Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về tình cảm của ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích dưới đây

* Luôn thêm 2 thánh giá nội dung và nghệ thuật đoạn trích
III. Kết bài: Nêu cảm nhận chung về tác phẩm và liên hệ bản thân
Đề x: Cam nhận về tình cảm của ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích dưới đây.
- Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngã đưa lên khoe với
tới. Mặt anh hơn hở như một đứa trẻ được quà. Sau đó anh lấy vô đạn hai mươi ly của Mĩ, đắp mong làm thành
một cây cau nhỏ, ca khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rồi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, từ
trí và cố công như người thợ bạc... Một ngày anh chưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây được được
hoàn thành. Cây hược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi... cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên
sống lung có khác một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tần mẫn khắc từng nét: “Yêu nhớ tăng Thu con của
ba Những đêm nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghĩa, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm
mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra...Anh bị viên đạn ca
máy bay Mỹ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trồi lại điều gì, hình như chỉ có
tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi
không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, tập I)
DÀN Ý
I. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật ông Sáu, trích dẫn vị trí đoạn trích.
II. Thân bài
1. Luận điểm 1. Khái quát về tác phẩm và đoạn trích: Hoàn cảnh sáng tác; Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm.
2. Luận điểm 2. Tình cảm của ông Sáu dành cho con gái trong đoạn trích là tình thương yêu vô bờ bến của một
người cha thể hiện qua những chi tiết:
1. Niềm vui khi thực hiện niềm mong ước của con gái.
2. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ trở thành một nghệ nhân.
3. Phút cuối cùng tình yêu dành cho con vẫn là điều duy nhất mà ông Sáu nghĩ đến là chiệc lược ngà – món quà
kết tinh tử tinh yêu thương ông sáu dành cho con.
3. Luận điểm 3. Đánh giá nội dung và nghệ thuật đoạn trích
III. Kết bài: Nêu cảm nhận chung về tác phẩm và liên hệ bản thân
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
508
1
1
Tạ Nguyên Đức
07/12/2023 17:31:41
+5đ tặng

"Chiếc lược ngà" là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện về tình cha con trong chiến tranh đã khiến cho người đọc không khỏi cảm động. Nhân vật người cha - ông Sáu trong tác phẩm này đã được nhà văn xây dựng rất thành công. Đó là một người lính gai góc nhưng cũng là người cha hết mực yêu thương con gái mình.

Ông Sáu là một người lính đã cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Trong những năm khói lửa ác liệt, ông đã bị lính Mỹ bắn bị thương, để lại vết thẹo dài trên mặt. Mỗi lần ông xúc động, vết thẹo lại giật giật trên mặt trông rất đáng sợ, dữ dằn. Đó là minh chứng của chiến tranh để lại, cũng là chiến tích được lưu trên gương mặt của người lính anh dũng, quả cảm. Khi về thăm nhà, tuy rất muốn được ở cùng con thêm vài ngày nhưng cuối cùng ông Sáu quay lại chiến trường đúng thời hạn được giao. Không vì việc riêng mà làm chậm trễ nhiệm vụ của đất nước. Từ đó, ta có thể thấy ông Sáu là người dũng cảm, gan dạ, luôn hết mình vì sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc.

Thế nhưng người lính nào cũng có nỗi niềm riêng. Ông Sáu cũng vậy, ông có một đứa con gái nhưng phải xa con khi bé Thu chưa đầy một tuổi. Khi được nghỉ phép về thăm nhà, ông Sáu nôn nao trong lòng, mong chờ được gặp bé Thu. Xuồng vào bến, ông thấy một bé gái chơi ở trước sân nhà và đinh ninh rằng đó là con mình. Không thể chờ xuồng cập bến, ông vội nhảy lên bờ, chạy về phía con và gọi to tên con. Ông Sáu xúc động, giang tay đưa về phía con giọng run run: "Ba đây con! Ba đây con!". Tưởng rằng con bé sẽ nhận ra ba nó, sẽ chạy lại ôm lấy ba nhưng sự thật khiến ông Sáu hoàn toàn hụt hẫng. Bé Thu có vẻ sợ hãi, chạy đi rồi hét gọi má. Ông Sáu thất vọng, hai tay buông thõng, dường như có gì đó mất đi trong trái tim.

Mấy ngày ở nhà, dù làm thế nào con gái cũng không chịu gọi ông Sáu là ba: Bảo gọi ba ra ăn cơm thì con nói trổng. Có hôm nồi cơm đang nấu phải chắt nước, con bé không là được phải nhờ người lớn. Nó cũng không chịu kêu ba mà chỉ nói: "Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái", "Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!". Tuy ông Sáu luôn luôn tìm cách để hai ba con được gần gũi, thân thiết nhưng bé Thu luôn tránh né, khiến cho ông vô cùng buồn rầu. Trong bữa cơm, ông Sáu thấy miếng trứng cá ngon nên đã gắp cho con. Thấy vậy, con bé hất cái trứng ra trong sự ngỡ ngàng của mọi người. Ông Sáu vừa tức giận, vừa xấu hổ, không nghĩ rằng tình yêu thương mà ông dành cho con bé lại bị đáp trả như thế. Quá giận dữ, ông vung tay đánh vào mông con và hét lên "Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?". Con bé ngồi im, không nói, đầu cúi gằm xuống. Ông Sáu bỗng hối hận, chỉ vì vài giây nóng giận không suy nghĩ mà lỡ đánh con.

Hôm sau, khi ông Sáu phải quay lại chiến trường. Vì vẫn đau đáu chuyện tối qua nên ông Sáu chỉ nhìn con rồi nói khẽ: "Thôi! Ba đi nghe con!". Con bé bỗng thét lên "Ba" rồi chạy đến ôm chặt lấy cổ, không cho ba đi. Ông Sáu vỡ òa trong niềm hạnh phúc, niềm sung sướng, nhớ thương và nỗi ân hận đan xen hóa thành những giọt nước mắt. Ông rút khăn lau nước mắt, hôn lên mái tóc con rồi nói "Ba đi rồi ba về với con". Thật lòng, ông rất muốn ở lại với con bé, tận hưởng một chút tình cảm cha con nhưng chiến trường đang sôi sục, phải lên đường ngay. Ông Sáu đã hứa rằng khi trở về sẽ mua cho con một chiếc lược ngà. Cha con ông chia tay trong sự luyến tiếc, con bé ở lại, ông Sáu ra chiến trường.

Trong những ngày ở rừng, lòng ông Sáu đau đáu nỗi nhớ con và niềm ân hận khôn nguôi vì đã không kìm được tức giận mà đánh bé Thu. Cho đến một ngày, ông Sáu tìm được khúc ngà voi trong rừng. Ông vui sướng quyết định sẽ tự tay làm cho con một chiếc lược. Chiếc lược ngà làm xong, ông nâng niu nó như vật quý không bao giờ rời. Những đêm nhớ con, ông mang lược ra ngắm, trong lòng cũng nguôi đi phần nào nỗi ân hận, chỉ mong ngày thống nhất đến thật nhanh để cha con ông được đoàn tụ. Thế nhưng, số phận trớ trêu, ông Sáu đã hi sinh trong một trận càn của địch. Bé Thu chưa kịp cảm nhận hơi ấm tình cha đã mất đi mãi mãi.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng nhân vật rất thành công nhờ những hành động, cử chỉ cùng ngôn ngữ giản dị, gần gũi với người dân Nam Bộ. Có thể khẳng định rằng, "Chiếc lược ngà" là một truyện ngắn xuất sắc, làm nổi bật lên tình cha con ấm áp giữ bom đạn của chiến tranh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×