếng cười nói chung hay tiếng cười nhằm một mục đích cụ thể, ví dụ: tiếng cười trào phúng, tiếng cười tán thưởng, tiếng cười vui mừng,…).
- Tìm những ý chính dự định sẽ trình bày trong bài nói:
+ Tiếng cười đó nhằm tới đối tượng nào?
+ Tiếng cười đó được biểu hiện như thế nào?
+ Người tạo ra tiếng cười ấy muốn thể hiện điều gì?
+ Đánh giá của em về ý nghĩa của tiếng cười đó.
- Từ các ý tìm được, lập dàn ý cho bài nói.
2. Trình bày bài nói
- Giới thiệu về tiếng cười nói chung (hoặc tiếng cười nhằm một mục đích cụ thể).
- Lần lượt trình bày từng nội dung theo dàn ý đã chuẩn bị, kèm lí lẽ và bằng chứng minh họa. Chú ý chọn ví dụ minh họa thích hợp (từ sách báo, phim, tranh ảnh,…)
- Nêu ý kiến đánh giá về ý nghĩa của tiếng cười. Chú ý phản ứng của người nghe để tìm kiếm sự đồng thuận hoặc sẵn sàng đối thoại.
3. Sau khi nói
Người nói và người nghe trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:
- Ý nghĩa của tiếng cười được đề cập trong bài nói có phù hợp với cuộc sống hiện nay không?
- Vấn đề được trình bày có ý nghĩa đối với những đối tượng cụ thể nào?
- Cách lập luận, dẫn dắt vấn đề, thái độ và khả năng tương tác với người nghe,… của người nói có thuyết phục không?
- Ý kiến trao đổi của người nghe có tác dụng làm rõ hơn hoặc bổ sung cho vấn đề người nói trình bày không?
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |