Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khái niệm văn hóa ứng xử của học sinh ở tỉnh Hòa Bình

khái niệm văn hóa ứng xử của học sinh ở tỉnh Hòa Bình
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
243
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Văn hóa ứng xử của học sinh ở tỉnh Hòa Bình là tập hợp các quy tắc, giá trị và thói quen trong cách học sinh ứng xử và giao tiếp với nhau, giáo viên và cộng đồng xung quanh. Đây là một phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển cá nhân của học sinh, đồng thời cũng góp phần xây dựng một môi trường học tập và làm việc tích cực.

Văn hóa ứng xử của học sinh ở tỉnh Hòa Bình có những đặc điểm như:

1. Tôn trọng và biết lắng nghe: Học sinh ở tỉnh Hòa Bình được khuyến khích tôn trọng ý kiến và quan điểm của người khác, biết lắng nghe và chia sẻ thông tin một cách lịch sự và tôn trọng.

2. Tự giác và tự quản: Học sinh được khuyến khích tự giác trong việc học tập và rèn luyện bản thân. Họ tự quản lý thời gian, công việc và hành vi của mình để đạt được kết quả tốt nhất.

3. Tự tin và tự trọng: Học sinh ở tỉnh Hòa Bình được khuyến khích phát triển lòng tự tin và tự trọng. Họ tự tin trong việc thể hiện ý kiến và khả năng của mình một cách lịch sự và tử tế.

4. Tình cảm và sẻ chia: Học sinh ở tỉnh Hòa Bình được khuyến khích xây dựng tình cảm và sẻ chia với nhau. Họ biết quan tâm và giúp đỡ nhau trong quá trình học tập và cuộc sống hàng ngày.

5. Kỷ luật và trách nhiệm: Học sinh ở tỉnh Hòa Bình được rèn luyện kỷ luật và trách nhiệm. Họ tuân thủ các quy định và quy tắc của trường, thể hiện trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ và đảm bảo an toàn cho mình và người khác.

Văn hóa ứng xử của học sinh ở tỉnh Hòa Bình đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường học tập và làm việc tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của học sinh.
0
0
nguyễn minh trí
14/12/2023 21:59:34
+5đ tặng

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường học là một hoạt động giáo dục hệ giá trị, các chuẩn mực văn hóa giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây dựng cơ sở để đảm bảo chất lượng giáo dục của Nhà trường.
Văn hóa là thể tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau. Văn hóa ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của từng cá nhân trong giao tiếp xã hội. Văn hóa ứng xử học đường thực chất là đề cập đến các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi, tác phong, cử chỉ, lời nói của giáo viên, học sinh, sinh viên trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Đó là yếu tố rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục học sinh, sinh viên.
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường học là một hoạt động giáo dục hệ giá trị, các chuẩn mực văn hóa giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây dựng cơ sở để đảm bảo chất lượng giáo dục của Nhà trường. Ngày 03/10/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018- 2025”. Mục tiêu chung là “Tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”. Điều này cho thấy, văn hóa ứng xử trong trường học là vấn đề hết sức quan trọng, được cả xã hội quan tâm.
Thực tế thời gian qua trong ngành giáo dục đôi lúc còn có một số cán bộ quản lý khi giao tiếp với cấp dưới sử dụng ngôn ngữ nặng nề, cứng nhắc. Đôi khi còn bộc lộ tính nóng nảy quát nạt, áp đặt. Từ đó tạo ra không khí nặng nề, căng thẳng trong công việc. Phê bình cấp dưới không đúng nơi, đúng chỗ, thiếu tế nhị, gây tâm lý căng thẳng dễ dẫn đến mặc cảm và gây hiểu lầm lẫn nhau, hiện tượng mất dân chủ, bằng mặt không bằng lòng vẫn còn xảy ra trong một số các trường học. Một số ít giáo viên đôi lúc còn phát ngôn chưa thật sự chuẩn mực, trong các cuộc họp có lúc phát biểu không tuân theo điều hành của chủ trì cuộc họp. Học sinh, sinh viên còn một số ít có lối sống thực dụng, buông thả, không coi trọng giá trị đạo đức đã và đang diễn ra nhiều nơi. Lôi kéo để đánh nhau, một số khác lại thản nhiên theo dõi việc đánh nhau và quay video đăng lên mạng.
Văn hóa ứng xử có vai trò rất lớn và cần xem và đặt nó thành ý thức đi sâu của mỗi cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên trong nhà trường bằng nhiều hình thức, phương pháp, cụ thể như:
– Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, học sinh, sinh viên, gia đình và cộng đồng về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong trường học; về mục đích, ý nghĩa, biện pháp, trách nhiệm của nhà trường, gia đình người học, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương đối với việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; về thái độ, hành vi, ngôn ngữ, chuẩn mực của người học, nhà giáo, cán bộ, nhân viên trong trường học.
– Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, yêu thương con người và truyền thống văn hóa ứng xử của dân tộc ta; nêu gương cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người đứng đầu nhà trường trong xây dựng văn hóa ứng xử, các cá nhân điển hình, mô hình nhà trường thực hiện tốt công tác xây dựng văn hóa ứng xử. Tuyên truyền thông qua tổ chức cuộc thi, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn về ứng xử văn hóa trong trường học cho nhà giáo, người học tham gia; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền.
– Thực hiện tốt việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan và chịu trách nhiệm về công tác xây dựng và thực hiện giáo dục văn hóa ứng xử, văn hóa học đường đối với đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên trong toàn trường.
– Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền về văn hóa ứng xử trong trường học, trong các gia đình học sinh, sinh viên; tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử, hoạt động văn hóa, thể thao cho học sinh, sinh viên nhân các ngày lễ lớn trong năm.
– Chỉ đạo triển khai, tuyên truyền các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử đến từng viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên của Trường. Cán bộ quản lý, nhà giáo đi đầu trong việc thực hiện quy tắc ứng xử làm gương để học sinh, sinh viên noi theo.
– Nhà trường cần ban hành các quy định về văn hóa ứng xử tại Trường lồng ghép vào các quy định, quy chế như: Quy chế văn hóa công sở, Quy định đánh giá xếp loại công chức, viên chức hàng tháng, Quy chế công tác học sinh – sinh viên.
– Nâng cao năng lực ứng xử văn hóa; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, lối sống văn hóa của học sinh, sinh viên thông qua việc tự học, tự rèn luyện các kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết phù hợp với lứa tuổi để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
– Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Hội tổ chức đa dạng hình thức giáo dục ứng xử văn hóa, thể hiện tinh thần yêu nước, tôn trọng giá trị lịch sử truyền thống văn hóa tốt đẹp cho học sinh, sinh viên.
Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục góp phần trong công tác thi đua xây dựng trường học văn hóa, văn hóa ứng xử, thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự trong cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên thiết thực, thường xuyên, hiệu quả.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×